Chuyên gia 'giật mình' vì thực phẩm bẩn gây ung thư

Ngày 16/12/2015 00:37 AM (GMT+7)

“Mỗi khi cơ quan chức năng phát hiện ra thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm, thực phẩm bẩn… không chỉ tôi mà tất cả mọi người lại thấy giật mình và lo sợ”.

Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành về ung thư, hiện nay tỷ lệ người mắc mới và tử vong do bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá, nghiện rượu bia và chế độ dinh dưỡng.

Trong số các nguyên nhân trên, nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng đang là vấn đề nhức nhối và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nếu như đối với thuốc lá và rượu bia thì những tác hại là dễ dàng nhìn thấy trước mắt và có từ bỏ được, thì đối với chế độ dinh dưỡng lại hoàn toàn ngược lại.

Chế độ dinh dưỡng được bàn đến là tác nhân gây bệnh ung thư, đó chính là sự mất an toàn vệ sinh thực phẩm với những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống không hợp lý với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán …

Chuyên gia #039;giật mình#039; vì thực phẩm bẩn gây ung thư - 1

 BS Hải thẳng thắn nhận định: "Ngay cả tôi ra chợ cũng không thể biết đâu là thực phẩm sạch, bởi làm gì có thực phẩm sạch để chọn". (Ảnh minh họa)

Chia sẻ về vấn đề này tại chương trình Truyền hình trực tiếp “Chuyên gia đầu ngành tư vấn cách phòng chống ung thư”, Ths.BS Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã phải thốt lên rằng: “Chưa bao giờ tôi thấy báo chí, truyền hình lại nói nhiều về vấn đề thực phẩm bẩn như hiện nay.

Mỗi khi cơ quan chức năng, cơ quan công an phát hiện ra thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm, thực phẩm bẩn… không chỉ tôi mà tất cả mọi người lại thấy rất giật mình và lo sợ, ngay cả tôi hay bất cứ người dân nào khi nghe thấy thông tin như vậy đều cảm thấy bức xúc”.

Theo BS Hải, không ít người đã từng chia sẻ rằng: “Ăn cũng chết mà không ăn cũng chết, không ăn thì chết ngay mà ăn thì chết từ từ, nên đành phải ăn và chọn cái chết từ từ”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, bằng các nghiên cứu khoa học, tất cả các chất tăng trọng, tạo nạc và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,… nếu dùng quá giới hạn cho phép thì đều có thể gây ung thư. 

Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo, muốn phòng ngừa được bệnh ung thư từ thực phẩm thì việc từ bỏ những thói quen ăn uống, không sản xuất và sử dụng những thực phẩm độc hại cũng có thể ngăn ngừa được 30-40% bệnh ung thư.

Riêng về vấn đề làm sao để chọn được thực phẩm sạch, không tồn dư hóa chất, BS Hải thẳng thắn nhận định: “Đã nhiều người hỏi tôi câu hỏi này, và tôi cũng trả lời thẳng thắn rằng, ngay cả tôi ra chợ cũng không thể biết đâu là thực phẩm sạch, bởi làm gì có thực phẩm sạch để chọn.

Bởi vậy, khó có thể tư vấn đâu là thực phẩm sạch, đâu là thực phẩm nhiễm hóa chất. Bằng mắt thường thì không thể phân biệt được. Ngay cả kiểm nghiệm một số loại hóa chất Việt Nam vẫn chưa thể tự kiểm nghiệm được”.

Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm bản thân, BS Hải chia sẻ: “Hiện nay người dân đang lo ngại nhất đó là chất tạo nạc trong thịt lợn, vì hầu hết mọi người đều rất sợ ăn thịt mỡ, vì vậy với kinh nghiệm của tôi, khi đi chợ không mua những miếng thịt quá nạc.

Ví dụ như mua miếng thịt nạc thăn, không nên mua miếng nạc sát vào bì mà tôi thường chọn những miếng vẫn còn khoảng 3-4 cm mỡ ở giữa nạc và bì. Thứ hai là khổ thịt phải tươi hồng chứ không sẫm màu. Khi về nhà, trước khi nấu tôi chần qua nước sôi, như vậy sẽ bớt đi được phần nào.

Còn đối với những thực phẩm khác như gà, ngan, vịt thì màu càng bắt mắt, càng không nên mua. Đặc biệt không nên mua những đồ ăn chế biến sẵn như thịt quay hay những món ăn nhanh ở ngoài chợ.

Riêng đối với rau quả, những loại rau có hình dạng bề ngoài bất thường như xanh non hoặc quá mướt cũng không nên mua. Đối với các loại củ quả, nếu có hình dạng bất thường như quá to cũng không nên mua, vì nếu to bất thường chắc chắn có biến đổi gen hoặc thuốc kích thích”.

Cuối cùng, BS Hải cho biết thêm, đó chỉ là những cách lựa chọn bằng cảm tính, còn để giải quyết được tận gốc vấn đề này thì trách nhiệm trước hết phải thuộc về cơ quan nhà nước, đó là những chế tài xử phạt, không nể nang. Ngoài ra, chính những người sản xuất cũng phải làm với cái tâm, cái đức của mình.

Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (21/11), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng/lượng lên sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư