Khác với trào lưu da rám nắng ở châu Âu, làn da trắng sứ đặc biệt được ưa chuộng tại châu Á và dường như biến thành một tiêu chuẩn phải có trong sắc đẹp, đặc biệt là tại Trung Quốc.
Nghiên cứu gần đây cho thấy sự "ám ảnh" với làn da trắng của người Trung Quốc có từ cách đây tới 15.000 năm.
Nghiên cứu toàn cầu này cho thấy người sự thay đổi sắc tố da của người Hán là kết quả của đột biến gen OCA2.
Hai giáo sư Su Bing và Meng Anming đứng đầu nhóm nghiên cứu từ Trung Quốc, châu Âu và Mỹ đã phân tích mẫu gen của hơn 1.000 người và công bố báo cáo trên tạp chí Sinh học phân tử và Tiến hóa. Sự đột biến này xảy ra khi tổ tiên người Hán di cư về phía Bắc từ Tây Nam và Đông Nam Á khoảng 25.000 tới 30.000 năm trước.
Mỹ phẩm làm trắng là công cụ hái ra tiền cho các hãng làm đẹp Trung Quốc
Khu vực phía Bắc thiếu ánh nắng kích thích gen OCA2 hấp thụ nhiều ánh nắng hơn để tránh thiếu vitamin D, giúp con người thích nghi với khí hậu mới. Người bị đột biến có làn da trắng hơn bình thường.
Sự nổi bật khỏi sắc da vàng bình thường cùng các yếu tố văn hóa dần xây dựng nên ý thức khiến đặc điểm này được ưa thích. Người Trung Quốc gọi da rám nắng là “già” cũng như coi việc sở hữu làn da tối màu là do làm việc trên đồng ruộng, đồng nghĩa với tầng lớp thấp.
Tuy nhiên, gen đột biến này cũng có liên quan tới một số bệnh. OCA2 có thể gây ra bạch tạng, viêm mắt cấp tính, hội chứng Algeman, gây khó khăn trong học tập, ám ảnh về ăn uống…vv.
Còn người châu Âu có da trắng nhờ vào các gen hoàn toàn khác là SLC24A5 và SLC45A2 kết hợp với các yếu tố khác như chế độ ăn và chọn lọc sinh sản.