Đại gia Việt giàu có một thời: Từ chàng trai sửa xe đạp trở thành ông chủ của rạp hát nổi tiếng, giờ vẫn còn tồn tại

NGỌC HÀ - Ngày 01/11/2022 06:30 AM (GMT+7)

Hơn cả, trong trái tim của chàng trai ngoài 20 còn hừng hực một hoài bão của tuổi trẻ, ước muốn được đổi đời, thoát khỏi cảnh nghèo túng đã bủa vây bao năm qua.

Ngay trung tâm quận 1 (TP.HCM) xưa có một rạp hát vô cùng bề thế mang tên Hưng Đạo – nay là nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Nơi đây vốn là tụ điểm để giới nghệ sĩ tham gia biểu diễn, khán giả yêu thích nghệ thuật ghé tới mỗi buổi tối. Song ít ai biết rằng ông chủ của nó là một vị tỷ phú có cuộc đời vô cùng gian truân.

Chủ của rạp hát nổi tiếng Sài Gòn này là ông Nguyễn Thành Niệm. Người ta không rõ ông sinh năm nào, ở đâu với gia cảnh ra sao… Họ chỉ biết rằng khi ấy, cùng thời điểm giai đoạn chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, thành phố vẫn còn vô cùng lạc hậu với phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp. Và tại góc giao thông lộ Générsle Marchand và Galliéni (ngày nay Nguyễn Cư Trinh và Trần Hưng Đạo, quận 1) có một chàng trai tên Niệm tuổi đôi mươi ngồi cặm cụi sửa, vá xe đạp bên vệ đường.

Chủ của rạp hát nổi tiếng Sài Gòn một thời là ông Nguyễn Thành Niệm.

Chủ của rạp hát nổi tiếng Sài Gòn một thời là ông Nguyễn Thành Niệm.

Ngày ấy khách hàng ghé tới “cửa tiệm” sửa xe đều nhận xét chàng trai có gương mặt đôn hậu, dễ thương, làm việc cẩn thận. Xe hư ở đâu, cậu sửa ở đó, chất lượng tốt và giá thành hợp lý với túi tiền của khách. Thậm chí cậu còn tình nguyện sửa miễn phí cho những người lớn tuổi. Dần dần, cậu càng được mọi người trong thành phố quý mến, ủng hộ nhiệt tình.

Một năm sau, người ta bỗng thấy phía đằng sau lưng của Niệm có treo lủng lẳng vài chiếc vỏ, ruột xe đạp cùng các phụ tùng thay thế. Họ liền hỏi cậu trang trí như vậy để làm gì? Cậu vội vàng giải thích: “Đề khi nào khách có cần thì mình thay cho tiện”. Thế rồi kế hoạch “làm ăn” ấy của cậu đã được nhiều người ủng hộ, thậm chí người ở xa thủng ruột xe cũng dắt tới để được cậu thay giùm.

Những năm đầu của thập niên 1950, dãy phố từ đầu đường Nguyễn Cư Trinh chạy dọc theo đường Trần Hưng Đạo, đến gần đường hẻm Nguyễn Văn Dụng đều thuộc quyền sở hữu của Niệm.

Những năm đầu của thập niên 1950, dãy phố từ đầu đường Nguyễn Cư Trinh chạy dọc theo đường Trần Hưng Đạo, đến gần đường hẻm Nguyễn Văn Dụng đều thuộc quyền sở hữu của Niệm.

Hai năm sau, khách hàng ngỡ ngàng khi tận mắt thấy nơi Niệm ngồi có thêm hai chiếc xe đạp đã được lắp ráp hoàn chỉnh dựng ở đó. Lúc này gặp gỡ ai, cậu cũng giới thiệu bản thân bán xe, để ai cần thì nhượng lại với giá phải chăng. Và với uy tín bao năm trong nghề, cậu được người dân mua ủng hộ đến mức chẳng thế lắp ráp kịp. Đây có lẽ là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của chàng trai sửa xe bên vệ đường. Bởi chẳng ai có thể ngờ chàng trai tỉnh lẻ này lại có thể bám trụ ở thành phố giữa thời buổi khó khăn.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, người dân Sài Gòn chạy khắp nơi để tránh bom đạn. Vậy mà nơi góc giao thông lộ Générsle Marchand và Galliéni vẫn thường xuyên xuất hiện chàng trai sửa – bán xe đạp. Niệm vẫn cứ bám trụ với cơ ngơi là 4 chiếc xe đạp vừa mới lắp ráp cùng thùng phụ tùng mới. “Ngày ấy, giữa cái chết vì bom đạn và chết đói, tôi sợ chết đói hơn”, Niệm từng bộc bạch.

Rạp Hưng Đạo ở gần rạp Nguyễn Văn Hảo và dù ra đời sau nhưng đã lấn áp các rạp lớn khác.

Rạp Hưng Đạo ở gần rạp Nguyễn Văn Hảo và dù ra đời sau nhưng đã lấn áp các rạp lớn khác.

Hơn cả, trong trái tim của chàng trai ngoài 20 còn hừng hực một hoài bão của tuổi trẻ, ước muốn được đổi đời, thoát khỏi cảnh nghèo túng đã bủa vây bao năm qua. Vì thế chiến tranh thế giới thứ 2 vừa kết thúc, người ta ngỡ ngàng trước cảnh tượng chàng trai năm nào thuê hẳn một góc nhà và khai trương cửa hàng: Nguyễn Thành Niệm – sửa xe và bán phụ tùng xe đạp.

Lúc này người quen lao vào hỏi chuyện Niệm xem chuyện đã xảy ra trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc mà cậu lại… đổi đời. Cậu thành thật tâm sự với họ chính cái nghèo đã khiến cậu phải bỏ dở chuyện học hành mà không khóc khó bề lập thân. Cậu chỉ còn một cách là phải chí thú làm ăn, đi lên bằng con đường thương mại.

Những năm đầu của thập niên 1950, dãy phố từ đầu đường Nguyễn Cư Trinh chạy dọc theo đường Trần Hưng Đạo, đến gần đường hẻm Nguyễn Văn Dụng đều thuộc quyền sở hữu của Niệm. Sử sách chép rằng, cậu đã trúng nghề phụ tùng xe đạp nhưng hơn cả là do cần kiệm và khả năng nhạy bén với thị trường kinh doanh. Vì thế, trong vòng 10 năm, từ một chàng trai sửa xe bên vệ đường, cậu đã trở thành người giàu có, tậu gần 30 căn nhà mặt tiền trên đường Trần Hưng Đạo.

Sở dĩ Niệm mua được nhiều nhà như vậy là do lúc đó trải qua một thời gian khủng hoảng, tình hình kinh tế chính trị chưa được ổn định, nhiều người bán nhà ở Sài Gòn để hồi hương. Vì thế cậu đã mua được với giá rẻ.

Rạp Hưng Đạo ngày nay.

Rạp Hưng Đạo ngày nay.

Sau đó Nguyễn Thành Niệm chuyển sang kinh doanh đa dạng hơn, gồm: phụ tùng xe gắn máy, xe hơi, máy móc cơ giới. Thậm chí ông còn thành lập công ty nhập khẩu phụ tùng xe, máy... với tên gọi Indo – Comptoir. Đây là một trong 10 công ty xuất nhập khẩu phụ tùng xe cơ giới lớn nhất Sài Gòn có chi nhánh ở khắp miền Nam, vươn tới Nam Vang, (Lào). Từ đó cậu trở thành một tỷ phú.

Chưa dừng ở đó, vị tỷ phú còn xây dựng một toà nhà đồ sộ với chữ hiệu trên mặt tiền: Rạp hát Hưng Đạo tại góc đường Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo. Đây là nơi mấy chục năm trước ông ngồi sửa se đạp. Có lần ông nói với bạn bè rằng “Cuộc đời cũng giống như một sân khấu, mình cố làm sao cho sân khấu lộng lẫy thì càng hay…”.

Rạp Hưng Đạo ở gần rạp Nguyễn Văn Hảo và dù ra đời sau nhưng đã lấn áp các rạp lớn khác. Nó trở thành nơi thu hút được rất nhiều người Sài Gòn ghé tới, đem lại cho ông Niệm số tiền khổng lồ.

Đại gia Sài Gòn lừng lẫy một thời: Là cậu ruột của Hoàng hậu Nam Phương, khi qua đời được an táng trong ngôi mộ tuyệt đẹp
Ít ai biết rằng Huyện Sỹ có một người con trai tên Lê Phát An (SN 1868) cũng tài giỏi và giàu có nổi tiếng thập niên 1930 - 1940 ở miền Nam.

Đại gia tỷ phú

NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đại gia tỷ phú