Cập nhật: Ca COVID-19 ở TP.HCM từng về nhà mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng tìm người tiếp xúc

H.A - Ngày 19/05/2021 12:10 PM (GMT+7)

Sở Y tế Hải Phòng vừa ra thông báo khẩn tìm người liên quan đến bệnh nhân mắc COVID-19 ở TP. Hồ Chí Minh có lịch trình lưu trú tại Hải Phòng.

Bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM từng về nhà mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng tìm người tiếp xúc

Tối 19/5, Bộ Y tế công bố ca mắc COVID-19 tại TP.Hồ Chí Minh là bệnh nhân 4583, nữ, 34 tuổi, địa chỉ tại quận 7, là F1 của bệnh nhân 4514 đã được cách ly trước đó.

Cùng ngày, Sở Y tế Hải Phòng thông tin liên quan đến lịch trình di chuyển, tiếp xúc của bệnh nhân 4584 có lịch trình di chuyển tại TP này.

Cụ thể, ngày 24/4 bệnh nhân bay từ Tân Sơn Nhất – TP.Hồ Chí Minh ra sân bay Cát Bi – Hải Phòng trên chuyến bay VN1180. Di chuyển bằng xe Grab từ sân bay Cát Bi ra bến xe Cầu Rào, sau đó đi xe buýt Thịnh Hưng về nhà mẹ là bà H. ở Khu tập thể 5 tầng, 75 Lý Thánh Tông, Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng.

Từ 24/4 đến ngày 1/5 ở nhà với mẹ tại Khu tập thể 5 tầng.

Ngày 1/5, đi xe buýt Thịnh Hưng sang nhà em T. (thôn 2, Thái Lai, xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) ở lại đến ngày 3/5.

Ngày 3/5 về nhà mẹ, ở đến ngày 5/5.

Cập nhật: Ca COVID-19 ở TP.HCM từng về nhà mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng tìm người tiếp xúc - 1

Lực lượng chức năng ở Hải Phòng lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân

Chiều 5/5/2021, đi xe Grab từ nhà mẹ đến sân bay Cát Bi – Hải Phòng và bay về Tân Sơn Nhất  - TP.Hồ Chí Minh (chuyến VN1179 lúc 16h30, số ghế 19G).

Lúc 19 giờ ngày 5/5/2021, bệnh nhân đi xe Grab từ sân bay Tân Sơn Nhất về nơi ở. Sau khi về TP.Hồ Chí Minh, bệnh nhân có đi làm vào các ngày 6-7/5.

Ngày 8/5, bệnh nhân có biểu hiện ốm sốt, tự mua thuốc dùng tại nhà. Những ngày sau đó, bệnh nhân có đi làm và đi đến một số địa điểm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Sáng 18/5, do được xác định có tiếp xúc gần với bệnh nhân 4514 được phát hiện trước đó, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và tối ngày 18/5 đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, hiện bệnh nhân đã được cách ly y tế tại Quận 7, TP HCM.  

Sở Y tế Hải Phòng thông báo, những người có lưu trú, tiếp xúc gần với bệnh nhân theo những địa điểm dưới đây liên hệ ngay với trạm y tế nơi cư trú, lưu trú để khai báo y tế và được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Hoặc liên hệ qua các số ĐT đường dây nóng Sở Y tế: 0978.789.499, 0902.210.218, 0912.498.366.

Cụ thể, những người có mặt trên chuyến bay VN1180, ngày 24/4, từ Tân Sơn Nhất – TP.Hồ Chí Minh ra sân bay Cát Bi – Hải Phòng và trên chuyến bay VN1179, lúc 16h30 ngày 5/5, từ Cát Bi – Hải Phòng đến sân bay Tân Sơn Nhất - TP Hồ Chí Minh.

Những người có lịch sử tiếp xúc với bệnh nhân tại Khu tập thể 5 tầng, 75 Lý Thánh Tông, Vạn Sơn, Đồ Sơn, Hải Phòng. Tại thôn 2, Thái Lai, xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Các lái xe Grab đã vận chuyển bệnh nhân trong khoảng thời gian từ ngày 24/4 đến 5/5 tại Hải Phòng.

