Giao thừa là khoảng khắc thiêng liêng, thời điểm trời đất giao hoà - âm dương hòa hợp, có những nghi thức cần được thực hiện để năm mới được bình an, may mắn theo quan niệm của dân gian.
Giao thừa là đêm linh thiêng nhất trong văn hoá phương Đông, là thời điểm trời đất giao hoà - âm dương hòa hợp và bừng lên sức sống mới đầy hi vọng. Vì vậy, vào thời khắc này, thường có những phong tục truyền tai nhau để cầu chúc cho một năm mới phú quý, sung túc. Theo dân gian, cần ghi nhớ 4 thứ không được để trống và 4 điều phải làm trong thời khắc giao thừa.
Trong nhà có 4 thứ không được để trống
Ánh sáng
Vào đêm giao thừa, đèn trong nhà không được tắt mà phải duy trì cho đến sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới. Điều này là do vào thời xa xưa, đèn còn là biểu tượng của lửa, xua tan bóng tối đồng thời tượng trưng cho hi vọng. Khi đèn bật sáng có nghĩa là hi vọng trong nhà bạn sẽ không bao giờ biến mất. Ngoài ra, đèn còn tượng trưng cho sự ấm áp, đoàn kết, giúp gia đình cảm nhận được sự quan tâm, đồng hành cùng nhau.
Vì thế, theo quan niệm của dân gian, đêm giao thừa nhất định phải làm cho trong nhà sáng sủa để trong lòng ấm áp.
Nhà không thể trống
Tết Nguyên đán là thời điểm cả gia đình đoàn viên. Dù có đi làm ăn xa hay gần, cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, các thành viên trong gia đình sẽ quay về đoàn tụ để cùng đón năm mới. Giao thừa chính là thời khắc đất trời hòa hợp, rất kỵ việc để nhà trống, không có người ở.
Hơn nữa, nhà để trống sẽ mang lại cảm giác hoang vắng. Như thế những thứ không sạch sẽ vào nhà trú ngụ và mang theo những điều không tốt.
Nồi không được rỗng
Đêm giao thừa không nên để trống nồi, nhớ để lại một ít đồ ăn. Ví dụ như ở miền Bắc ưa chuộng bánh bao, còn ở miền Nam có tục lệ để lại một ít cá hoặc cơm. Theo những người lớn tuổi, vào đêm giao thừa, người ta thường bỏ một ít thức ăn vào nồi để thể hiện “năm mới sung túc” và mong năm mới gia đình sẽ đủ đầy, hạnh phúc.
Thùng gạo không được rỗng
Trong phong thủy, thùng gạo là nguồn cung cấp vật chất cơ bản để nuôi sống chúng ta. Thùng gạo trong nhà đầy ắp là biểu tượng của sự sung túc trong cuộc sống. Đây là nền tảng cho sự thịnh vượng của gia đình và sự thành đạt của thế hệ trẻ. Đồng thời cũng là lời thôi thúc chúng ta luôn ghi nhớ chân lý cần cù làm giàu, tằn tiện và đảm đang.
4 điều cần làm trong đêm giao thừa
Thờ cúng tổ tiên
Đêm giao thừa là thời điểm bước sang năm mới. Vào khoảnh khắc này, mọi người sẽ thắp những nén nhang lên bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với bề trên. Thông qua hình thức này, chúng ta mong nhận được sự phù hộ từ tổ tiên, đồng thời lưu giữ những truyền thống, văn hóa gia đình.
Thờ cúng tổ tiên nhằm bày tỏ sự kính trọng, biết ơn với bề trên.
Đoàn tụ
Bữa ăn giao thừa được nhiều người mong đợi nhất trong năm, khi gia đình được bình an, quây quần bên nhau. Trong bữa ăn này, các thành viên trong gia đình cùng bên nhau để chia sẻ đồ ăn và niềm vui, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, thể hiện sự đoàn viên giữa các thành viên trong gia đình.
Bữa ăn giao thừa là thời khắc cả nhà đoàn viên bên nhau.
Dán câu đối
Trên thực tế, hầu hết các gia đình đều dán câu đối Tết vào ngày 28 hoặc 29 tháng Chạp, nhưng cũng có những gia đình dán câu đối vào khoảnh khắc giao thừa. Câu đối là một thể thơ đặc biệt, thường gồm những câu thơ bảy chữ hoặc những câu thơ tứ tự, được dán trên cửa ra vào hoặc cửa sổ các ngôi nhà để mong cầu sự may mắn, phước lành. Nội dung câu đối Tết thường liên quan đến năm mới, cát tường, hạnh phúc,… và thể hiện những hi vọng, chúc phúc tốt đẹp của mọi người đối với năm mới. Cần lưu ý khi dán câu đối Tết không để nhầm lẫn câu đối trên và dưới.
Câu đối đỏ với những lời chúc phúc cho năm mới.
Thức khuya đêm giao thừa
Vào đêm giao thừa, thức khuya cũng là một phong tục truyền thống xa xưa. Bên cạnh đó, còn có một phong tục quan trọng khác đó là đốt pháo đón Thần Tài, hay còn gọi là “mở cổng phú quý”.
2 điều không nên vào đêm giao thừa
Không được nói tục, cãi vã giữa vợ chồng
Đêm giao thừa là ngày cuối cùng trong năm để cả gia đình đoàn viên, vì vậy không nên nói những lời không hay, cãi vã vào ngày này để tránh phá hỏng bầu không khí yên bình. Đặc biệt, các cặp đôi nên tôn trọng lẫn nhau và trải qua những ngày này một cách hòa thuận. Thay vào đó, mọi người thường chúc phúc cho nhau, chúc nhau sự nghiệp thành đạt và gia đình hạnh phúc trong năm mới.
Không đánh, mắng trẻ con.
Trong đêm giao thừa, cha mẹ không nên đánh, mắng con. Dù trẻ có làm sai điều gì cũng không nên đánh, mắng một cách tùy tiện mà nên dạy cho trẻ những lời nói tốt đẹp. Bởi lẽ đêm giao thừa cũng là ngày đoàn tụ, cha mẹ nên dành thời gian vui vẻ bên con cái, vun đắp mối quan hệ gia đình, như vậy mới có thể mang đến những may mắn, hạnh phúc cho năm mới.
* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.