Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân

An Phú - Ngày 01/07/2021 09:40 AM (GMT+7)

Bỏ lỡ những chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng "mét mốt" kẹt lại trên thành phố phải mưu sinh bằng nghề bán vé số, kiếm tiền nuôi thân và nuôi nghiệp chơi thể thao.

Từ huyện nghèo ở Đồng Tháp, hai vợ chồng anh Lượng lặn lội lên Sài Gòn thi đấu giải thể thao cho người khuyết tật được tổ chức hàng năm. Không ngờ dịch bệnh diễn biến bất ngờ, cuộc thi đành phải tạm hoãn, bỏ lỡ những chuyến xe về quê cuối cùng, hai người kẹt lại trên thành phố phải mưu sinh bằng nghề bán vé số, kiếm tiền nuôi thân…

Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 2

Đó là câu chuyện dở khóc dở cười của anh Văn Lượng và chị Thu Đào khi khăn gói lên thành phố luyện tập trước ngày diễn ra cuộc thi. Là người khuyết tật bẩm sinh với chứng bệnh “người lùn”, anh chị tuy đã hơn 30 tuổi nhưng chỉ cao khoảng một mét mốt, tổng cân nặng hai người khoảng 80kg. Với vóc dáng nhỏ bé khác người, anh chị vẫn vượt qua những khó khăn trong cuộc sống đời thường, luôn lạc quan và có niềm mê thể thao theo anh Lượng nói là “thật khó tả”.

Bén duyên với thể thao từ những ngày đầu lên Sài Gòn mưu sinh năm 2012, anh Lượng được một người anh “rủ rê” cùng thử chơi thể thao để thi đấu giải dành cho người khuyết tật. “Lần đấy tôi đang ngồi nghỉ trong phòng trọ sau khi vừa bán xong xấp vé số, thì có người anh chạy xe ngang rồi thấy và rủ tôi chơi thể thao. Lúc đầu tôi cứ nghĩ thể thao là bơi lội, đá banh này kia, những môn này tôi chưa thử bao giờ nên cũng ngần ngại, nhưng khi nghe anh rủ cứ thử đi với anh xem thấy thích thì tiếp tục không thì thôi. Tôi đã mạnh dạn đi theo và chơi rồi… mê tới giờ”. Nội dung anh thi đấu là điền kinh, trong đó sở trường của anh là ném lao, ném đĩa, đẩy tạ… Tính đến nay anh đã trải qua gần 10 mùa giải với nhiều thành tích, huy chương vàng bạc đồng đủ loại.

Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 3
Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 4
Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 5
Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 6

Chia sẻ về niềm yêu thích này, anh nói: “Thật ra với người thường chơi thể thao đã khó, huống gì người khuyết tật lại còn khó hơn, nhưng khi vào tập luyện cùng các anh em từ nhiều vùng miền lên, thấy có người không tay, không chân vẫn rất nghị lực nên mình nhìn đó làm động lực mà cố gắng. Nhìn tôi có mét mốt vậy thôi nhưng mê thể thao lắm. Nó cho tôi sức khỏe, cho tôi được đi du lịch miễn phí ở những thành phố đăng cai tổ chức giải đấu vì nghề mình là bán vé số, làm gì có tiền đi đâu, hơn hết là được gặp anh em, những người bạn trong cộng đồng người khuyết tật như tôi để cùng nhau kết nối, chia sẻ”.

Sau khi gặp chị Thu Đào – người vợ hiện tại của mình trong một lần đi bán vé số, hai người đã nên duyên vợ chồng vào năm 2015, từ đó hai người cùng nối nghiệp mê thể thao và tham gia thi đấu các nội dung giống nhau.

Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 7

Trong thời gian chung sống với nhau tại thành phố, mỗi khi đến giải đấu, anh và chị đều đến trung tâm tập luyện trước ngày thi. Là người có kinh nghiệm đi trước, anh Lượng sẽ hướng dẫn cho chị Đào các bài tập vận động, tăng cường thể lực và thi đấu. “Anh là người trực tiếp chỉ tôi cách chơi đẩy tạ, ném lao, ném đĩa và cũng nhiều năm giành nhiều thành tích tốt. Lúc đầu tôi cũng chỉ biết bán vé số kiếm sống thôi, nhưng khi thấy ảnh đi thi, tôi cũng hào hứng và nhờ anh dạy để hai vợ chồng cùng đồng hành với nhau”, chị Thu Đào kể.

Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 8

Mang trong mình những khiếm khuyết cơ thể, chị Đào và anh Lượng từng phải chịu ánh mắt dò xét từ xã hội về hình thể của mình. Chị Đào tâm sự: “Không chỉ khi chơi thể thao đâu, lúc đi ngoài đường nhiều người cũng nhìn ngó mình như người ở đâu vậy, rồi chỉ trỏ, cười cười, nhưng hai vợ chồng cũng quen với chuyện này rồi”. Anh Lượng thương chị, chị chăm sóc anh Lượng, vậy là đủ. Theo chị Đào, cuộc hôn nhân nào cũng vậy, chỉ cần có người hiểu mình, thương mình là đủ vượt qua sóng gió.

Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 9

Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 10

Là vợ chồng, sau khi cưới nhau hai anh chị đều mong muốn có một mụn con để gia đình thêm tiếng cười, tiếng khóc của con trẻ. Chị kể, năm 2016, hai người quyết định có em bé mặc cho bác sĩ từng ngăn cả hai không nên giữ cái thai. “Trong suốt thai kỳ, dù cuộc sống thiếu thốn, tôi và anh vẫn chăm chỉ dành dụm, đi bán để có tiền đi bệnh viện lớn như Từ Dũ để khám thai. Khi nhận được lời khuyên từ bác sĩ, cả hai đều rất buồn và thất vọng”, chị nói thêm.

