Sơ cứu tại chỗ đối với nạn nhân đuối nước là vô cùng quan trọng, nếu không sơ cứu đúng cách không những không cứu được bệnh nhân mà còn làm bệnh nhân tử vong nhanh hơn.
Đối với những nạn nhân khi bị đuối nước, thời gian vàng để cứu sống họ chỉ có 5 phút tính từ khi nạn nhân ngừng thở, chính vì thế ngoài việc sơ cứu đúng các bước thì việc tận dụng thời gian cũng vô cùng quan trong. Bởi vây, người thực hiện sơ cứu cho nạn nhân cần hết sức bình tĩnh để cứu sống nạn nhân.
Dười đây là những chia sẻ của BS Vũ Thị Thu Thủy – Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu và Khám bệnh (Bệnh viện Thể thao Việt Nam) về các bước tiến hành sơ cứu khi gặp một nạn nhân bị tai nạn đuối nước. Theo bác sĩ Thủy, cấp cứu người bị đuối nước không chỉ có cấp cứu trên bờ mà cần phải thực hiện các thao tác ngay khi nạn nhân còn ở dưới nước.
Theo đó, khi cấp cứu ở dưới nước cần phải nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước. Sau đó, tát thật mạnh mấy cái vào má để nạn nhân hồi tỉnh và thở trở lại, tiếp theo là quoàng tay qua nách , hoặc gọi thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ. Khi đưa được nạn nhân lên bờ thì thực hiện các bước cấp cứu tại chỗ, các thao tác cấp cứu tại chỗ quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí chậm nạn nhân sẽ rất khó cứu chữa sau đó.
Sơ cứu người đuối nước đúng các sẽ tăng cơ hội sống cho nạn nhân.
Bước đầu tiên khi cấp cứu trên cạn cho nạn nhân bị đuối nước đó chính là khai thông đường thở bằng cách thổi ngạt. Người thổi ngạt nên quỳ phía bên trái, gần đầu nạn nhân. Sau đó, khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hoặc khăn vải móc đờm dãi, dị vật ra khỏi đường thở và miệng nạn nhân.
Khi tiến hành thổi ngạt, người thực hiện phải bóp mũi nạn nhân bằng ngón cái và ngón trỏ, đặt một miếng gạc nhỏ ở miệng người bệnh để giữ cho miệng há to. Hít vào thật sâu, áp mồm vào miệng nạn nhân và thổi mạnh một hơi dài để lồng ngực bệnh nhân nở rộng, mỗi phút 15 lần.
Lưu ý khi thổi ngạt thì người ép tim ngừng ấn và thỉnh thoảng phải lau đờm, dãi cho nạn nhân để đường hô hấp luôn được lưu thông. Trong trường hợp chỉ có một người cấp cứu thì vừa ép tim vừa thổi ngạt ( cứ 15 lần ép tim thì thổi ngạt 2 lần, thật mạnh và sâu). Nếu nạn nhân co giật, cứng hàm thì có thể thổi vào mũi và ở trẻ nhỏ thì có thể thổi vào cả mồm và mũi.
Tiếp đến là thực hiện động tác bóp tim ngoài lồng ngực. Khi thực hiện bóp tim ngoài lồng ngực thì phải đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, đầu thấp, chân gác cao. Sau đó, qùy bên phải người bệnh, đặt lòng bàn tay trái ở 1/3 xương dưới ức người bệnh, không ấn lên xương sườn, lòng bàn tay phải đặt lên trên bàn tay trái. Sau đó dùng sức mạnh của hai tay và cơ thể ấn mạnh, nhịp nhàng 60 lần/ phút. Lực ấn phải đủ cho xương ức và lòng ngực bệnh nhân xẹp xuống khoảng 4cm nhưng không quá mạnh.
Sau mỗi lần ép sờ thấy mạch bẹn đập, huyết áp dao động khoảng 70 đến 1000mmHg, đồng tử không giãn to do não thiếu máu, sắc mặt bệnh nhân hồng hơn thì đó là dấu hiệu ép tim có kết quả.
Với các bước và thao tác như trên, BS Thủy cho biết, người thực hiện cứ làm kiên trì và liên tục các thao tác cho đến khi nạn nhân tỉnh, thở trở lại. Khi đã thở, thậm chí nạn nhân sống lại thật sự, BS Thủy vẫn khuyến cáo nên đưa nạn nhân về bệnh viện nơi gần nhất để tiếp tục theo dõi.