Bài toán tiểu học tưởng dễ mà 200 giáo viên, hiệu trưởng "chào thua": Bất ngờ cách giải

Ngày 16/06/2020 09:34 AM (GMT+7)

Chỉ là một bài toán đơn giản nhưng không ai trả lời đúng, ngay cả giáo viên dạy Toán và hiệu trưởng phải lắc đầu chịu thua.

Một bài toán được đưa ra trong cuộc hội thảo giáo dục dành cho hiệu trưởng và giáo viên các trường tiểu học ở Trung Quốc vào năm 2018. Bài toán yêu cầu 200 người có mặt tại hội trường phải trả lời trong vòng 30 phút.

Bài toán như sau:

Bài toán tiểu học tưởng dễ mà 200 giáo viên, hiệu trưởng amp;#34;chào thuaamp;#34;: Bất ngờ cách giải - 1

Tuy nhiên, dù thời gian kéo dài hơn 30 phút cho phép thì cũng không có câu trả lời nào đúng được đưa ra. Mặc dù những người có mặt trong hội thảo bao gồm cả giáo viên dạy Toán và hiệu trưởng nhà trường.

Vậy, có điều gì khó trong bài toán phổ biến ở lớp 1, lớp 2 này?

Bài toán tiểu học tưởng dễ mà 200 giáo viên, hiệu trưởng amp;#34;chào thuaamp;#34;: Bất ngờ cách giải - 2

Đầu tiên mọi người phải chú ý đến dấu nhân (x) ở phép tính cuối cùng chứ không phải phép tính cộng như 3 phép tính ở trên. Bên cạnh đó, trong phép tính này cuối cùng này chỉ có 1 cái còi thay vì 2 cái còi như ở hình phía trên.

Bài toán tiểu học tưởng dễ mà 200 giáo viên, hiệu trưởng amp;#34;chào thuaamp;#34;: Bất ngờ cách giải - 3

Tiếp theo, chúng ta chú ý đến hình con mèo. Nếu như 2 phép tính đầu tiên, hình con mèo có đeo còi ở cổ thì ở phép tính cuối cùng con mèo đã không đeo còi. Rất nhiều người không để ý nên đã giải sai ở điểm này.

Bài toán tiểu học tưởng dễ mà 200 giáo viên, hiệu trưởng amp;#34;chào thuaamp;#34;: Bất ngờ cách giải - 4

Như vậy, từ các dữ liệu đã cho, chúng ta có:

Đôi giày = 10

Con mèo (có còi) = 5

Còi = 2

Con mèo (không còi) = 3

Phép tính cuối cùng sẽ là: 10 + 3 x 2 = 16.

Bài toán tiểu học tưởng dễ mà 200 giáo viên, hiệu trưởng amp;#34;chào thuaamp;#34;: Bất ngờ cách giải - 5

 Bài toán đơn giản nhưng khiến 200 hiệu trưởng, giáo viên trả lời sai

Bài toán sau đó được chia sẻ lên mạng xã hội và đã gây bão khi thu hút được hàng nghìn câu trả lời. Rất nhiều đáp án được đưa ra nhưng chỉ có số ít trả lời đúng. Ai cũng công nhận bài toán khó vì đòi hỏi sự tập trung và tinh mắt.

Thậm chí, một số phụ huynh phải thở dài: “May mắn cho mình đã tốt nghiệp sớm. Nếu không có khi bây giờ khó có thể tốt nghiệp được cấp tiểu học”.

Hay một người khác bày tỏ: “Ôi bài toán dành cho học sinh tiểu học mà lại khó như vậy chứ. Chương trình học bây giờ đã khác quá xa so với ngày xưa. Đến cha mẹ cũng khó mà dạy được con”.

“Rất ủng hộ nhà trường đưa vào chương trình học nhiều hơn những dạng bài tập thế này để các em phát triển tư duy logic, khả năng quan sát, trí tưởng tượng…”, một dân mạng đưa ra ý kiến.

Thực tế, đã có khá nhiều bài toán dành cho các bé tiểu học nhưng khiến người lớn phải "vò đầu bứt tai" để tìm lời giải. Mới đây nhất, bài toán lớp 1 của học sinh tại một trường tiểu học ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã khiến các bậc phụ huynh "gặp khó".

Bài toán tiểu học tưởng dễ mà 200 giáo viên, hiệu trưởng amp;#34;chào thuaamp;#34;: Bất ngờ cách giải - 6

Cụ thể bài toán như sau: Trong số 5 con vật mèo, gà, lợn, thỏ, bò; hãy tìm ra con khác biệt với các con còn lại. 

Nhiều người đưa ra đáp án là con mèo bởi mèo là vật nuôi còn 4 con vật còn lại là dùng để ăn thịt, hoặc mèo không nằm trong số 12 con giáp của Trung Quốc. Một số người khác lập luận rằng con vật khác biệt trong số này là con gà vì chỉ có gà có 2 chân, các con còn lại có 4 chân. 

Về bài toán này, giáo viên của em học sinh trên đưa ra đáp án đó là con gà. Cô Zhao giải thích con gà có 2 chân còn các con vật còn lại có 4 chân. Phụ huynh đang phức tạp hóa câu hỏi đơn giản dành cho trẻ nhỏ. Một cô giáo tiểu học khác thì nói rằng nếu bài toán tính về số chân thì câu trả lời đúng là con gà; nếu đang nói về 12 con giáp ở Trung Quốc thì đó thực sự là con mèo, chỉ cần các em đưa ra đáp án và giải thích thỏa đáng cho đáp án mình đưa ra

Bài toán 4+ 6+111 cô giáo gạch sai, mẹ giận dữ nhưng nhận cái kết ngượng ngùng
Khăng khăng con trả lời đúng vì phép toán này quá đơn giản, nhưng khi nhận được câu trả lời đầy thuyết phục của cô giáo, người mẹ phải xin lỗi cô.
Hà Anh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những bài toán gây tranh cãi