Hoàng đế Việt cưới trăm vợ nhưng không có con và cuộc đời đầy bi kịch, tai tiếng

KHAI TÂM - Ngày 04/11/2020 16:30 PM (GMT+7)

Về đời tư, vua Tự Đức có nỗi buồn riêng: có nhiều cung tần mỹ nữ bên cạnh nhưng do thể trạng suy nhược và mất khả năng sinh dục nên không sinh được người con nào để nối dõi.

Tự Đức (1829 –1883) tên thật Nguyễn Phúc Hồng Nhậm là vị hoàng đế thứ tư và có thời gian trị vì lâu dài nhất của triều Nguyễn (từ năm 1847 đến năm 1883). Ông là người ham học, có tài thi văn, có hiếu với cha mẹ nhưng cuộc đời lại chứa đựng nhiều bi kịch.

Xử tử cả gia đình anh trai gây xôn xao dư luận

Vua Tự Đức là con trai thứ 2 của hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Miên Tông (tức con của vua Minh Mạng) và bà Phạm Thị Hằng. Tháng 1/1841, vua Minh Mạng qua đời, Miên Tông được chọn kế vị ngai vàng. Sau đó 1 tháng, Miên Tông đăng quang ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiệu Trị, còn bà Phạm Thị Hằng được phong làm cung tần.

Năm 1843, vua Thiệu Trị phong cho Nguyễn Phúc Hồng Bảo - con trai trưởng của vua với bà Quý nhân Đinh Thị Hạnh, tước An Phong công và cho ở tiềm đế, chuẩn bị kế vị ngai vàng. Năm 1844, Thiệu Trị phong cho Hồng Nhậm tước Phúc Tuy công.

Tháng 9/1847, vua Thiệu Trị ốm nặng liền gọi cho triều thần vào bảo: “Ta lo nghiệp lớn của tổ tông phó thác cho ta nên phải lựa chọn người để yên xã tắc. Trong mấy người con, Hồng Bảo tuy là con lớn, nhưng thứ xuất mà lại kém cỏi ít học, ham chơi, nối nghiệp lớn không được.

Hoàng đế Việt cưới trăm vợ nhưng không có con và cuộc đời đầy bi kịch, tai tiếng - 1

Chân dung vua Tự Đức.

Con thứ hai là Phúc Tuy công thông minh ham học, giống in như ta đáng nối ngôi vua. Hôm trước ta đã phê vào chiếu để trong long đồng, các ngươi phải kính noi theo, đừng trái mệnh”.

Tháng 11/1847 vua Thiệu Trị băng hà, Hồng Nhậm lên ngôi, lấy niên hiệu là Tự Đức. Lúc này Hồng Bảo uất ức ngất giữa triều đường. Sau đó phái của Hồng Bảo tung nhiều tin tức bất lợi cho ông như gây mối ngờ ông không phải con của vua Thiên Trị mà chính là con của Trương Đăng Quế. Người này có vợ chơi thân với mẹ của ông, đã tìm cách đánh tráo đôi trẻ sơ sinh, để đưa con họ Trương vào thế chỗ, giành ngai vàng.

Chưa dừng ở đó, Hồng Bảo còn câu kết với với bên ngoài tìm cách lật đổ vua Tự Đức. Khi bị phát hiện, Tự Đức đã bắt giam anh trai cho chết ở trong ngục. Điều này khiến ông bị mang cái tiếng giết anh, phạm vào điều cốt nhục tương tàn.

Tiếp đó, cháu rể của vua Tự Đức là Đoàn Trưng đã gây ra cuộc binh biến để đưa hoàng tôn Ưng Đạo (con của Hồng Bảo) lên ngôi và suýt nữa giết chết ông. Đến khi dập tắt cuộc bạo loạn này, ông cho xử tử cả nhóm Đoàn Trưng và mẹ con Ưng Đạo. Một lần nữa ông gây xôn xao dân chúng khi phạm vào điều cốt nhục tương tàn.

Hoàng đế Việt cưới trăm vợ nhưng không có con và cuộc đời đầy bi kịch, tai tiếng - 2

Ông là người ham học, có tài thi văn, có hiếu với cha mẹ nhưng cuộc đời lại chứa đựng nhiều bi kịch.

