Cô gái Thái Bình 7 năm liền không về quê ăn Tết: "Tất cả vì miếng cơm manh áo và sự nghiệp của bản thân"

NGỌC HÀ - Ngày 24/01/2023 12:00 PM (GMT+7)

"Có năm tối Giao thừa, mình gọi điện về nhà thấy bố mẹ và các em đang tất bật chuẩn bị cỗ cúng mà oà khóc nức nở. Mình nhớ và thèm cái cảm giác cùng mọi người chuẩn bị mâm cơm ngày Tết, cảm thấy tủi thân khi lủi thủi một mình trong căn phòng trọ chục mét vuông ở Sài Gòn", Nim nói.

Cô gái Thái Bình 7 năm liền không về quê ăn Tết: amp;#34;Tất cả vì miếng cơm manh áo và sự nghiệp của bản thânamp;#34; - 1

Người Việt vốn có quan niệm, Tết Nguyên đán chỉ thực sự có ý nghĩa trọn vẹn khi được đoàn tụ, có mặt ngay tại thời điểm tràn ngập không khí "Tết đến xuân về" rồi cùng các thành viên trong nhà quây quần bên mâm cỗ tất niên chiều ngày 30 Tết. Vì thế với người tha phương cầu thực, học tập xa... được về nhà "hưởng thụ" Tết cổ truyền hẳn là một niềm mong mỏi đặc biệt.

Nhiều người xa quê thú nhận rằng, cứ khi nào đường phố rộn rã tiếng nhạc đón xuân, mai đào bày bán đầy ngoài vỉa hè... cũng là lúc tâm trí họ hướng về quê nhà, nỗi nhớ gia đình bỗng trào dâng. Họ chỉ mong mau được trở về với mái ấm, được hưởng khoảnh khắc sum vầy cùng người thân bên mâm cơm giao thừa.

Song cũng có người vì điều kiện không cho phép, phải đón Tết nơi xứ người ròng rã vài năm trời. Để rồi họ hiểu được hết nỗi cô đơn, cái buồn man mác khi phải một mình đón chào năm mới rồi tự nhủ nhất định Tết sau sẽ trở về nhà. Vậy mà, năm sau lại lặp lại điệp khúc của năm trước, vẫn chẳng thể sum vầy vì miếng cơm manh áo. 

Nim (SN 1993, quê Thái Bình) - hiện sinh sống và làm việc tại TP.HCM được gần chục năm, trong đó có đến 7 năm ròng không về quê ăn Tết. Cô nàng bảo rằng dù quê nhà cách Sài Gòn chỉ bằng một chuyến bay vài tiếng đồng hồ nhưng công việc quá bận, chẳng thể sắp xếp được lịch về quê ăn Tết.

Nim sinh sống và làm việc tại TP.HCM được gần chục năm, trong đó có đến 7 năm ròng không về quê ăn Tết

Nim sinh sống và làm việc tại TP.HCM được gần chục năm, trong đó có đến 7 năm ròng không về quê ăn Tết

"Mình nói hẳn nhiều người bảo xạo vì làm gì có ai buộc phải làm việc xuyên Tết, chẳng có ai bận đến mức không sắp xếp được ngày để "đi thật xa để trở về". Thú thật công việc của mình bận thật, càng cuối năm ngày nghỉ càng ít, chỉ 1-3 ngày", Nim nói.

Cô gái 30 tuổi, còn độc thân, giải thích cụ thể về công việc "bận cả Tết". Cô làm công việc liên quan đến nghệ thuật và dịch vụ khách hàng nên lễ tết sẽ ít được nghỉ nhiều hơn so với các ngành nghề khác. Hơn cả công việc này càng làm ngày Tết càng có thu nhập cao hơn ngày bình thường. Vì thế cô tranh thủ kiếm mấy ngày Tết để trang trải chi phí sinh hoạt nơi phố thị cũng như gửi về quê cho gia đình.

"Mình không về ăn Tết 7 năm chắc chắn sẽ có người cho rằng mình không thiết tha gì quê hương. Song thực tế mình thường chọn dịp khác để về thăm bố mẹ, các em và họ hàng. Mình hay về dịp sau Tết Nguyên đán hoặc hè. Khi ấy cả nhà quây quần bên mâm cơm và khung cảnh vẫn đầm ấm chẳng khác ngày Tết là bao.

Nim làm công việc liên quan đến nghệ thuật và dịch vụ khách hàng nên lễ tết sẽ ít được nghỉ nhiều hơn so với các ngành nghề khác

Nim làm công việc liên quan đến nghệ thuật và dịch vụ khách hàng nên lễ tết sẽ ít được nghỉ nhiều hơn so với các ngành nghề khác

Ngoài ra, về quê ngày thường sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí đi lại, ví dụ vé máy bay rẻ hơn hẳn một nửa. Số tiền ấy mình có thể mua nhiều quà hơn cho cả nhà", Nim tâm sự.

Ở Sài Gòn đón Tết đằng đẵng gần chục năm trời, có lẽ cô gái quê lúa Thái Bình đã thấu và quen với cảm giác cô đơn khi người người nhà nhà sum vầy bên mâm cỗ. Bản thân cô nàng cũng thừa nhận điều đó: "Có thể mình sống xa gia đình khá lâu nên đã quen dần với cảm giác đón Giao thừa một mình. Đôi lúc mình cũng chơi chạnh lòng chút xíu rồi tự hỏi chính mình tại sao lại phải khổ như thế này? Tại sao lại bị đồng tiền "thao túng tâm lý"? Nhưng khi bình tâm lại, mình cố gắng vượt qua tất cả cảm giác cô đơn, nỗi nhớ nhà da diết... Mình hi vọng công việc phát triển hơn, có nhiều thời gian nghỉ nhiều hơn để có thể thu xếp trở về với gia đình trong dịp quan trọng như Tết Nguyên đán".

Nhắc đến chuyện bố mẹ có "phàn nàn" khi con gái đi xa mãi chẳng chịu về nhà, Nim cười bảo tất cả vì miếng cơm manh áo và sự nghiệp của bản thân. Hơn nữa bố mẹ cô nàng rất tâm lý, hiểu tính chất công việc cô đang theo đuổi nên chỉ dặn dò ăn uống và chăm sóc bản thân tốt một chút.

Ở Sài Gòn đón Tết đằng đẵng gần chục năm trời, có lẽ cô gái quê lúa Thái Bình đã thấu và quen với cảm giác cô đơn khi người người nhà nhà sum vầy bên mâm cỗ.

Ở Sài Gòn đón Tết đằng đẵng gần chục năm trời, có lẽ cô gái quê lúa Thái Bình đã thấu và quen với cảm giác cô đơn khi người người nhà nhà sum vầy bên mâm cỗ.

"Mình biết bố mẹ động viên vậy chứ trong tâm buồn lắm. Nhà mình có 3 chị em gái, đứa nào cũng đi xa cả. Vì thế chỉ có ngày Tết, gia đình mới có có hội sum họp đủ thành viên. Vậy mà mình lại bận không về được.

Có năm tối Giao thừa, mình gọi điện về nhà thấy bố mẹ và các em đang tất bật chuẩn bị cỗ cúng mà oà khóc nức nở. Mình nhớ và thèm cái cảm giác cùng mọi người chuẩn bị mâm cơm ngày Tết, cảm thấy tủi thân khi lủi thủi một mình trong căn phòng trọ chục mét vuông ở Sài Gòn.

Thấy mình khóc, mẹ cũng rơi nước mắt vì thương nhớ con gái. Còn bố cố giấu kín cảm xúc, cố gắng trêu mình rằng: "Sướng nhất Nim, không về Tết đỡ bị ai hỏi lương tháng bao nhiêu? Có người yêu chưa? Bao giờ cưới chồng?...". Thế là cả mẹ và mình đều cười, cùng nhau chờ đợi khoảnh khắc chuyển giao năm cũ - năm mới ở hai đầu cầu Thái Bình và Sài Gòn", cô gái 30 tuổi nhớ lại.

Đôi lúc, Nim cảm thấy tủi thân khi phải đón năm mới một mình nơi xứ người.

Đôi lúc, Nim cảm thấy tủi thân khi phải đón năm mới một mình nơi xứ người.

Chia sẻ dự định năm 2023, Nim hào hứng khoe sắp tới có nhiều dự án tại Hà Nội. Cô nàng sẽ tranh thủ vừa đi công tác vừa về thăm nhà. Còn chuyện Tết Nguyên đán năm sau có trở về đoàn tụ với gia đình hay không, cô không dám hứa trước vì bản thân phụ thuộc vào công việc.

Nghe các bà, các cô chia sẻ mẹo mua sắm ngày Tết xưa, nhiều thứ vẫn hữu ích đến ngày nay
Câu chuyện chuẩn bị cho Tết xưa theo thời gian vẫn là nét văn hóa đẹp đẽ được lưu truyền của người Việt.

Năm Mão chia sẻ Mẹo

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán