Bí ẩn ngôi mộ cổ 100 năm, người đàn ông hương khói từng 2 lần nghe tiếng gọi cửa nhưng mở ra không thấy ai

NGỌC HÀ - Ngày 21/11/2023 14:30 PM (GMT+7)

"Tôi ở đây mấy chục năm, sau đó được bà con dựng cho ngôi nhà vỏn vẹn chục mét vuông này! Từ đó tôi nguyện chăm sóc phần mộ cho người đã khuất: hương khói, nhổ cỏ, trồng cây… và coi như là nhà”, ông Hồng nói.

Ở quận Sơn Trà (Đà Nẵng) có một khu nghĩa địa nhỏ có vài ngôi mộ cổ, được một người đàn ông chăm sóc suốt thời gian qua. Song người này cũng không rõ về nguồn gốc cũng như chủ nhân của ngôi mộ.

Ông Hồng (60 tuổi, gốc Quảng Nam) nói: “Khu nghĩa địa này có từ lâu lắm rồi! Tôi đoán chừng hơn 100 năm bởi bia đá trên đó khắc ghi chữ Nho chứ không phải chữ Việt. Tôi cũng không biết chủ nhân là ai, con cháu còn sống quanh đây hay không?

Tôi ở đây mấy chục năm, sau đó được bà con dựng cho ngôi nhà vỏn vẹn chục mét vuông này! Từ đó tôi nguyện chăm sóc phần mộ cho người đã khuất: hương khói, nhổ cỏ, trông cây… và coi như là nhà”.

Nhắc đến chuyện sống chung với các ngôi mộ có sợ hãi hay không, ông Hồng thẳng thắn cho biết bản thân coi nơi này như nhà nên chưa bao giờ cảm thấy sợ hay hoang mang. Nhưng ông cho rằng đã 2 lần ông được “linh hồn” gõ cửa lúc rạng sáng.

“Khu nghĩa địa này có từ lâu lắm rồi! Tôi đoán chừng hơn 100 năm bởi bia đá trên đó khắc ghi chữ Nho chứ không phải chữ Hán hay chữ Việt, ông Hồng nói.

“Khu nghĩa địa này có từ lâu lắm rồi! Tôi đoán chừng hơn 100 năm bởi bia đá trên đó khắc ghi chữ Nho chứ không phải chữ Hán hay chữ Việt", ông Hồng nói.

Người đàn ông kể: “Bữa đó tôi đang ngủ ngon bỗng nghe thấy tiếng gõ cửa. Tôi choàng tỉnh dậy thấy 1-2h sáng, chạy ra mở cửa mà chẳng có ai cả. Tôi cứ nghĩ hàng xóm muốn trêu chọc nên gõ cửa dọa nạt nhưng làm gì có ai. Tôi đành quay trở về ngủ tiếp.

Nửa tháng sau, tôi lại thấy tiếng đập cửa đúng khung giờ ấy. Thậm chí tôi còn nghe thấy tiếng gọi “chú Hồng ơi!”. Tôi vội vã dậy mở cửa xem ai đang đứng ngoài đó nhưng vẫn không thấy.

Lúc này, tôi chợt nhận ra trước giờ chẳng có ai gõ cửa trêu mình cả. Bởi nếu là người thật, tôi sẽ thấy bóng dáng của họ ngay lập tức. Tôi đồ rằng đó là tiếng gõ của linh hồn người khuất”.

Về lý do vì sao sống trong khu nghĩa địa này, ông Hồng cho biết bản thân gốc Điện Bàn. Sau đó gia đình di cư ra Đà Nẵng sinh sống, nhà cửa đất đai ở quê đã bán sạch để chạy chữa bệnh cho cha mẹ.

Người thân nằm xuống, ông không biết nương nhờ ở đâu, đành mướn phòng trọ sống qua ngày với hi vọng có việc làm, sinh tồn theo tháng năm. “Tính đến thời điểm này, tôi đã ở đây 59 năm – có nghĩa từ khi 1 tuổi cha mẹ đã chuyển ra đây sinh sống.

Sau này ba tôi bệnh, mẹ phải bán nhà lo chạy chữa. Không lâu sau mẹ cũng ngã bệnh, số tiền còn lại cũng dùng cho việc chữa trị bệnh. Hiện tôi và 2 em gái ở thành phố này nhưng vì nghèo khó nên ai lo cuộc sống của người đó”, ông Hồng tâm sự.

Ông Hồng tâm sự về cuộc đời.

Ông Hồng tâm sự về cuộc đời.

Ông Hồng từng có vợ con nhưng vì không hòa hợp đã “đường ai nấy đi”. Khi ấy con ông còn nhỏ được tòa phán quyết ở với mẹ. Ông chăm chỉ làm lụng với hi vọng có đủ tiền gửi cho vợ cũ nuôi con. Sau này ông yếu dần, không thể lao động đã xin “khất”.

“Tôi vốn làm thợ mộc, có tay nghề hẳn hoi nhưng không may gặp tai nạn lao động. Tôi vô bệnh viện được chẩn đoán vỡ mạch máu, máu tràn qua nội tạng. Bác sĩ không tìm ra bệnh, kết luận đã chết lâm sàng.

Hôm sau tôi được vị bác sĩ đưa vô mổ cấp cứu, cứu sống. Bác sĩ còn nói mạng tôi lớn, chứ chậm trễ một chút là không giữ được tính mạng”, người đàn ông miền Trung nhớ lại.

Cách đây 5 năm, người đàn ông không còn tiền để chi trả phòng trọ đành ra ghế đá ngoài công viên ngủ. Người dân thấy cảnh đơn côi, lại bệnh tật đầy người nên quyết định gom góp tiền dựng cho ông ngôi nhà nho nhỏ.

Căn nhà không rộng nhưng có đủ đầy đồ dùng: bếp gas, bát đũa, xoong nồi, ghế, nệm… Còn nhà vệ sinh ông sẽ đi nhờ nhà hàng xóm, thậm chí điện cũng được nhà bên giúp đỡ. “Họ thương tôi đến độ thi thoảng mua cái này cái kia đem đến. Tôi không dám ăn nhiều, để dành cho bữa sau mà còn bị mắng vốn.

Tôi cũng nhận sửa chữa quạt hỏng, nồi cơm điện nên ai có đồ gì cũng đem sang. Tôi lấy 1 đồng, họ trả tận 10 đồng rồi bảo biếu mua tấm bánh ăn chơi. Tôi cảm ơn tấm lòng của mọi người vô cùng, cả đời này chắc chẳng bao giờ trả hết ơn nghĩa ấy”, ông Hồng tâm sự.

Cô gái 20 tuổi làm nghề PG yêu cầu cao về ngoại hình, từng chứng kiến đồng nghiệp bị đánh ghen đến sợ hãi
Hiện tại cô vẫn coi đó là nghề "hái ra tiền", đồng thời "dạy dỗ" nhiều bài học mà nếu chỉ ngồi trên ghế giảng đường không thể có được.

Chuyện nghề

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h