Hoàng đế Việt có số phận lạ lùng, lấy vợ hơn 12 tuổi là con gái của cậu ruột

K.T - Ngày 03/11/2020 06:30 AM (GMT+7)

Vua Lê Thần Tông là vị vua duy nhất của các triều đại Phong Kiến Việt Nam có 2 lần lên ngôi và lấy vợ phương Tây.

Lê Thần Tông (1607 – 1662) là vị vua thứ 6 của thời Lê trung hưng, 17 của nhà Hậu Lê. Ông là vua duy nhất của các triều đại Phong kiến Việt Nam có hai lần lên ngôi và lấy vợ phương Tây. Ông còn lập kỷ lục khi có đến 4 người con đều làm vua gồm: Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông và Lê Hy Tông.

Hai lần lên ngôi hoàng đế

Lê Thần Tông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông và Hoàng hậu Trinh Thị Ngọc Trình. Lúc ông chào đời, triều Lê chỉ còn trên danh nghĩa, mọi điều hành ở Đàng Ngoài đều nằm trong tay nhà Trịnh, còn Đàng Trong do chúa Nguyễn cát cứ.

Vua Lê Thần Tông được đánh giá có tượng mạo đế vương, sống mũi cao, mặt rồng. Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua thông minh, học rộng, mưu lược sâu, văn chương giỏi. Đáng khen là bậc vua giỏi, tính trầm tĩnh, khoan dung phúc hậu, có đức của bậc đế vương.

Hoàng đế Việt có số phận lạ lùng, lấy vợ hơn 12 tuổi là con gái của cậu ruột - 1

Chân dung vua Lê Thần Tông.

Năm 1619, Trịnh Tùng ép vua Lê Kính Tông tự tử, lập Thần Tông lên ngôi vua, khi ấy mới chỉ 12 tuổi. Đó cũng là lúc cuộc chiến giữa họ Trịnh và họ Nguyễn bùng nổ. Cả hai họ đều nhân danh "phù Lê" để chống lại nhau.

Tháng 10/1643, sau 24 năm làm vua, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con trai là Lê Duy Hựu (tức vua Lê Chân Tông) rồi lên làm Thái thượng hoàng. Nhưng Chân Tông chỉ ngự trị được 7 năm thì qua đời nên Lê Thần Tông trở lại làm vua.

Tháng 9/1662, vua Lê Thần Tông qua đời, hưởng thọ 56 tuổi. Ông được an tang tại Ngọc Long, xã Quần Lai, huyện Lôi Dương (nay là Thọ Xuân, Thanh Hóa). Sau đó con trai thứ là Lê Duy Vũ (tức vua Huyền Tông) nối ngôi, ngự trị 9 năm thì ốm chết. Kế vị là một con trai của Thần Tông tên Lê Duy Hợi (tức vua Gia Tông) và sở hữu ngôi báu 4 năm. Tiếp đó con trai út của Thần Tông là Lê Duy Hợi (vua Hy Tông) nối ngôi anh trai.

Lấy vợ của bác họ rồi phong làm hoàng hậu

Vua Lê Thần Tông có tất thảy 6 người vợ. Người vợ chính là bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (hơn ông 12 tuổi) và là con gái của chúa Trịnh (cậu ruột ông). Năm ấy, ông mới 23 tuổi, còn bà Ngọc Trúc đã ở tuổi 36. Không chỉ chênh lệch về tuổi tác, nếu xét theo thứ bậc trong hoàng tộc, bà Ngọc Trúc còn là bác dâu của ông vì người chồng trước của bà là Lê Trụ, bác họ của Lê Thần Tông.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vào năm Canh Ngọc 1630, vua lất con gái Vương (Trịnh Tráng) là Trịnh Thị Ngọc Trúc, lập làm hoàng hậu. Trước, Ngọc Trúc đã lấy người bác họ của vua là Cương quận công Lê Trụ, sinh được 4 con.

Hoàng đế Việt có số phận lạ lùng, lấy vợ hơn 12 tuổi là con gái của cậu ruột - 2

Người vợ chính là bà Trịnh Thị Ngọc Trúc (hơn ông 12 tuổi) và là con gái của chúa Trịnh (cậu ruột ông).

Khi ấy, Lê Trụ bị giam, Vương đem Ngọc Trúc gả cho Vua. Triều thần là Nguyễn Trực, Nguyễn Danh Thế nhiều lần dâng sớ can. Vua không nghe mà nói rằng: "Xong việc thì thôi, lấy gượng vậy".

Ngoài hoàng hậu, vua Lê Thần Tông còn có 5 thứ phi. Đặc biệt, những thứ phi của ông thuộc các dân tộc khác nhau như Hàn, Lào, Thái, Mường và người vợ thứ 6 là người Hòa Lan (nay là đất nước Hà Lan). Đây cũng chính là bà hoàng người châu Âu duy nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Theo đó người này tên Orona, là con gái của Phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan.

Hoàng đế Việt có số phận lạ lùng, lấy vợ hơn 12 tuổi là con gái của cậu ruột - 3

Tượng vua Lê Thần Tông.

Trong chuyến cùng thương đoàn Hà Lan sang Đại Việt năm 1630, bà Orona được gặp vua Lê Thần Tông ở kinh thành Thăng Long. Khi đó, nghe theo lời của bố, bà ở lại làm vương phi ở nước Việt.

Việc vua Lê Thần Tông có một người vợ Tây là chuyện đặc biệt. Nhưng hơn cả là việc cả sáu người vợ của ông đều sống rất hòa thuận. Tương truyền rằng sáu pho tượng nhập thần của sáu người vợ vua Lê Thần Tông ở chùa Mật Sơn, Thanh Hóa là do sáu bà cùng lòng bỏ tiền công đức ra làm với nguyện ước ở bên nhau mãi mãi.

Trong đó, tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc ngự trên tòa sen, còn các thứ phi đội vương miện trong tư thế tọa thiền. Mỗi pho tượng thể hiện một nét dung nhan khác nhau và thấy rõ trang phục của mỗi bà đúng theo y phục dân tộc của từng người.

Đặc biệt, y phục, váy áo của pho tượng tạc bà Orona, dù là tượng thờ, cổ áo trong vẫn trễ xuống để lộ một mảng ngực và những nét đặc trưng phương Tây như sống mũi thẳng và gồ cao, mặt phương phi.

Công chúa nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam và nỗi oan giết chồng là hoàng đế vì ghen tuông
Công chúa Ngọc Hân là cái tên vô cùng quen thuộc đối với độc giả Việt Nam nhưng ít ai biết rằng bà có một nỗi oan giết chồng.
K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử