Bỏ 300 triệu mua chiếc áo cà-sa cũ nát, người đàn ông ngỡ ngàng trước bí mật giấu bên trong

Khánh Hằng - Ngày 14/09/2021 11:00 AM (GMT+7)

Người đàn ông cho rằng chiếc áo này không hề đơn giản nên đã bỏ số tiền lớn mua về, tuy nhiên sự thật ẩn giấu trong chiếc áo còn khiến anh ta bất ngờ hơn nữa.

Anh Qin, sống tại Trung Quốc, là một người thích sưu tầm và nghiên cứu đồ cổ. Khi có thời gian rảnh, anh Qin thường xuyên đi dạo quanh chợ đồ cổ và tham gia các buổi đấu giá với mong muốn mở rộng kiến thức và tầm nhìn của mình. Không thể ngờ nhờ việc này, anh Qin đã nhận được một món hời vô cùng lớn.

Cụ thể, vào năm 2005, anh Qin tham gia một buổi đấu giá bình thường. Trong buổi đấu giá đó, một trong những vật được đem ra đấu giá là một chiếc áo cà-sa màu đỏ thêu chỉ vàng. Chiếc áo cà-sa này có giá khởi điểm là 80.000 nhân dân tệ (hơn 281 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại) nhưng cuối cùng lại không ai mua, vì vậy nó đã được thu hồi.

Bỏ 300 triệu mua chiếc áo cà-sa cũ nát, người đàn ông ngỡ ngàng trước bí mật giấu bên trong - 1

Tuy nhiên, ngay khi vừa nhìn thấy chiếc áo cà-sa, anh Qin đã bị cuốn hút và không thể rời mắt. Anh Qin có niềm tin rằng chiếc áo cà-sa trông có vẻ cũ nát này chắc chắn không hề đơn giản, tầm thường như vẻ ngoài của nó, vì vậy đã về nhà gom hết tiền, thậm chí đi vay của những người xung quanh cho đủ tiền rồi tới trung tâm đấu giá để mua. Nào ngờ lúc này, phía đấu giá lại đòi giá cao hơn. Sau một hồi thương lượng, cuối cùng anh Qin đã mua được chiếc áo cà-sa với giá 90.000 nhân dân tệ (hơn 318 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại).

Sau khi mang chiếc áo cà-sa về nhà, anh Qin chuyên tâm nghiên cứu và tìm hiểu, nhờ đó phát hiện bí mật bất ngờ ẩn giấu bên trong. Hóa ra, bên dưới lớp áo cà-sa ẩn chứa một tấm vải thêu chỉ vàng với rất nhiều kinh văn, được làm từ kỹ thuật thủ công vô cùng phức tạp. 

Vì muốn hiểu rõ ý nghĩa của những kinh văn cũng như xuất sứ của tấm vải vàng kim này, anh Qin đã tìm đến Đại sư Hoằng Đạo của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc để nhờ hỗ trợ. Kết quả thẩm định của vị đại sư này đã khiến anh Qin vô cùng ngỡ ngàng.

Bỏ 300 triệu mua chiếc áo cà-sa cũ nát, người đàn ông ngỡ ngàng trước bí mật giấu bên trong - 2

Hóa ra, tấm áo cà-sa này chính là tấm vải liệm đắp trên người vua Càn Long lúc băng hà, tấm kinh văn được thêu bên trên chính là "Kinh Đà La Ni", hay còn gọi là "Chú Đại Bi", giá trị của nó có thể nói là vô giá.

Đến năm 2008, anh Qin đã mang chiếc áo cà-sa này tới một phiên đấu giá, cuối cùng bán nó cho một người phụ nữ giấu tên với giá 65,5 triệu nhân dân tệ (hơn 230 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại), lớn hơn gấp rất nhiều lần so với số tiền ban đầu mà anh Qin bỏ ra. Thế nhưng chỉ 2 năm sau đó, người phụ nữ trên lại đem bán chiếc áo cà-sa này cho một người đàn ông khác với giá 130 triệu nhân dân tệ (hơn 457 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại). Kể từ đó, tin tức về chiếc áo cà-sa đã biến mất.

Rất nhiều người cảm thấy tò mò không hiểu vì sao một chiếc áo cà-sa cũ nát lại được bán với giá cao ngất ngưởng như vậy, thậm chí sau này có thể tăng giá trị hơn nữa. Sau đó, các chuyên gia đã giải thích những lý do khiến chiếc áo cà-sa này có giá cao đến vậy.

Bỏ 300 triệu mua chiếc áo cà-sa cũ nát, người đàn ông ngỡ ngàng trước bí mật giấu bên trong - 3

Bỏ 300 triệu mua chiếc áo cà-sa cũ nát, người đàn ông ngỡ ngàng trước bí mật giấu bên trong - 4

Thứ nhất, tay nghề thủ công để làm ra chiếc áo cà-sa này, mà đặc biệt là tấm vải thêu kinh văn bên trong, là vô cùng phức tạp và tinh vi. Tấm vải phủ bên ngoài làm từ nhung hươu, phần lông tơ ở dưới là đuôi linh dương tây Tạng, đều là những của hiếm khó có được, tấm vải bên trong làm từ lụa dệt thủ công tinh khiết, vốn đã có giá trị lớn, chiều dài 2 m, rộng 1,38 m, quy trình làm ra rất phức tạp, thời gian có thể mất tới 3 năm để hoàn thành.

Lý do thứ 2 cũng là lý do quan trọng nhất, đó là giá trị lịch sử của chiếc áo cà-sa. Nó đã được sử dụng bởi vua Càn Long, một trong những vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Theo kết quả nghiên cứu, có tổng cộng 72 bản kinh được thêu trên chiếc áo này, bằng cả tiếng Tây Tạng và tiếng Phạn. Vốn dĩ, có 2 chiếc áo cà-sa như vậy, một chiếc lớn được đắp lên người vua Càn Long, một chiếc nhỏ hơn được đắp lên người Từ Hi Thái hậu khi mai táng.

Năm 1928, Tôn Điện Anh tiến hành vụ đào trộm mộ tai tiếng tại Đông Lăng, càn quét lăng mộ của vua Càn Long và Từ Hi Thái hậu. Chỉ đáng tiếc, long tham che mắt khiến Tôn Điện Anh chỉ có hứng thú với những vàng bạc châu báu, không hề để ý tới tấm vải liệm được che trên người Càn Long Đế. Chẳng ai ngờ nhiều năm sau, tấm vải này lại có giá trị lớn đến vậy.

Sửa thang máy của bệnh viện đã hỏng 24 năm, công nhận bàng hoàng phát hiện sự thật bên dưới
Sau khi đào phần dưới của chiếc thang máy đã bỏ không suốt 24 năm, người ta sốc nặng khi phát hiện thứ bên dưới.

An ninh hình sự

Khánh Hằng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h