24 bé mầm non theo cô giáo đi cách ly khi bạn học 3 tuổi dương tính SARS-CoV-2

Ngày 18/5, sau khi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam công bố trường hợp cháu Đ.N.P (sinh năm 2017, là con gái của BN 4375) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, Ban Chỉ đạo Phòng, chống COVID-19 huyện Lý Nhân cùng ngành giáo dục, xã Công Lý đã tổ chức họp khẩn để đưa 24 cháu học sinh lớp Mầm non 3 tuổi và 6 cô giáo trực tiếp giảng dạy đi cách ly tập trung. Địa điểm cách ly tại Nhà dòng Giáo xứ Phú Đa, xã Công Lý.

Cập nhật: Ca COVID-19 ở TP.HCM từng về nhà mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng tìm người tiếp xúc - 2

Các cháu được cách ly tập trung tại nhà dòng Giáo xứ Phú Đa, xã Công Lý. Ảnh: Trần Ích

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, ngành chức năng đã phối hợp với chính quyền địa phương lập 2 chốt kiểm soát vào nhà dòng, giao lực lượng công an, quân đội túc trực 24/24 giờ.

Cập nhật: Ca COVID-19 ở TP.HCM từng về nhà mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng tìm người tiếp xúc - 3

Nhiều cháu không khỏi bỡ ngỡ khi lần đầu xa bố mẹ dài ngày.

Ngành Y tế tổ chức phun khử khuẩn, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm toàn bộ số học sinh và giáo viên; thực hiện theo dõi sức khỏe thường ngày. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động lo đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày phục vụ đội ngũ giáo viên và các cháu trong suốt thời gian cách ly.

Cập nhật: Ca COVID-19 ở TP.HCM từng về nhà mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng tìm người tiếp xúc - 4

Phụ huynh động viên các con trước khi lực lượng chức năng làm thủ tục tiếp nhận các cháu vào cách ly tập trung.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Từ 0 giờ ngày 20/5, Bắc Ninh tạm dừng hoạt động xe buýt, xe khách và taxi

Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn gửi các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách; các bến xe khách trên địa bàn tỉnh và các bến khách ngang sông về việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách để phòng dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đối với địa bàn thành phố Bắc Ninh, huyện Thuận Thành và huyện Yên Phong.

Cập nhật: Ca COVID-19 ở TP.HCM từng về nhà mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng tìm người tiếp xúc - 5

Bắc Ninh tạm dừng hoạt động các bến xe khách, tuyến xe buýt, xe taxi từ 00h ngày 20/5

Để quyết liệt ngăn chặn, kiểm soát, phòng chống nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 thông qua hoạt động vận tải hành khách, Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh yêu cầu, kể từ 00h ngày 20/5 cho đến khi có thông báo mới, tạm dừng tất cả hoạt động vận tải hành khách đối với các tuyến xe buýt nội tỉnh, xe buýt kế cận; xe tuyến cố định; xe hợp đồng; xe khách du lịch và xe taxi (trừ trường hợp xe hợp đồng đưa đón công nhân, chuyên gia làm việc tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhưng phải đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định và theo hướng dẫn của các ngành chức năng).

Đối với các tuyến xe buýt và xe tuyến cố định có hành trình đi qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nghiêm cấm việc dừng, đón trả khách trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Bên cạnh đó, tạm dừng hoạt động các bến xe khách và bến khách ngang sông. Đối với các trạm dừng nghỉ trên địa bàn tỉnh, không thực hiện tiếp nhận lưu trú với các xe chở hàng hóa, xe container, xe chở khách đường dài.

Giao Thanh tra Sở, Phòng Kế hoạch tài chính - An toàn giao thông, các bến xe khách trên địa bàn tỉnh kiểm tra, giám sát việc chấp hành của các đơn vị vận tải; xử lý nghiêm đối với các đơn vị không chấp hành theo quy định.

