Cụ thể, tôm hùm xanh được cân buôn tại vựa nuôi với mức giá 450-520 nghìn đồng/kg đối với loại 0,4-0,7 kg/con, giảm 50% so với thời điểm bình thường; 400-450 nghìn đồng/kg đối với loại dưới 0,2-0,4 kg/con, loại nhỏ hơn chỉ có mức 300 nghìn đồng/kg.
Tiểu thương tiết lộ lý do tôm hùm giảm giá chưa từng thấy, chỉ 300-520 nghìn đồng/kg
Những ngày qua, phong trào “giải cứu” tôm hùm tiếp tục rộ lên sau khi chịu tác động của dịch COVID-19 lần thứ 2 khiến việc xuất khẩu tôm hùm bị tắc. Giá tôm hùm tại các vựa nuôi rớt thê thảm, được đánh giá là chưa từng có trong lịch sử...
Trao đổi với PV, ông Luyện Văn H. - một chủ nuôi tại Khánh Hòa cho biết, mức giá bán hiện nay là mốc chưa từng có trong lịch sử khi một loại hải sản cao cấp chỉ dành cho những khách sạn, nhà hàng hạng sang lại bị ép giá giảm tới 50%, thậm chí 60-70% vì không có đầu ra.
Cụ thể, tôm hùm xanh được cân buôn tại vựa nuôi với mức giá 450-520 nghìn đồng/kg đối với loại 0,4-0,7 kg/con, giảm 50% so với thời điểm bình thường; 400-450 nghìn đồng/kg đối với loại dưới 0,2-0,4 kg/con, loại nhỏ hơn chỉ có mức 300 nghìn đồng/kg.
Giá tôm hùm tại các vựa nuôi rớt thê thảm, được đánh giá là chưa từng có trong lịch sử...
Nhỉnh hơn chút, tôm hùm bông có giá 700-800 nghìn đồng/kg đối với loại dưới 1kg, giảm 50%; 900 nghìn đồng/kg đến 1,2 triệu đồng/kg đối với loại dưới 1,5kg, giảm hơn 60%...
Theo ông H., các nhà hàng tiêu thụ chậm nên giảm 80% đơn hàng so với trước; Các công ty lớn cũng chịu cảnh không xuất khẩu được do bị siết chặt tiểu ngạch khiến cho lượng tôm hùm tại Khánh Hòa dư thừa, trong khi sức mua của người dân cũng giảm mạnh sau 2 đợt dịch. Đặc biệt, tôm hùm đến lứa bắt buộc phải thu hoạch không để nuôi lâu thêm được. Do đó, dân buôn cứ thế mặc sức ép giá.
“Thê thảm hơn là đúng mùa mưa, lượng nước trong hồ nuôi liên tục thay đổi, tôm bị ngộp rất nhiều. Phải bán với giá “rẻ như cho”, thay vì trước đây luôn được “săn” với giá tới 500 nghìn đồng/kg”, ông H. nói.
Theo tìm hiểu, không chỉ ở Khánh Hòa, nhiều địa phương khác ở Bình Định, Phú Yên…, giá tôm hùm cũng rớt thê thảm, mức bán buôn phổ biến 300-550 nghìn đồng/kg đối với tôm hùm xanh; 800 nghìn đồng/kg đến 1,2 triệu đồng/kg đối với tôm hùm bông…
Bơ booth rớt giá thê thảm chỉ 5.000 đồng/kg
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, thương lái chỉ thu mua bơ booth với giá vài nghìn đồng/kg, khiến nhiều hộ nông dân trồng bơ không khỏi ngao ngán, nhiều nhà vẫn tìm cách neo trái trên cây chờ giá lên.
Năm ngoái, giá thương lái thu mua tại vườn còn đạt 30-35.000 đồng/kg, nếu tự cắt mang bán thì được giá 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay chỉ còn 6-7.000 đồng/kg đối với loại to đẹp, da bóng bẩy; loại nhỏ và xấu chỉ còn 4-5.000 đồng/kg.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, thương lái chỉ thu mua bơ booth với giá vài nghìn đồng/kg.
Ông Hồ Sỹ Nguyên, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cư Kuin xác nhận giá bơ booth trên địa bàn huyện đang được thu mua với giá chỉ 5.000 đồng/kg.
Theo ông Nguyên, trên địa bàn huyện Cư Kuin có khoảng 600-700ha bơ và sầu riêng, diện tích bơ khoảng 200ha, chủ yếu là bơ booth và một số giống bơ cao sản, chất lượng ngon nhưng đầu ra chưa ổn định, chưa hình thành được chuỗi giá trị nên bị tư thương ép giá.
