Ngoài tài năng, Lê Tương Dực còn có tai tiếng là hoàng đế ham mê sắc dục quá đà. Ông dần bỏ bê việc triều chính, ngày đêm đắm chìm trong thú vui hoan lạc với các phi tần mỹ nữ xinh đẹp.
Lê Tương Dực (1495-1516) có tên thật là Lê Oanh – vị hoàng đế thứ 9 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, cai trị đất nước từ năm 1509 đến năm 1516 với niên hiệu Hồng Thuận. Ông là một vị hoàng đế có tài năng nhưng lại nhiều tai tiếng hoang dâm, trụy lạc nhất nhì nước Việt.
Vị vua tài năng…
Dưới thời vua Lê Hiến Tông và vua Lê Túc Tông, Lê Oanh được phong tước Giản Tu Công. Khi Lê Túc Tông lâm bệnh qua đời, Lê Uy Mục lên ngôi. Từ đó triều chính nhà Lê dần suy thoái bởi vị vua này là người hiếu sát, nghi kỵ người trong tôn thất nên bức hại tất cả.
Bấy giờ Lê Oanh cũng bị bắt giam trong ngục tối. Sau đó ông tìm cách đút lót cho lính cai ngục, tìm đường chạy trốn về Tây Đô (ngày nay là Thanh Hóa). Tại đây ông tập trung binh lính, ngày đêm rèn luyện chờ ngày khởi nghĩa.
Lê Tương Dực vị hoàng đế thứ 9 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam.
Tháng 11/1509, đại quân của Lê Oanh kéo quân ra Bắc với mục tiêu lật đổ Lê Uy Mục. Sau khi diệt trừ được vua Lê, Lê Oanh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Hồng Thuận, tức vua Tương Dực.
Lê Tương Dực được đánh giá là người thông minh, có tài. Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét ngắn gọn, khách quan về ông rằng: “Vua khi mới lên ngôi, ban hành giáo hóa, cẩn thận hình phạt, cũng đáng gọi là có làm…”. Theo đó, Lê Tương Dực đã có việc làm ích lợi đáng khen trong mọi lĩnh vực: từ đối ngoại, kinh kế cho đến xây dựng kiến trúc, văn hóa lịch sử.
Trong giai đoạn đầu làm vua, Lê Tương Dực đề cao sự hiếu nghĩa, chủ động trong đối ngoại với phương Bắc và các quốc gia Phương Nam, phía Tây là Champa và Ai Lao. Vua rất cứng rắn trong việc giữ gìn nội trị, sai quân đánh dẹp, thậm chí có lần còn trực tiếp chỉ huy việc bình định phản loạn, khôi phục lại ổn định địa phương.
Về kinh tế, ông cho thống kê lại các hạng ruộng đất, bãi dâu, đầm ao; phân định các loại thuế và để khuyến khích việc nông tang, có lần Lê Tương Dực còn tự mình cày ruộng tịch điền vào mùa xuân tháng 2/1514.
Về xây dựng kiến trúc, Lê Tương Dực làm quá nhiều việc thảo mộc, nhưng những công trình ấy đều là những công trình quy mô đẹp đẽ thể hiện tài năng của người thợ nước Việt…
… nhưng hoang dâm, háo sắc
Ngoài tài năng, Lê Tương Dực còn có tai tiếng là hoàng đế ham mê sắc dục quá đà. Ông dần bỏ bê việc triều chính, ngày đêm đắm chìm trong thú vui hoan lạc với các phi tần mỹ nữ xinh đẹp. Thậm chí ông còn có thói sống trụy lạc và rất thích xem các mỹ nữ không mặc y phục.
Năm 1515, Lê Tương Dực cho đắp thành mấy nghìn trương, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa chắn ngang sông Tô Lịch. Sau đó ông lại cho làm điện hơn trăm nóc, đóng thuyền chiến và sai các mỹ nữ chèo thuyền ở Hồ Tây cùng vua chơi đùa.
Lê Tương Dực được đánh giá là ăn chơi xa xỉ, vô độ bên cung tần mỹ nữ. (Ảnh: Kiến thức)
Sách sử còn viết rằng vua đã gọi cung nhân của Lê Uy Mục và cung nhân của triều trước vào hậu cung để thông dâm, lại cho xây dựng quá nhiều công trình xa hoa rất tốn kém… Một số đại thần can ngăn vua nhưng không được chấp thuận, có người như Trịnh Duy Sản bị đánh đòn.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua gian dâm với vợ lẽ của cha, để tang cha mẹ ít ngày, mượn tên của anh để cướp nước của người khác, xa hoa dâm dục quá độ, hình phạt nặng, thuế khoá nhiều, giết hết các thân vương, can qua xảy ra khắp nơi, người thời ấy gọi là "vua Lợn”, điềm nguy vong đã hiện ra vậy”.
Và cái chết bi thảm vào cuối đời
Nhắc đến Lê Tương Dực, dân ta nhớ tới với danh nghĩa là người có công khi lật đổ Lê Uy Mục, thay đổi việc học và khôi phục văn miếu. Đặc biệt ông chính là người cho Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài – công trình kiến trúc có ý nghĩa văn hóa. Nhưng vì công trình này mà nhiều người dân vô tội bị hại và tài nguyên dần cạn kiệt.
Hơn nữa, vua ăn chơi vô độ, bỏ bê chiều chính nên đời sống của người dân càng đói khổ, trộm cướp xảy ra. Đây được coi là nguyên nhân gây ra sự lật đổ, dẫn đến kết cục đau đớn của Lê Tương Dực.
Cửu Trùng Đài – công trình kiến trúc có ý nghĩa văn hóa.
Một số đại thần can ngăn vua nhưng không được chấp thuận, tạo mầm mống cho loạn thần gây binh biến, đứng đầu là Trịnh Duy Sản. Đêm 6/4/1516, họ đem hơn 3.000 người thuộc các vệ Kim ngô và Hộ vệ bất ngờ đánh vào cửa Bắc Thần. Vua Lê Tương Dực vội vã lên ngựa chạy khỏi cung, đến trước cửa nhà Thái Học (tức Quốc Tử Giám) thì bị chặn lại.
Vua Lê Tương Dực chết không được đặt miếu hiệu mà bị giáng xuống làm Linh Ẩn vương. Từ đây đã chấm dứt thời kì Lê Tương Dực cầm quyền trên ngai vàng, tổng cộng là 7 năm.