Đồng thời, Bắc Ninh khuyến cáo nhân dân tạm thời không sử dụng phương tiện công cộng để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Thực hiện giãn cách xã hội toàn TP Bắc Giang 

Để phòng chống dịch COVID-19, UBND tỉnh Bắc Giang quyết định sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ toàn TP Bắc Giang bắt đầu từ 15h ngày 19/5. Ngoài ra, một số địa điểm thuộc TP Bắc Giang, gồm: Một phần thôn Yên Khê, Song Khê 1, Liêm Xuyên, xã Song Khê; một phần tổ dân số Dân chủ, Lê Lợi, Nghĩa Long, phường Lê Lợi, từ chiều 19/5, sẽ thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Khi thực hiện giãn cách xã hội, TP Bắc Giang sẽ dừng hội họp, sự kiện tập trung hơn 20 người một phòng; không tụ tập quá 10 người nơi công cộng; giữ khoảng cách tối thiểu 2 m; dừng triệt để nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí nơi công cộng. Dịch vụ không thiết yếu tạm đóng cửa. Người dân được khuyến cáo hạn chế di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Hiện, tỉnh Bắc Giang đang là địa phương ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất cả nước, với 527 ca, tính đến chiều nay. Ba ổ dịch chính là xã Phương Sơn (huyện Lục Nam); Công ty Shin Young, khu công nghiệp Vân Trung; Công ty Hosiden Việt Nam, khu công nghiệp Quang Châu (huyện Việt Yên).

Đến nay, ngoài TP Bắc Giang, tỉnh này đã cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 với 4 huyện là Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang.

Lê Phương

Sau khi xuất hiện các ổ dịch Covid-19, Trung Quốc có kỷ lục mới

Theo SCMP, Trung Quốc đã lập kỷ lục về số mũi tiêm phòng Covid-19 trong ngày khi hoàn thành 15 triệu mũi tiêm trong ngày 17/5 trong bối cảnh xuất hiện các ổ dịch tại địa phương, bắt nguồn từ thành phố cảng Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. 

Đây cũng là ngày thứ 6 liên tiếp, Trung Quốc hoàn thành việc tiêm chủng hơn 10 triệu mũi/ngày cho người dân trên toàn quốc. Trung Quốc bắt đầu ghi nhận số liệu tiêm chủng hàng ngày từ cuối tháng 3. Quốc gia đông dân nhất thế giới mất 25 ngày để đạt mốc 200 triệu mũi tiêm, 16 ngày tiếp theo để lên mốc 300 triệu mũi tiêm nhưng chỉ cần 9 ngày để đạt mốc 400 triệu mũi vào ngày 16/5. 

Cập nhật: Ca COVID-19 ở TP.HCM từng về nhà mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng tìm người tiếp xúc - 6

Dòng người xếp hàng để được tiêm vắc-xin Covid-19 ở quận Linquan, thành phố Phụ Dương, tỉnh An Hủy, hôm 13/5 sau khi xuất hiện các ổ dịch mới. Ảnh: Getty 

Shao Yiming, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CCDC), chia sẻ trên đài CCTV rằng, số lượng mũi tiêm hàng ngày có thể lên tới 20 triệu nếu cần thiết. Con số đó tương đương gần một nửa dân số bang California của Mỹ. 

"Nguồn cung vắc-xin tăng theo nhu cầu phòng chống dịch bệnh. Cả nước đang khẩn trương tiêm chủng. Mọi người cần hiểu đây là việc khẩn cấp nhưng không cần hoảng loạn. Nguồn cung có đủ và năng lực sản xuất vắc-xin cũng tăng dần", ông Shao nói. 

Ông Shao cho biết, với nguồn cung tăng lên vào nửa cuối năm nay, Trung Quốc nhiều khả năng có được miễn dịch cộng đồng trong năm 2021. 

Tỷ lệ tiêm chủng tăng sau khi nguồn cung vắc-xin được đảm bảo. Khi các ổ dịch mới xuất hiện ở 2 tỉnh Liêu Ninh và An Huy, tỷ lệ này còn tăng nhanh hơn nữa.

Số lượng người dân ở 2 tỉnh đi tiêm phòng đã tăng lên rõ rệt sau khi có báo cáo xác nhận các ca nhiễm đều là những người không tiêm phòng. 

Trước đó, tỷ lệ tiêm chủng ở 2 tỉnh An Huy và Liêu Ninh không cao. Cứ 100 người thì chỉ có 20 người được tiêm. Thấp hơn so với tỷ lệ trung bình cả nước là 29/100. 

Bắc Kinh đang dẫn đầu về tỷ lệ tiêm chủng ở Trung Quốc, với 58% dân số - tương đương 12,7 triệu người, đã hoàn thành tiêm chủng vắc-xin (2 mũi) và 70% đã được tiêm một mũi, theo số liệu của chính quyền thành phố. 

Chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Trung Quốc, Zhong Nanshan, hôm 18/5 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm chủng đầy đủ cho người dân Trung Quốc để đạt tới miễn dịch cộng đồng - mức độ tiêm chủng cộng đồng giúp giảm thiểu dịch bệnh lây lan, đủ để bảo vệ những người không thể tiêm phòng. 

"Theo quan điểm của tôi, cần khoảng 80% dân số được tiêm các loại vắc-xin với tỷ lệ hiệu quả 70% trở lên mới có thể đạt được miễn dịch cộng đồng. Đây là vấn đề rất khẩn cấp", ông Zhong nói. Vị chuyên gia dịch tễ Trung Quốc nhấn mạnh, miễn dịch cộng đồng không chỉ để bảo vệ dân số mà còn giảm các đột biến của virus. 

Cuối tháng 3, Trung Quốc tuyên bố, 40% trong tổng số 1,4 tỷ dân của  nước này sẽ được tiêm chủng vào tháng 6 năm nay và khoảng 70 - 80% sẽ hoàn thành tiêm chủng đầy đủ vào đầu năm 2022 nếu nguồn cung đảm bảo. 

(Theo Dân Việt)

TP HCM lên kịch bản ứng phó dịch Covid-19 với tình huống nghiêm trọng nhất

Sở Y tế TP HCM vừa trình lên UBND TP 3 phương án ứng phó tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Động thái này nhằm chủ động ứng phó với hiệu quả cao nhất, theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia và TP HCM.

TP HCM hiện có các bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Dã chiến Củ Chi; Bệnh viện Cần Giờ; Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP với tổng cộng 970 giường, 42 giường hồi sức, 39 giường đặt trong buồng áp lực âm và 42 máy thở.

Cập nhật: Ca COVID-19 ở TP.HCM từng về nhà mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng tìm người tiếp xúc - 7

Chung cư Sunview Town (TP Thủ Đức) bị phong tỏa vì liên quan đến ca Covid-19

Tình huống thứ nhất, khi dịch được kiểm soát tốt: Số ca nhiễm dao động dưới 100 (tối đa 20 giường hồi sức) thì những bệnh nhân không có triệu chứng hoặc nhẹ và F1 có triệu chứng sẽ được cách ly điều trị ở Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, Bệnh viện Cần Giờ, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (trẻ em).

Những trường hợp nặng sẽ chuyển về các khoa, đơn vị hồi sức của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và Nhi Đồng 2 (trẻ em).

Tình huống thứ hai, khi dịch bùng phát trong cộng đồng nhưng còn trong tầm kiểm soát, số ca bệnh từ 100 - 1.000 người: Ngoài các bệnh viện trên, TP HCM sẽ tăng cường Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhi Đồng 1 và chuyển đổi thêm giường bệnh ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố với tổng công suất 1.944 giường, 200 giường hồi sức, 66 giường đặt trong buồng áp lực âm và 200 máy thở.

Tình huống nghiêm trọng nhất, dịch bùng phát trong cộng đồng, số ca bệnh dao động từ 1.000 - 5.000 người (tối đa 1.000 giường hồi sức): Những trường hợp nhẹ sẽ được điều trị tại các bệnh viện dã chiến hình thành từ các cơ sở không thuộc hệ thống y tế.

Những ca bệnh nặng sẽ được điều trị ở các bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 như nêu trên và tăng cường các bệnh viện dã chiến ở Nhà Thi đấu Phú Thọ (quận 11), Nhà Triển lãm quận 7, nhà văn hoá thể thao các quận với tổng công suất 5.000 giường, 1.000 giường hồi sức, 55 giường đặt trong buồng áp lực tâm và 1.000 máy thở.

(Theo Người Lao Động)

Tỉnh Bắc Giang tiếp tục cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 3 huyện từ 0h ngày 19/5

Ngày 18/5, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 518/QĐ-UBND thực hiện cách ly xã hội 03 huyện: Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam.

Theo đó, từ 00 giờ 00 phút ngày 19/5/2021, thực hiện cách ly xã hội đối với 03 (ba) huyện: Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thông báo mới. 

UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu, thực hiện cách ly xã hội phải đảm bảo theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn cách ly với thôn, xã cách ly với xã. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu hoặc làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động. 

Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng (Trừ trường hợp thực hiện bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026).

Yêu cầu toàn thể Nhân dân tự giác chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch, nghiêm túc tham gia khai báo y tế, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng.

Dừng các hoạt động tổ chức lễ hội, các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Giao cho Công an tỉnh phối hợp với UBND các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam chỉ đạo lập các chốt kiểm soát kể từ trước 00 giờ 00 phút ngày 19/5/2021; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khu vực, địa bàn phong tỏa; tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…

Lê Phương

Thông báo khẩn liên quan đến 3 F1 của nữ tiếp viên quán karaoke New KTV mắc COVID-19

Ngày 18/5, trên địa bàn TP Hải Dương vừa có thêm ba trường hợp mắc COVID-19, đó là: Đ. Đ.N (SN 1972); T,T.M (SN 1974) và Đ.N. B (SN 2002) đều ở địa chỉ 3/1 Gốc Mít, khu dân cư 6, phường Trần Phú. Đây đều là các trường hợp F1 của bệnh nhân P.P.T. (BN3182) - nữ tiếp viên quán karaoke New KTV, 3 ca mới mắc này đều đã được cách ly tập trung từ ngày 8/5/2021.

Liên quan đến sự việc trên, chiều 18-5 Công an tỉnh  ra thông báo khẩn đề nghị những người đã đi và đến những địa điểm sau cần liên hệ và khai báo ngay với cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ:

- Người dân đến giao dịch tại Ngân hàng Viettin Bank (số 01 đường Hồng Quang, phường Nguyễn Trãi, TP Hải Dương) trong khoảng thời gian từ 10-10 giờ 45 phút sáng ngày 6-5-2021.

- Người dân đến rút tiền tại cây ATM của ngân hàng Argribank (109 đường Thanh Niên, TP Hải Dương) vào khoảng 10 giờ 30 phút đến 11 giờ ngày 6-5/-2021.

- Người dân đến mua cua tại Chợ Bắc Kinh (vị trí bán hàng tại ngã ba chợ, giao giữa đường Bắc Kinh và Sơn Hòa, gần với khu vực bán cá) trong các khoảng thời gian từ 5 -12 giờ và 15 - 19 giờ các ngày từ 4/5/021 đến 7/5/ 2021.

- Người bán hàng gần khu vực (khoảng cách 20m) bán cua tại Chợ Bắc Kinh (vị trí bán hàng tại ngã ba chợ, giao giữa đường Bắc Kinh và Sơn Hòa, gần với khu vực bán cá) trong các khoảng thời gian từ 5- 12 giờ và 15- 19 giờ các ngày từ 4/5/2021 đến 7/5/2021.

Lê Phương

Cần Thơ khẩn trương truy tìm các F2 tiếp xúc với F1 của ca mắc Covid-19 tại TP HCM

Sáng 19-5, bác sĩ Huỳnh Minh Trúc - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ - cho biết: "Hai trường hợp F1 có tiếp xúc với ca mắc Covid-19 tại TP HCM (bệnh nhân 4514) đã xét nghiệm lần 1 cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Hiện 2 người này đã được đưa đi cách ly tập trung".

Trước đó, 2 trường hợp F1 này đi xe khách từ TP HCM đến Cần Thơ để đi công tác vào tối 17-5. Sau đó, họ di chuyển về một khách sạn tại phường Xuân Khánh (quận Ninh Kiều) lưu trú. Khi hay tin người làm việc chung tại TP HCM nhiễm Covid-19 nên họ đã đi khai báo y tế. Do đó, CDC TP Cần Thơ đang truy tìm các F2 đã tiếp xúc với 2 trường hợp F1 này.

Cũng theo ông Trúc, ca F1 là cán bộ một ngân hàng tại Cần Thơ tiếp xúc gần với bệnh nhân 3634 ở Hà Nội, đã xét nghiệm 3 lần và cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.

(Theo Người Lao Động)

Dịch châu Á: Các con số ngày càng đáng sợ

Ấn Độ đang chịu thảm kịch kép - vừa dịch bệnh vừa hứng bão lớn. Nhiễm mới trên đà giảm (gần 264.000 ca/ngày 17-5) nhưng số người chết cao kỷ lục 4.329 trong ngày 17-5. Tính đến ngày 18-5, tổng ca nhiễm vượt mức 25 triệu, trong đó gần 279.000 người chết. Trong khi đó cơn bão mạnh Tauktae với sức gió giật 185 km/giờ tràn vào Ấn Độ từ tối 17-5 khiến ít nhất 21 người chết và 96 người trên một con tàu mất tích. Con tàu chở 273 người bị nạn và 177 người được cứu, tính tới chiều 18-5.

Indonesia đang là nước có dịch nặng nhất trong khu vực Đông Nam Á (ĐNA), với hơn 1,7 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 48.000 người chết tính đến ngày 18-5. Indonesia đang lo sẽ phải đối mặt với làn sóng siêu lây nhiễm sau khi người dân Hồi giáo kết thúc tháng ăn chay Ramadan. Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin lo nước này có thể phải hứng thảm kịch giống như Ấn Độ.

Philippines ghi nhận tới gần 6.000 ca nhiễm và 72 ca tử vong trong ngày 17-5. Hiện nước này đã có gần 1,2 triệu ca nhiễm, trong đó gần 19.300 ca tử vong.

Malaysia ghi nhận tới 45 ca tử vong và gần 4.500 ca nhiễm mới trong ngày 17-5. Malaysia là nước có dịch nặng thứ ba ĐNA, sau Indonesia và Philippines, với hơn 474.000 ca nhiễm, trong đó gần 2.000 người chết tính đến ngày 18-5. Malaysia cũng đối mặt nguy cơ số ca nhiễm COVID-19 tăng cao sau kỳ lễ Eid.

Thái Lan ngày 17-5 mất kỷ lục 35 người vì dịch COVID-19 và tới gần 2.500 ca nhiễm. Tính đến ngày 18-5, Thái Lan ghi nhận 113.555 ca nhiễm, trong đó 649 người chết.

Cập nhật: Ca COVID-19 ở TP.HCM từng về nhà mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng tìm người tiếp xúc - 8

Bệnh nhân COVID-19 được đưa nhập viện ở Mumbai (Ấn Độ). Ảnh: REUTERS

Singapore ghi nhận tới 27 ca nhiễm trong cộng đồng chỉ trong nửa ngày 18-5. Tính đến chiều 18-5, Singapore đã ghi nhận tổng cộng gần 62.000 ca nhiễm, trong đó 31 người chết. Đối thoại an ninh Shangri-La vẫn diễn ra như kế hoạch vào đầu tháng tới, tuy nhiên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF - dự kiến diễn ra vào tháng 8) bị hoãn.

Số ca nhiễm ở Campuchia dần giảm (360 ca trong ngày 17-5, giảm 35% so với 938 ca/ngày 4-5). Tính đến ngày 18-5, Campuchia có tổng cộng hơn 22.500 ca nhiễm, trong đó 154 người chết. Chính quyền Phnom Penh định sẽ thu hẹp phạm vi vùng báo động “đỏ”.

Tại Lào, nhiễm mới cũng dần giảm. Hiện nước này có tổng cộng hơn 1.600 ca nhiễm, trong đó hai người chết.

(Theo Dân Việt)

Mua thuốc về đường hô hấp phải khai báo y tế

Sáng 19-5, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã ban hành văn bản về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đối với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Cập nhật: Ca COVID-19 ở TP.HCM từng về nhà mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng tìm người tiếp xúc - 9

Tiêm vắc-xin phòng chống Covid-19 cho lực lượng phòng chống dịch

Theo ông Nay Phi La, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hiện nay tỉnh đã ghi nhận 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Đặc biệt, qua kiểm tra có một số trường hợp bệnh nhân bị ho, sốt tự ý mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ. Để chủ động thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, nhằm ngăn chặn triệt để dịch lây lan ra cộng đồng, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các nội dung phòng chống dịch.

Cụ thể, trường hợp người dân đến mua thuốc để điều trị các bệnh về đường hô hấp hoặc có các triệu chứng như: sốt, ho, khó thở… cần phải hướng dẫn người bệnh khai báo y tế điện tử hoặc liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, hướng dẫn. Đồng thời, gọi điện thoại đến cơ quan y tế gần nhất, gọi điện đến các đường dây nóng như: Sở Y tế Đắk Lắk: 0868.588.600, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk: 0935.848282, Bộ Y tế: 1900 9095.

Bên cạnh đó, cơ sở bán lẻ thuốc cần ghi lại đầy đủ thông tin bệnh nhân về họ tên, năm sinh, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp, số điện thoại, triệu chứng để sẵn sàng truy vết khi cần thiết.

"Đối với trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng như: sốt, ho, khó thở... nhân viên nhà thuốc, quầy thuốc không khai thác hoặc không thông báo theo số điện thoại trên, để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật" - ông Nay Phi La nhấn mạnh.

(Theo Người Lao Động)

Hải Phòng đề nghị người dân không ra khỏi nhà từ 22h đêm đến 5h sáng

UBND thành phố Hải Phòng vừa có văn bản số 3175 /UBND-VX gửi các Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; UBND các quận, huyện về việc tăng cường một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và đảm bảo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Nhiệm kỳ 2021-2026. 

Theo đó, UBND TP Hải Phòng đề nghị người dân, từ 22h00 ngày 18/5/2021:

- Người dân không ra khỏi nhà từ 22h00’ đến 05h00’ khi không có việc cần thiết. Không tập trung quá 10 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 02m khi tiếp xúc.

- Người dân có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp không tự mua thuốc điều trị, liên hệ ngay với trạm y tế nơi đang lưu trú để được hướng dẫn khám, điều trị và làm xét nghiệm.

- Các cơ sở kinh doanh dược khi phát hiện người dân đến mua thuốc ho, sốt, khó thở,… phải lập danh sách (họ và tên, địa chỉ, số điện thoại...) và thông báo ngay với trạm y tế trên địa bàn.

- Các cửa hàng kinh doanh ăn uống giải khát dừng phục vụ khách tại chỗ, chỉ bán hàng mang về nhà. Dừng hoạt động của các quầy hàng kinh doanh mặt hàng không thiết yếu tại các chợ và các trung tâm mua sắm.

- Dừng hoạt động các phòng khám tư nhân chuyên khoa Răng hàm mặt, Tai mũi họng trên địa bàn thành phố.

- Dừng tổ chức các đám cưới, đám hỏi. Đề nghị các đám hiếu hạn chế tối đa số lượng người tham gia và phải tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

- Dừng hoạt động xe buýt, xe chở khách công cộng trên địa bàn thành phố. Các hãng taxi chỉ hoạt động 30% số đầu xe, không chở quá 50% số ghế trên xe. Đối với các xe vận tải hàng hóa, chỉ được bố trí tối đa 1 lái xe và 1 phụ xe.

- Các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố dừng tiếp nhận khách mới.

- Học sinh khối 9, khối 12 nghỉ học. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường dạy học trực tuyến cho các học sinh.

- Dừng hoạt động công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn thành phố.

Trước đó, trên địa bàn thành phố ghi nhân ca nhiễm COVID-19 (BN 4380) được phát hiện đêm ngày 17/5/2021. Bệnh nhân tên N.😭.N , SN 1979, trú tại số 9/10 Phan Chu Trinh, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng), là giáo viên trường THPT Ngô Quyền. Bệnh nhân hiện đã được cách ly điều trị tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Việt Tiệp cơ sở 2.

Lê Phương

Ấn Độ: Số ca tử vong vì Covid-19 tăng cao nhất thế giới, lần đầu vượt Mỹ

Ấn Độ ngày 19.5 thông báo số ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ lên tới 4.529, mức cao nhất mà bất kì quốc gia nào từng ghi nhận kể từ khi đại địch bùng phát.

Cập nhật: Ca COVID-19 ở TP.HCM từng về nhà mẹ ở Đồ Sơn, Hải Phòng tìm người tiếp xúc - 10

Ấn Độ liên tục lập kỷ lục mới về số ca tử vong do Covid-19 ghi nhận trong 24 giờ.

Trước khi Ấn Độ công bố số liệu mới nhất, Mỹ là quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 trong ngày lớn nhất thế giới với 4.400 ca vào ngày 20.1, theo số liệu của tờ Washington Post.

Bộ Y tế Ấn Độ cũng thông báo thêm 267.174 ca nhiễm mới trong 24 giờ, đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp Ấn Độ có số ca nhiễm mới dưới mức 300.000, theo kênh truyền hình NDTV.

Số ca nhiễm mới ở Ấn Độ đã giảm đáng kể so với mức đỉnh hơn 414.000 ca nhiễm ghi nhận vào đầu tháng này. Theo các chuyên gia, số ca tử vong tăng chậm vài tuần sau khi số ca nhiễm mới đạt đỉnh.

Chính phủ Ấn Độ cũng thông báo 1,8% dân số nước này nhiễm Covid-19. Tỉ lệ tử vong ở người nhiễm Covid-19 tại Ấn Độ hiện là khoảng 1,1%. Giới chức Ấn Độ đặt mục tiêu kiểm soát sự lây nhiễm ở mức dưới 2% dân số.

Các vùng nông thôn ở Ấn Độ đang là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch sau khi dịch bệnh lây lan qua các thành phố lớn.

Chính phủ Ấn Độ đang thúc đẩy chương trình tiêm chủng, hối thúc các nhà sản xuất vaccine không ngừng mở rộng dây chuyền sản xuất.

“Vaccine là phương thức hiệu quả ngăn ngừa Covid-19. Chúng ta nên cùng nhau xóa bỏ mọi nghi ngờ về vaccine. Chính phủ đang nỗ lực không ngừng nghỉ để đẩy mạnh nguồn cung vaccine”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu ngày 18.5.

(Theo Dân Việt)

Bắc Giang ra công văn hỏa tốc vì ổ dịch công ty Hosiden rất nguy hiểm, có thể tất cả công nhân đã nhiễm bệnh

Ngày 19/5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Giang vừa phát đi công văn hỏa tốc yêu cầu các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, xét nghiệm cho công nhân, người lao động của Công ty TNHH Hosiden Việt Nam.

BCĐ phòng chống dịch COVID-19 tỉnh cho biết, hiện nay, các mẫu xét nghiệm SARS-COV-2 của công nhân, người lao động Công ty TNHH Hosiden Việt Nam - Khu Công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có tỷ lệ dương tính rất cao, đây là một ổ dịch rất nguy hiểm.

Trước tình hình hết sức cấp bách, nguy hiểm, BCĐ phòng chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố lập tức tổ chức lấy mẫu xét nghiệm ngay cho tất cả công nhân, người lao động của Công ty TNHH Hosiden Việt Nam đang cách ly tại nhà và đang cách ly tập trung.

Cách ly nghiêm ngặt khu riêng biệt đối với công nhân, người lao động của Công ty TNHH Hosiden Việt Nam (vì rất có thể họ đều đã nhiễm bệnh).

Truy xét kỹ không được để sót công nhân, người lao động của Công ty TNHH Hosiden Việt Nam và các F1, F2, thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để nhân dân giám sát.

Lê Phương

Bắc Ninh cách ly toàn huyện Yên Phong theo Chỉ thị 16 từ 14h ngày 19/5

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ký văn bản yêu cầu cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đối với huyện Yên Phong.

Dịch bệnh Covid-19 đang hết sức căng thẳng, diễn biến theo chiều hướng xấu, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, từ 14 giờ 00’ ngày 19/5/2021, áp dụng biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đối với toàn bộ huyện Yên Phong (trước mắt thực hiện từ ngày 19/5 đến hết ngày 21/5/2021 để tập trung rà soát, truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng các trường hợp có nguy cơ cao đến từ vùng có dịch; tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh, sẽ quyết định thời gian kéo dài cụ thể).

Lê Phương

Nữ bác sĩ tình nguyện ra tuyến đầu chống dịch: Không về được nhà, nhớ bố mẹ đến lặng người
Bác sĩ Nguyệt có lần đi truy vết, về cách nhà chỉ vài trăm mét mà không vào được nhà dù nhớ bố mẹ đến lặng người.
H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19