Hoàng hậu Việt đã có chồng nhưng vẫn được gả cho hoàng đế là cháu họ kém 12 tuổi

KHAI TÂM - Ngày 18/12/2020 16:30 PM (GMT+7)

Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Túc nổi tiếng là người phụ nữ uyên bác và sùng đạo Phật, được dân chúng dưới Lê trung hưng gọi là bà chúa Kim Cương.

Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595 - 1660) là vợ của vua Lê Trần Tông. Bà nổi tiếng là người phụ nữ uyên bác và sùng đạo Phật, được dân chúng dưới Lê trung hưng gọi là bà chúa Kim Cương.

Sách sử chép, Trịnh Thị Ngọc Trúc là con gái của Thanh Độ vương Trịnh Tráng và Chính phi Nguyễn Phúc Ngọc Tú (có cha là Nguyễn Hoàng, tức vị chúa Nguyễn đầu tiên đặt nền móng cho vương triều Nguyễn).

Bà Ngọc Trúc thông minh từ nhỏ, lên 9-10 tuổi đã học thông, viết thạo chữ Hán lẫn Nôm; đọc làu kinh sử và sáng tác thơ văn, miệt mài nghiên cứu sử sách… Trong phủ chúa, giai nhân đều kính nể bà bởi vẻ dịu hiền, hòa nhã và am hiểu mọi kiến thức.

Khi đất nước xảy ra phân tranh giữa hai họ Trịnh – Nguyễn, bà Ngọc Trúc không khỏi chua xót nhưng thân gái không thể ra trận dẹp loạn. Vì thế bà đành ở trong phủ dành thời gian dùi mài kinh sử nên bà lấy chồng hơi muộn.

Theo Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên, bà Ngọc Trúc được gả cho một vị quan thuộc dòng dõi nhà Lê triều tên Lê Trụ - bác họ của vua Lê Thần Tông (sau này lại là chồng của bà Ngọc Trúc). Họ có với nhau 4 người con trai.

Hoàng hậu Việt đã có chồng nhưng vẫn được gả cho hoàng đế là cháu họ kém 12 tuổi - 1

Vua Lê Thần Tông và Hoàng hậu Ngọc Trúc.

Lúc bấy giờ, chế độ chính trị thời vua Lê – chúa Trịnh xảy ra nhiều mâu thuẫn. Chúa Trịnh dù không chính danh nhưng toàn quyền quyết định việc nước. Vì thế nhiều triều thần họ Lê bất mãn, muốn làm chính biến lấy lại danh vị thực cho dòng họ. Riêng Lê Trụ muốn ngồi vào ngai vàng nhà Lê nhưng thất bại. Sau đó ông bị sát hại vì tội “bắc thang vào điện mưu việc phản nghịch, bị hạ ngục mà chết”. Bà Ngọc Trúc bỗng nhiên trở thành quả phụ.

Lúc này cha bà Ngọc Trúc đang dần thâu tóm củng cố quyền lực. Ông tự xưng vương và giải quyết chuyện triều chính, đặt vua Lê Thần Tông ở vị trí cho có. Năm 1630, Trịnh Tráng nghĩ con gái giữa đường đứt gánh nên quyết gả cho vua. “Lúc này, vua được 24 tuổi ta, thật là tuổi đương xuân. Còn Trịnh Thị Ngọc Trúc thì đã góa chồng, trải qua 4 lần sinh nở, hương sắc không còn mặn mà nữa. Tuổi bà lúc ấy đã 36, cách vua cả giáp. Xét về quan hệ, bà là bác dâu của vua, đang là góa phụ ở nhà cha đẻ.

Vua không nhận sao được khi chúa Trịnh Tráng chính là người đồng ý cho ông lên ngôi được thì ngai vàng kia ngài ngồi lâu hay chóng, đều do tay chúa mà ra cả”, sách Lê Triều ngọc phả viết.

Hoàng hậu Việt đã có chồng nhưng vẫn được gả cho hoàng đế là cháu họ kém 12 tuổi - 2

Tượng Hoàng hậu Ngọc Trúc được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Vua Lê Thần Tông khi lấy bà Ngọc Trúc đã bị triều thần dâng sớ can ngăn. Nhưng vua không nghe mà nói rằng: “Xong việc thì thôi, lấy gượng vậy”.

Bà Ngọc Trúc trở thành chính thất của vua Lê Thần Tông rồi được phong làm hoàng hậu. Ngoài ra, vua còn có 5 thứ phi thuộc các dân tộc khác nhau như Mường, Thái, Lào, Hàn và Hòa Lan (nay là đất nước Hà Lan). Dù vậy, bà sống với các người vợ khác của chồng rất hòa thuận, không hề có sự ganh ghét hay đố kỵ nhau.

Tương truyền rằng sáu pho tượng nhập thần của sáu người vợ vua Lê Thần Tông ở chùa Mật Sơn, Thanh Hóa là do bà Ngọc Trúc cùng các thứ phi cùng bỏ tiền công đức ra làm với nguyện ước ở bên nhau mãi mãi. Trong đó, tượng bà ngự trên tòa sen, còn các thứ phi đội vương miện trong tư thế tọa thiền.

Năm 1643, vua Lê Thần Tông nhường ngôi cho Lê Chân Tông. Vua được tôn làm thái thượng hoàng, còn Hoàng hậu Ngọc Trúc trở thành hoàng thái hậu. Sau đó bà cùng con gái đến tu và ở hẳn chùa Bút Tháp, lấy pháp hiệu Diệu Viên. Đến năm 1660, bà qua đời, hưởng thọ 65 tuổi.

Không còn mỹ nhân này, tất cả những mỹ nữ trong mắt Tần Thủy Hoàng chỉ là trò tiêu khiển
Không còn A Phòng, tất cả những mỹ nhân khác dù có đẹp đến mấy cũng chỉ xứng làm trò tiêu khiển trong mắt bạo chúa Tần Thủy Hoàng.
KHAI TÂM (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử