6 ngành nghề không lỗi thời, không lo bị robot hay trí tuệ nhân tạo thay thế trong tương lai

H.A - Ngày 12/11/2022 14:42 PM (GMT+7)

Dù trí tuệ nhân tạo và robot đang dần thay thế nhiều công việc trên toàn thế giới thì vẫn có 6 ngành nghề dưới đây vẫn đòi hỏi những đôi tay và “bộ óc" của con người thực hiện.

Cuộc cách mạng 4.0 đang chứng kiến sự phát triển ngoạn mục của khoa học công nghệ, robot và trí tuệ nhân tạo. Cũng từ đó cho đến nay, nhiều nhóm ngành nghề đang dần bị thay thế bởi những công nghệ hiện đại, mở ra hướng đi mới cho thị trường lao động.  

Theo Báo cáo của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI) vào năm 2020, 10 năm tới thế giới sẽ có khoảng 800 triệu người sẽ mất việc vào tay robot. Trong hơn 800 nghề được khảo sát, có thể thấy 1/5 số lao động là công nhân làm việc các ngành nghề giản đơn, rập khuôn theo lập trình sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình tự động hóa hoặc sự giúp đỡ của trí tuệ nhân tạo và robot.

Robot đang thay thế hơn 800 công việc trên toàn thế giới.

Robot đang thay thế hơn 800 công việc trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những công việc có các loại thuộc tính sau sẽ khó bị thay thế: Công việc đòi hỏi kỹ năng xã hội, kỹ năng đàm phán, sự tinh tế, sự ủng hộ và quan tâm chân thành đến người khác, công việc liên quan đến tính sáng tạo và thẩm mỹ… Như vậy, dù khoa học công nghệ phát triển đến cỡ nào, 6 nghề điển hình dưới đây cũng sẽ rất khó bị loại bỏ.

Giáo viên

Nghề giáo viên có tỷ lệ bị thay thế là 0.4%, thấp nhất trong 6 ngành nghề khó bị loại bỏ bởi robot và AI - trí tuệ nhân tạo. Các nhà khoa học cho rằng chỉ có những giáo viên “bằng xương bằng thịt" mới có thể truyền đạt kiến thức đến thế hệ sau thông qua các phương pháp khác nhau, phù hợp với từng đối tượng học sinh, môi trường giáo dục… Chưa kể, giáo viên không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy mà còn là người bạn đồng hành cùng sự phát triển của mỗi đứa trẻ, thấu hiểu cảm xúc của học sinh, thậm chí là giải quyết được các vấn đề tâm lý, tình cảm của tuổi học trò. 

Giáo viên là ngành nghề có nguy cơ bị thay thế bởi robot thấp nhất.

Giáo viên là ngành nghề có nguy cơ bị thay thế bởi robot thấp nhất.

Chính vì vậy, dù khoa học công nghệ phát triển và trợ giúp đa số các công việc giảng dạy của giáo viên như thiết kế bài giảng, chấm bài kiểm tra, các công việc hành chính liên quan tới quản lý học sinh…. thì cũng sẽ không bao giờ thay thế được một giáo viên “thực thụ". Lý do là bởi robot và trí tuệ nhân tạo không thể bắt chước các kỹ năng xã hội, tình cảm mà một giáo viên cần như sự tinh tế, lòng trắc ẩn, sự quan tâm hay xử lý các tình huống phức tạp.

Nhà báo

Các tờ báo lớn trên toàn thế giới như New York Times, Reuters, The Guardian, BBC, rồi đến tòa soạn các hãng tin lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đã sử dụng nhiều công cụ AI để tham gia quá trình xử lý thông tin. Dù cố gắng tự động hóa những công việc lặp đi lặp lại trong quá trình viết tin, bài theo một cấu trúc chung để sản xuất thông tin tài chính hoặc tổng hợp kết quả các trận đấu thể thao… thì các nhà báo robot cũng không thể thay thế cho một “ngòi bút" của một nhà báo thật sự.

Một bài báo sắc sảo, hóm hỉnh của một phóng viên phải đáp ứng đủ 5 giác quan của con người (nhìn, nghe, ngửi, nếm và cảm nhận). Robot cũng không thể tự điều tra, phân tích, bày tỏ tâm trạng hay cổ vũ con người đi theo những điều thiêng liêng, tốt đẹp của cuộc sống hay biết đâu là giới hạn của “đạo đức nghề nghiệp" để cung cấp thông tin mà không làm ảnh hưởng đến người trong cuộc, nạn nhân... Công nghệ phát triển có thể giúp giảm bớt gánh nặng cho phóng viên, nhưng không thể thay thế chính họ để thực hiện các công việc cung cấp thông tin đến khán giả, người đọc.

Bác sĩ

Các bác sĩ, y tá và các thành viên khác trong ngành y có nhiều công việc đơn điệu, và mang tính lặp đi lặp lại mỗi ngày. Dù vậy, robot hay trí tuệ nhân tạo cũng không thể thay các bác sĩ làm điều đó. Lý do là bởi mỗi bệnh nhân có thể trạng khác nhau, môi trường sống khác nhau, tâm sinh lý tình cảm khác nhau… Việc đưa rất nhiều kiến thức để AI học rồi áp dụng hay thiết lập tự động hoá để robot thực hiện các công việc lặp đi lặp lại để áp dụng lên bệnh nhân là “bất khả thi". 

Một số công việc của bác sĩ cần đưa ra phán đoán và quyết định, điều mà robot không làm được.

Một số công việc của bác sĩ cần đưa ra phán đoán và quyết định, điều mà robot không làm được.

Ví dụ như AI không thể đưa ra quyết định điều trị cho bệnh nhân nếu chỉ dựa vào những gì chúng được học, vì không thể biết nguyên nhân một cậu bé 6 tuổi bị buồn nôn là do uống nhầm thuốc trừ sâu hay đau ruột thừa?

Ngày càng có nhiều giải pháp sức khỏe kỹ thuật số tinh vi, đòi hỏi năng lực của các chuyên gia y tế và bác sĩ, chính vì vậy học tập suốt đời là nhiệm vụ của mỗi bác sĩ. Các bác sĩ phẫu thuật phải học cách vận hành, làm chủ nó mới có thể phẫu thuật an toàn và hiệu quả được, còn robot chỉ vận hành theo cách chúng được lập trình sẵn. Một bác sĩ tâm lý cần phải lắng nghe, chú ý đến nhu cầu của người khác, thể hiện cảm giác từ bi và đáp ứng theo cách hiểu biết lẫn nhau, robot không làm được. 

Kiến trúc sư

Nguy cơ bị thay thế của ngành kiến trúc sư là 1,8%, tỷ lệ rất thấp. Các kiến trúc sư làm việc dựa vào thẩm mỹ, khả năng sáng tạo, cảm nhận về không gian, kỹ năng về kiến trúc... Đây là những điều mà máy móc - dù có thông minh đến đâu cũng khó bắt chước được.  

Chỉ có sự sáng tạo không giới hạn của con người mới có thể thiết kế ra những bản vẽ vĩ đại.

Chỉ có sự sáng tạo không giới hạn của con người mới có thể thiết kế ra những bản vẽ vĩ đại.

Đối với ngành kiến trúc, trí tuệ nhân tạo mới chỉ tạo ra những bản vẽ ít giá trị, vì chúng bị giới hạn khả năng của mình bởi những gì chúng được học, được lập trình.  Chúng không thể ngồi lắng nghe khách hàng trình bày các yêu cầu, nguyện vọng, ý tưởng của họ rồi diễn giải chúng thành một bản vẽ đầy sáng tạo.

Tuy nhiên trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ kha khá công việc của một kiến trúc sư. Ví dụ như Manas Bhatia - một kiến trúc sư người Ấn Độ đã cho ra mắt loạt ảnh concept đầy ấn tượng về các thành phố của tương lai được tạo ra bởi phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) có tên là AI x Future Cities. Thế nhưng trí tuệ nhân tạo cũng không thể trình bày một bản vẽ đa phương, đa chiều như vậy, sẽ không “khả thi" để thuyết phục nhà thầu thực hiện nó. AI chỉ cho phép các kiến trúc sư tạo ra và thử nghiệm nhiều giải pháp khác nhau cùng một lúc, thay vì thay thế họ thực hiện từ A tới Z một bản vẽ hay một công trình. 

Luật sư

Trên thực tế, các luật sư trí tuệ nhân tạo có thể đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề pháp lý như tìm kiếm cơ sở pháp lý, chuẩn bị tài liệu pháp lý, xem xét hợp đồng, tư vấn pháp lý, điều tra bằng chứng, kiểm soát rủi ro pháp lý, phân loại tài liệu và thậm chí dự đoán kết quả vụ việc và lựa chọn chiến lược tranh tụng hiệu quả và nhanh hơn so với con người.

Trí tuệ nhân tạo có thể rất giỏi trong các công việc yêu cầu trí nhớ và sự tính toán, nhưng không thể thay thế hoàn toàn một luật sư trong vai trò tranh tụng, hòa giải, đàm phán, đối thoại… những công việc cần cả sự hợp tình lẫn hợp lý. Hơn nữa, những tình huống trong cuộc sống này là muôn hình vạn trạng, chuyện gì cũng có thể xảy ra, không một ai có thể lập trình đầy đủ mọi tình huống có thể có vào trong một bộ nhớ nhân tạo, để nó đưa ra đáp án khi sự việc đó diễn ra. Chính vì vậy, ngành nghề luật sư không thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo hay robot mà chỉ có thể được hỗ trợ bởi chúng.

Nhà nghiên cứu

Nhà nghiên cứu chính là những người tạo ra robot, trí tuệ nhân tạo hay các công nghệ, kỹ thuật mới… Thế nên đây chắc chắn sẽ là công việc không thể bị thay thế bởi những thành tựu khoa học do chính họ tạo ra. Lý do là bởi đa phần các chương trình trí tuệ nhân tạo được con người tạo ra hiện nay có thể rất giỏi ở một công việc cụ thể nào đó, giống như chơi trò chơi hay đánh cờ, nhưng không thể học những thứ “chưa từng được tạo ra".

Các nhà khoa học luôn có “vị thế” của riêng mình, trước những công nghệ do chính họ tạo ra.

Các nhà khoa học luôn có “vị thế” của riêng mình, trước những công nghệ do chính họ tạo ra.

Về bản chất, các nhà khoa học có khả năng nhìn vào tương lai, lập kế hoạch và đưa ra quyết định dựa trên những ý tưởng trừu tượng. Họ có sức sáng tạo, biết kết hợp linh hoạt các dữ liệu, kiến thức và biết hợp tác “cộng hưởng" với nhau để xây dựng những thành tựu khoa học mới. Họ có khả năng nhìn nhận, đánh giá và đưa ra quyết định. Bộ não con người tiếp nhận thông tin đối tượng mà chúng ta chưa từng gặp thì lập tức sẽ được xử lý bởi trí tuệ và những dữ liệu vốn có của chúng ta về thế giới. Điều này được giới khoa học gọi là lý luận suy đoán theo hiểu biết chung. Đó là những điều mà trí tuệ nhân tạo và robot không làm được. 

Ngành học HOT mới xuất hiện trong danh mục đào tạo đại học: Triển vọng trong tương lai với mức lương khủng
Sau khi ra trường, sinh viên ngành công nghệ tài chính có thể làm việc tại các công ty chuyên về Fintech, công ty công nghệ, các bộ phận quản lý hệ thống thông tin, quản trị phân tích dữ liệu, quản trị và phân tích rủi ro, quản lý dự án công nghệ tại các định chế tài chính...

Giáo dục

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngành học hot