Người chỉ vỏn vẹn một mét mốt, mang cái bụng to với chị thật sự khó khăn. “Hầu như tôi phải ở nhà chứ không đi đâu được. Tôi cũng liều giữ lại em bé vì thương quá, anh thấy vậy cũng chia sẻ, tự đi làm nuôi hai mẹ con ở nhà. Đến lúc sinh, chuyện không mong muốn đã xảy ra…”, chị bồi hồi nhớ lại.

Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 11

Chị vỡ ối sớm hơn dự định, em bé nặng hơn 3 kg phải sinh mổ. Trong cơn mê man còn đọng lại của thuốc mê, chị tỉnh dậy và không thấy em bé đâu cả. “Lúc đó tôi đau nhức toàn thân, hỏi chồng con đâu, anh nói con nằm trong lồng kính. Mãi đến 3 ngày sau khi không thấy em bé trở về, chồng tôi mới cho hay con đã mất sau 6 tiếng vừa sinh ra và đã đem về quê nhà chôn cất. Đó là một bé trai, đến bây giờ điều buồn nhất của tôi vẫn là chưa một lần thấy mặt con”, chị kể.

Là người vợ, ai cũng muốn được làm mẹ, thực hiện thiên chức lớn lao nhất của mình. Nhưng với anh Lượng, sức khỏe của vợ quan trọng hơn. Chị chia sẻ: “Qua một lần mang thai, sức khỏe tôi xuống nhiều. Từ đó anh không muốn tôi có thai nữa, hai người tính sẽ ở với nhau đời đời kiếp kiếp vậy”.

Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 12

Những ngày đầu tháng 5, khi thành phố bắt đầu xuất hiện những chuỗi ca bệnh phức tạp, anh Lượng và chị Đào vẫn ráng ở lại Sài Gòn để luyện tập chuẩn bị cho ngày thi đấu. “Khi biết tin thành phố lại có dịch, các vận động viên khác đều cuốn gói về quê, riêng tôi với vợ cũng đã có nhiều năm ở Sài Gòn nên cũng đành lòng ở lại.

Không ngờ mọi thứ diễn biến nhanh quá, hai vợ chồng chủ quan đến ngày muốn về quê nhà Đồng Tháp thì xe khách không chạy nữa, thế là hai người bị kẹt ở đây luôn”, anh Lượng tâm sự. Mới năm ngoái trong đợt dịch đầu tiên, khi TP.HCM thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội, người bán hàng rong như anh Lượng chị Đào bị ảnh hưởng nặng nên đôi vợ chồng tìm cách về quê mưu sinh, chị từ Bình Định về miền Tây làm dâu, năm nay khi đến hẹn tham gia giải đấu thì lên lại Sài Gòn và rồi bị kẹt lại.

Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 13
Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 14
Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 15
Bỏ lỡ chuyến xe về quê cuối cùng, cặp vợ chồng “mét mốt” bán vé số kiếm tiền nuôi thân - 16

“May là khi lên đây chúng tôi được thầy hướng dẫn cho ở miễn phí tại trung tâm chờ qua ngày. Chứ lo tiền ăn uống, thêm tiền trọ thì hai người gánh vác không nổi chi phí. Ở đây hai vợ chồng theo nghề cũ, đi bán vé số kiếm tiền mua cơm thôi chứ không đòi hỏi gì hơn”, chị Đào bày tỏ.

Mỗi ngày từ 6 giờ sáng, ngay ngã tư Bảy Hiền, người ta dễ bắt gặp hình ảnh hai vợ chồng “người lùn” ngồi bên thùng loa kéo bán những tờ vé số. Thời gian đầu, hai người thường chở nhau đến chợ rồi đẩy loa vào bán, ngày nào chăm chỉ cũng được hai ba trăm, nhưng khi dịch bệnh tràn lan khắp nơi, họ mới tính cách ngồi yên một chỗ để bán cầm cự qua ngày. “Trước đây, anh Lượng sẽ chở tôi đi bán ở chợ nhưng thấy dịch dữ quá, đi đâu cũng giăng dây phong tỏa, rồi cách ly, tôi sợ đi lung tung dính phải rồi ở trỏng luôn thì khổ nên ngồi yên chỗ bán kiếm một trăm mua đồ ăn cho ba bữa thôi”, chị Đào cho biết.

Ngày nắng cũng như mưa, trên con xe ba bánh cà tàng đã lâu đời của hai người, anh Lượng chở chị Đào đi lấy vé số rồi bán, không hết thì trả lại trong một buổi, dành thời gian buổi chiều tập luyện thể lực, chờ ngày đi thi đấu.

Niềm đam mê tuy lớn, nhưng với những phận đời nhỏ bé ấy, gánh nặng mưu sinh vẫn là thứ khiến họ canh cánh mỗi ngày. Như anh Lượng nói, người chuyên tâm tập luyện ăn uống để thi đấu thì khác, còn mình phải lo chạy từng bữa ăn thì lấy gì mơ mộng thành vận động viên chuyên nghiệp, “với chúng tôi, còn sức khỏe, còn cơ hội tham gia thi đấu là phước lành cho mỗi ngày”.

Một loạt chợ ở TP.HCM tạm dừng hoạt động: Chị em nội trợ mua rau, thịt cá như thế nào?
Trước tình hình một loạt chợ truyền thống ở TP.HCM tạm dừng hoạt động để thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19, nhiều người cho biết việc mua...

Tin tức TP.HCM

An Phú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện Sài Gòn