Giữa Hà Nội, nắng nóng 40 độ, có những người nóng không dám vào nhà, khát không dám uống nước

Ngày 10/06/2020 13:00 PM (GMT+7)

Nắng nóng và bệnh tật khiến những người chạy thận vật lộn với cuộc sống hàng ngày, thậm chí khát họ cũng không dám uống nước.

Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục nhất từ trước đến nay. Nhiệt độ luôn ở mức 38 đến 40 độ, thậm chí có lúc cao điểm còn lên đến trên 40 độ C. Với thời tiết khắc nhiệt như vậy, bất cứ ai cũng chỉ muốn làm thật nhanh công việc để về nhà. Thế nhưng, ở giữa Hà Nội lại có những người nắng nóng sợ không dám ở nhà, đến khát nước cũng không dám uống.

Năm sâu trong con ngõ 121 phố Lê Thanh Nghị (Hà Nội) là một xóm trọ đặc biệt. Đây là nơi ở những bệnh nhân đang phải chạy thận tại Bệnh viện Bạch Mai. Cách đây chưa lâu, xóm trọ này bị phong tỏa vì dịch COVID-19 hoành hành. Giờ đây, khi cuộc sống vừa trở lại bình thường, họ lại đối mặt với một khó khăn khác, không kém gì dịch bệnh.

Giữa Hà Nội, nắng nóng 40 độ, có những người nóng không dám vào nhà, khát không dám uống nước - 1Giữa Hà Nội, nắng nóng 40 độ, có những người nóng không dám vào nhà, khát không dám uống nước - 2

Khu nhà trọ sập xệ mà những người bệnh chạy thân thuê như cái lò nung ngày nắng nóng.

Bước chân vào những dãy trọ sâu hun hút là không khí ngột ngạt bốc lên từ nền đường bê tông và những tấm fibro xi măng chỉ lợp cao quá nửa đầu người. Với thời tiết trên 40 độ như những ngày qua, trong các phòng trọ nhỏ chỉ vài mét vuông không khác gì lò nung, cảm giác có thể làm tan chảy tất cả mọi thứ.

Dù các phòng mở cửa nhưng tuyệt nhiên không có ai ở phía trong dù thời điểm đó đang là buổi trưa. Hỏi ra mới biết, những bệnh nhân chạy thận ở đây chạy ra gốc cây, quán nước đầu ngõ để hứng chút gió trời.

Tay cầm chiếc quạt nan phe phẩy, bà Nguyễn Thị Sự (70 tuổi, quê Bắc Giang) cho biết bà có thâm niên ở xóm trọ này đã 12 năm, chứng kiến nhiều câu chuyện vui buồn, vất vả… nhưng chưa bao giờ thấy nắng nóng kéo dài như giai đoạn này. “Mọi năm cũng có nắng nóng, nhưng chỉ 3-4 ngày là mưa. Năm nay gần 2 tuần rồi chưa có giọt mưa nào. Chúng tôi sắp khô hết người rồi”, bà Sự nói.

Giữa Hà Nội, nắng nóng 40 độ, có những người nóng không dám vào nhà, khát không dám uống nước - 3

Những người dân xóm chạy thận không dám ngồi trong phòng trọ

Có quê hương nhưng với những người chạy thận, bệnh viện chính là nhà, vì thế muốn thoái khỏi cảnh đày đọa của nắng nóng nhưng không ai dám về quê. Bởi với những bệnh nhân này, chỉ cần không được lọc máu đúng liệu trình định sẵn, cơ thể sẽ không thể tồn tại được.

Dù tìm nơi mát nhất để trú ẩn nhưng những giọt mồ hôi vẫn đầm đìa trên khuôn mặt bà Lan, 67 tuổi, quê Hòa Bình. Bà dùng khăn ướt liên tục lau lên mặt, quạt thật mạnh để hạ nhiệt cơ thể. “Với người khác, họ mất nước có thể bù bằng cách uống nhiều nước. Còn chúng tôi, mất nước đồng nghĩa là chết, da trên cơ thể nhăn nheo… vì có khát nước cũng chẳng dám uống. Nhìn cốc nước đá thèm nhỏ cả nước miếng mà chỉ dám sờ tay bên ngoài”, bà Lan kể.

Giữa Hà Nội, nắng nóng 40 độ, có những người nóng không dám vào nhà, khát không dám uống nước - 4

Dù nắng nóng, khát nước nhưng họ không dám uống vì sợ bị ứ nước trong cơ thể.

Theo lý giải của mọi người, do mắc bệnh lý về thận nên họ không thể uống nhiều nước dù rất háo. Bởi khi uống nhiều người không đi tiểu được, khi đó người khó chịu, mệt mỏi vô cùng, sống không bằng chết. “Năm nào cũng vậy, cứ mùa nắng đến chúng tôi lại nói với nhau rằng không biết có qua được năm nay hay không”, bà Lan nói.

Quanh năm chữa bệnh, kinh phí ăn uống, thuê phòng, thuốc men đã là gánh nặng vô cùng lớn nên đa số những người dân nơi đây chẳng mấy ai dám mơ ước đến điều hoà, máy lạnh. Họ đành phó mặc cuộc sống của mình cho số phận quyết định, bởi có những người hôm nay còn nói chuyện, nhưng ngày mai đã mãi mãi đi xa.

Giữa Hà Nội, nắng nóng 40 độ, có những người nóng không dám vào nhà, khát không dám uống nước - 5

Họ ăn uống qua ngày để duy trì sự sống.

Đã gần 12 giờ, những người bệnh chạy thận gọi nhau ai về phòng đó để chuẩn bị bữa trưa. Dù nắng, dù nóng nhưng họ vẫn phải ăn để duy trì cuộc sống. Ánh lửa leo lét được bật lên, có người nấu vội bát mỳ, có người cắm nồi cơm với đĩa rau muống luộc… Xong bữa trưa họ lại chuẩn bị vào viện để bắt đầu ca chạy thận mới, nhằm nối dài sự sống được ngày nào tốt ngày đó.

Hờ hững buông lơi chụp ảnh sen: Chị em tuột nội y, nhiếp ảnh gia đỏ mặt không dám nhắc
"Có chị em bị tuột nội y, tôi ngại đỏ mặt nhưng không dám nhắc, sợ họ nghĩ mình để ý vào bộ phận nhạy cảm" - nhiếp ảnh gia chụp khách với hoa sen kể...
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức Hà Nội