7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam

Ngày 03/02/2019 06:00 AM (GMT+7)

Xưa nay, hai miền Bắc – Nam có những khác biệt và đặc trưng riêng về văn hóa, phong tục tập quán, được thể hiện rõ nhất trong dịp Tết Nguyên đán.

Hoa ngày Tết: Hoa đào và hoa mai

Hằng năm, cứ vào dịp hoa đào – hoa mai đua nhau khoe sắc cũng là lúc người Việt nao nức chào đón Tết đến xuân về. Hoa đào là biểu tượng của ngày Tết miền Bắc, còn mai vàng rực rỡ thích hợp với cái nắng chói chang đất phương Nam.

7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 1 7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 2


Hoa đào là biểu tượng cho sự đổi mới, sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Nó có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh, bình an và vạn sự như ý trong năm mới.

Hoa mai từ lâu đã tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người Nam chơi hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới.

Bánh cổ truyền: Bánh chưng và bánh tét

Bánh chưng – bánh tét là loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Nguyên đán của người Việt.

7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 3 7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 4

Bánh chưng vuông của người Bắc được gói bằng lá dong bọc gạo nếp, nhân thịt mỡ và đậu xanh. Khi ăn, người ta thường cắt bánh thành 8 miếng hình tam giác.

Còn món bánh tét của người phương Nam được làm từ nguyên liệu mà vỏ và nhân bánh giống hệt với bánh chưng. Có điều, bánh hình trụ dài, có thể cắt thành từng khoanh tròn.

Món canh: Canh bóng bì và canh khổ qua (mướp đắng)

7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 5 7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 6

Tết đến xuân về, người miền Bắc thường nấu món canh bóng bì được làm từ da lợn đã làm sạch và phơi khô, thêm vào đó là chút thịt lợn xay, vài con tôm và rau củ quả. Ngược lại, người miền Nam lại có món canh khổ qua nhồi thịt. Món này vừa có độ ngọt vừa đắng nhưng rất mát và thanh thanh. Những ai ăn được sẽ vô cùng thích, thậm chí là “nghiện”.

Món dưa muối: Dưa hành và dưa giá

Dưa muối là một món ăn quen thuộc không thể không nhắc đến trong ngày Tết cổ truyền.

7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 7 7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 8

Người Bắc thường chọn những củ hành tươi, sau đó cắt ngắn đem muối với nước sạch, muối, đường và hành khô cắt nhỏ rồi để tự lên men. Chừng 3-4 ngày, hành sẽ chín và có thể lấy ra ăn với cơm hoặc ăn riêng.

Người miền Nam cũng có dưa muối cổ truyền, đó là món dưa giá muối. Nguyên liệu để làm rất đơn giản, gồm giá đỗ, rau hẹ, cà rốt và một số gia vị cơ bản. Món này làm xong có thể ăn luôn trong ngày, không phải đợi 3-4 ngày như món dưa hành ở miền Bắc.

Mâm ngũ quả: Người miền Nam kiêng chuối

7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 9 7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 10

Trên mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có 1 nải chuối to, cong và đẹp để làm “bệ đỡ” cho các loại quả quất, cam, đu đủ,… Tuy nhiên người Nam lại kiêng loại quả này nên trên mâm ngũ quả chỉ có dưa hấu, bưởi, na,… Bởi chuối đồng âm với từ “chúi” theo cách phát âm của người miền Nam, làm người ta dễ hình dung đến làm ăn thất bát.

Tận hưởng Tết

7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 11 7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 12

Người Bắc quan niệm Tết là thời gian để đoàn viên nên họ thường quây quần bên người thân để ăn uống hoặc đi chúc tết họ hàng, hàng xóm, bạn bè. Nhưng người Nam lại có suy nghĩ khác: Tết để nghỉ ngơi, dành thời gian và tiền bạc để du lịch, khám phá những mảnh đất mới với gia đình.

Tiếp khách ngày Tết

7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 13 7 điểm khác biệt giữa Tết Nguyên đán ở miền Bắc và miền Nam - 14

3 ngày Tết, người miền Bắc sẽ tiếp khách đến chúc mừng năm mới bằng bánh kẹo, mứt và các loại hạt cùng chén trà xanh. Còn người Nam lại chào đón khách đến chơi nhà bằng việc mời uống rượu bia và ăn đồ nhắm…

12 điều cần kiêng kỵ trong những ngày Tết để cả năm hanh thông, may mắn
Dân gian có câu "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", đặc biệt trong những ngày đầu tiên của năm mới, chúng ta càng nên chú ý một số điều để tiễn trừ...
Khai Tâm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán