Nhiều năm trước, trong một lần đánh cá, người đàn ông vô tình vớt được khúc gỗ mục liền đem về để ở sân sau. Không ngờ, sau 5 năm, khúc gỗ ấy lại biến thành báu vật có giá trị lớn lao.
Mới đây, một vài chuyên gia, nhà sưu tập lớn bất ngờ tìm đến nhà một người đàn ông thu hút sự chú ý. Thì ra, họ đã phát hiện một báu vật khổng lồ ở sân sau nhà người đàn ông này. Đó là một khúc gỗ dài hơn 10m, có giá trị lớn. Các chuyên gia ước tính sơ bộ, khúc gỗ này có niên đại hàng nghìn năm và có giá trị ít nhất hàng chục triệu tệ.
Vậy nguồn gốc của khúc gỗ từ đâu, vì sao để lâu trong nhà như vậy mà người đàn ông này không hề hay biết?
Người đàn ông vô tình vớt được khúc gỗ trong một lần đi câu cá rồi về để ở sau nhà
Người đàn ông kể, trước đây anh từng đi đánh cá. Nhiều năm trước, khi đang đánh cá bên hồ, lưới bỗng vướng vào một khúc gỗ. Anh phải tốn rất nhiều công sức mới vớt được nó vào bờ. Lúc đầu, anh cũng không để ý đến khúc gỗ này nên chỉ mang về, để ở sân sau nhà. Anh không bao giờ dám nghĩ khúc gỗ này lại có giá trị chục triệu tệ (khoảng vài chục tỷ đồng).
Năm 2017, trong một lần tham gia sự kiện thẩm định đồ cổ miễn phí tổ chức tại Vũ Hán, người đàn ông vô tình nói mình nhặt được một khúc gỗ lạ dưới sông, nặng 5 tấn. Thông tin này khiến các chuyên gia bất ngờ và tò mò bèn kéo đến nhà của ông để xem.
Sau khi chuyên gia kéo đến xem, anh mới ngỡ ngàng khi biết đây là cây gỗ quý hiếm, được ví như "báu vật"
Sau đó, các chuyên gia lấy thử một mảnh gỗ mang đi thẩm định, nghiên cứu kĩ lưỡng và đánh giá rằng, khúc gỗ này thực sự quý giá, có giá trị sưu tầm cao. Theo đánh giá, loại gỗ này chính là gỗ âm trầm từ thời nhà Minh, có niên đại hơn 600 năm và vô cùng quý giá.
Các chuyên gia phân tích sơ bộ, có thể từ khi Tử Cấm Thành được xây dựng, khúc gỗ này cũng đã được vận chuyển từ Tứ Xuyên về Bắc Kinh bằng đường thủy nhưng vô tình rơi xuống sông Dương Tử và dạt vào khu vực người thợ đánh cá vớt được. Xưa kia, gỗ này thường được dùng để làm xà, cột, đồ nội thất và quan tài trong hoàng cung.
Các chuyên gia ước tính thời gian phát triển của cây gỗ này là hơn 200 năm và thời gian nằm trong lòng sống là khoàng 400 năm. Giá trị của nó vô cùng lớn.
Khúc gỗ này có thể khiến anh đổi đời, nhưng chủ nhân lại có quyết định vô cùng bất ngờ
Sau khi biết kho báu giá trị hàng chục triệu tệ tìm thấy trong sân nhà người đàn ông này, bạn bè đến chúc mừng và nói rằng ông thật may mắn. Có thể quãng đời sau này ông không còn phải làm nghề đánh cá nữa. Nhưng sau nhiều ngày suy nghĩ, cuối cùng người đàn ông quyết định tặng khúc gỗ cho bảo tàng. "Hãy để nhiều người biết đến loài cây quý này. Tôi không muốn thấy người ta đốn những loài cây quý chỉ vì tiền. Vì vậy tôi sẽ hiến tặng nó cho viện bảo tàng", người đàn ông nói.
Hành động của người đàn ông được các chuyên gia cổ vũ nhiệt tình, nhiều người ngưỡng mộ. Thực tế, rất ít người có thể bỏ qua một món hời lớn như vậy để cống hiến cho viện bảo tàng làm vật trưng bày. Vì vậy hành động của ông đã khiến nhiều người có cái nhìn khác về việc bảo tồn di tích văn hóa, lịch sử đất nước.
Người đàn ông cho rằng đó là món quà của thiên nhiên, của lịch sử và ông chỉ là người may mắn nhặt được chứ không phải của ông. Vì vậy ông cũng không có quyền gì để sở hữu món đồ giá trị đó. Trả nó về với đất nước là điều mà ông nên làm để phát triển văn hóa dân tộc, bảo tồn di tích lịch sử.