Để đảm bảo được đầu ra ổn định và tạo nên giá trị cao cho trái bơ, ông Nguyên cho rằng bà con nông dân phải tự mình hình thành được chuỗi giá trị, đảm bảo được chất lượng đầu ra để điều tiết được thị trường bởi nhu cầu sử dụng bơ trên thị trường còn rất rộng mở.
Phát hiện hơn 5.000 thùng găng tay y tế giả
Ngày 9-9, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Quản lý thị trường thành phố phát hiện hơn 5.000 thùng găng tay y tế giả nhãn hiệu Khải Hoàn trong một căn nhà ở huyện Nhà Bè.
Theo thông tin ban đầu, tối 8-9, Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Quản lý thị trường bất ngờ kiểm tra một căn nhà trên đường Nguyễn Văn Tạo, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hàng nghìn thùng găng tay y tế giả. Căn nhà này do một đối tượng tên V thuê để làm kho chứa hàng. Cơ quan công an đang truy tìm đối tượng V và tiếp tục làm rõ vụ việc.
Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hồ Chí Minh cùng lực lượng quản lý thị trường liên tục phát hiện, bắt giữ hàng triệu đôi găng tay y tế, khẩu trang giả, đã qua sử dụng được tái chế lại, để tuồn ra thị trường và đưa sang nước khác.
Bắt giữ lô thuốc lá giả nhãn hiệu 555 trị giá khoảng 30 tỷ đồng "vô chủ"
Lực lượng QLTT Hải Phòng vừa phối hợp với cục Hải Quan TP.Hải Phòng bắt giữ hơn 1 triệu bao thuốc lá giả nhãn hiệu 555 được đóng trong 2 container tại Cảng Đình Vũ, Hải Phòng. Đây là vụ vi phạm liên quan đến thuốc lá lớn nhất từ trước đến nay bị bắt giữ.
Lãnh đạo cục QLTT Hải Phòng cho biết, qua công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, cục QLTT Hải Phòng phối hợp với đội Kiểm soát hải quan phát hiện 2 container được vận chuyển trên tàu Bright Laem Chabang/1825N từ cảng Sihanoukville (Campuchia) về cảng Đình Vũ (Hải Phòng).
Doanh nghiệp gửi hàng là Wong’s Enterprise Limited (Campuchia); hàng hóa là thuốc lá. Thông tin ban đầu cho thấy người nhận hàng đã từ chối nhận hàng.
Xác định lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra và giám định 2 lô hàng trên.
Theo kết quả khám xét, hàng hóa là thuốc lá điếu có nhãn hiệu 555 (được xác định là giả mạo nhãn hiệu), số lượng hơn 1 triệu bao.
Được biết, hàng hóa vi phạm có số lượng lớn; các đối tượng sử dụng các thủ đoạn tinh vi, có tổ chức; lợi dụng chính sách của nhà nước đối với hàng hóa quá cảnh, gửi kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất… để thực hiện các hành vi vi phạm để vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam sang nước thứ 3 thông qua hệ thống cảng biển tại khu vực Hải Phòng.
Các đối tượng móc nối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện các hành vi vi phạm mang tính xuyên quốc gia.
Vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Giá lợn giờ ra sao?
Sau cả tháng lao dốc, trong mấy ngày gần đây giá lợn hơi có dấu hiệu tăng trở lại. Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi dao động trong khoảng 74.000 - 78.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá thu mua trong khoảng 75.000 - 80.000 đồng/kg.
Hầu hết các địa phương còn lại trong vùng tiếp tục thu mua ở ngưỡng cao như TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang đạt 79.000 đồng/kg, Bình Phước, Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang nhỉnh hơn với 80.000 đồng/kg.
Sau cả tháng lao dốc, trong mấy ngày gần đây giá lợn hơi có dấu hiệu tăng trở lại.
Về lâu dài, theo Báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Ipsos vừa công bố mới đây có nhận định do ảnh hưởng dịch tả heo châu Phi, dự kiến đến tháng 10 năm nay, Việt Nam vẫn thiếu 1 triệu con heo. Bước sang năm 2021, khoảng cách cung cầu dần thu hẹp nhưng tình hình vẫn khó. Dự báo đến tháng 4, lượng heo thiếu hụt vẫn ở mức 720.000 con và tháng 10-2021 là 200.000 con.