Cuộc đời đầy bi kịch

Trong thời gian trị vì, vua Tự Đức có rất nhiều nỗ lực nhưng biến cố liên tục xảy ra khiến đất nước chao đảo và mà trách nhiệm chính lại thuộc về ông. Nhiều vụ nổi loạn xảy ra như vụ Chày Vôi của dân phu công nhân xây dựng Vạn niên Lăng, cuộc nổi lên của nhóm Lê Duy Cự, Cao Bá Quát,… khiến ông luôn buồn rầu, lo lắng.

Cũng thời điểm đó nước ta bị thực dân Pháp xâm lăng. Năm 1862 triều đình Huế buộc phải ký hòa ước Nhâm Tuất để Pháp chiếm 3 tỉnh phía Đông Nam Kỳ. Một phái đoàn thương thuyết do Phan Thanh Giản đứng đầu được cử sang Pháp chuộc đất nhưng thất bại. Pháp tiếp tục chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, Bắc Kỳ, buộc triều đình phải ký tiếp hòa ước Giáp Tuất (1874)…

Về đời tư, vua Tự Đức có nỗi buồn riêng: có nhiều cung tần mỹ nữ bên cạnh nhưng do thể trạng suy nhược và mất khả năng sinh dục nên không sinh được người con nào để nối dõi. Ông phải nhận 3 người cháu làm con nuôi, đó là Nguyễn Ưng Ái (sau này là vua Dục Đức), Nguyễn Ưng Đăng (sau này là vua Kiến Phúc), Nguyễn Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh).

Hoàng đế Việt cưới trăm vợ nhưng không có con và cuộc đời đầy bi kịch, tai tiếng - 3

Lăng vua Tự Đức ở TP.Huế.

Biết thể trạng suy nhược và yếu ớt, năm 35 tuổi, vua Tự Đức tự xây lăng mộ cho mình. Theo sách Đại Nam thực lục: Tháng 9/1864, vua “chuẩn định ngôi Vạn niên cát địa ở địa phận núi, thuộc xã Dương Xuân thượng, huyện Hương Thủy. Sai quan có chức trách khởi công xây dựng, tóm đặt tên là Khiêm cung khởi công vào mùa đông tháng 11”.

Năm 1871, Tự Đức viết văn bia cho mình. Sau đó ông cho dựng bia để khắc bài văn này ở Khiêm cung ký. Đó là những dòng thổ lộ tâm sự mà ông muốn thể hiện qua băn via. Đồng thời là một phương cách nhìn lại bản thân và đánh giá những việc làm của ông trong thời gian trị vì.

Cụ thể, trong văn bia, vua Tự Đức tự trách mình về việc để mất nước vì "ngu mà mong yên ổn, mờ tối không lo phòng bị từ khi việc chưa phát. Tôi hay tướng giỏi cũng đã rơi rụng quá nửa, không ai nhắc nhở lời dạy của vua cha về việc đề phòng mặt biển đến giúp ta tránh khỏi chỗ lỗi lầm".

Ông trần thuật "Ai là người cũng gìn giữ bờ cõi ta, vỗ yên nhân dân ta? Bất đắc dĩ phải đánh dẹp, nhưng càng đánh dẹp càng loạn, mỏi mệt". Ông trăn trở tính chuyện giữ nước, nhưng những quan đại thần được sai đi bàn định điều ước lại "không hiểu vì lý do gì lại dễ dàng lập thành hòa nghị. Bỗng chốc đem cả nhân dân cùng đất đai của các triều nhọc nhằn gây dựng cho giặc hết...".

Ông nhận trách nhiệm "không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả...". Ông "nuốt nước mắt, đành chịu tội với tôn miếu và nhân dân" và hối hận vì đã dùng người không sáng suốt, không xứng đáng, tình hình trong nước lại rối ren, tin chiến trường tới tấp, việc quan bộn bề, vua thêm gầy ốm, mang bệnh, không chăm lo chính sự được. Ông hổ thẹn nói rằng "Ta thực sự một mai chết đi thì tự thẹn trí khôn không bằng con cáo".

Hoàng đế Việt có 142 người con và nghi án giết chị dâu gây chấn động chưa có lời giải
Hậu cung của vua Minh Mạng lên đến 43 phi tần và sinh hạ được 142 người con với 78 hoàng tử và 64 công chúa.
KHAI TÂM (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử