“Để xây dựng lăng mộ này, ông ấy đã bỏ tiền tỷ để mua nửa cánh đồng của làng tôi đó. Mà đất ở đây mấy chục năm nay “đắt sắt ra miếng”. Tôi nói vậy để mọi người biết lăng mộ này có giá trị khủng như thế nào", một người dân nói.
Bên cạnh hàng loạt lăng mộ tiền tỷ như “thành phố ma An Bằng” tại Thừa Thiên – Huế, mộ đôi trên đồi cát ở Quảng Bình,… nước ta còn có một lăng mộ vô cùng hoành tráng khiến bao người ngỡ ngàng, thắc mắc không hiểu vì sao họ lại có thể “chịu chơi” đến độ bỏ ra chục tỷ đồng để mua đất làng và xây dựng.
Lăng mộ có tên Đức Hoằng Nghị Đại Vương, toạ lạc trên khoảng đất rộng khoảng 5ha tại làng Phương La, xã Thái Phương (Hưng Hà, Thái Bình). Và chủ nhân của nó chính là đại gia Trần Văn Sen – ông chủ của một hãng bia nổi tiếng trên thị trường.
Anh Hùng (40 tuổi) – người dân tại Thái Phương cho biết: “Công trình hoàng tráng này có nhiều tên gọi lắm! Người thì gọi đó là đền thờ bởi trước đây chính tại nơi này có một ngôi đền tên Nhà Ông. Tại đó có mộ của đức tổ Hoằng Nghị Đại Vương, tức ông Hoằng Nghị - cha đẻ của Thái sư Trần Thủ Độ, đồng thời là người dạy dân làng nghề trồng dâu, nuôi tắm, dệt cửi.
Sau đó ông Sen đã xây công trình này lên ngôi mộ và ngôi đền đó. Vì thế người dân trong làng Phương La đã gọi là lăng mộ”.
Lăng mộ có tên Đức Hoằng Nghị Đại Vương, toạ lạc trên khoảng đất rộng khoảng 5ha tại làng Phương La, xã Thái Phương (Hưng Hà, Thái Bình).
Tiếp lời, chị bán nước ngay đầu cổng làng khoe: “Để xây dựng lăng mộ này, ông ấy đã bỏ tiền tỷ để mua nửa cánh đồng của làng tôi đó. Mà đất ở đây mấy chục năm nay “đắt sắt ra miếng”. Tôi nói vậy để mọi người biết lăng mộ này có giá trị khủng như thế nào. Chúng tôi đi xa quê làm ăn, hễ đi đâu cũng tự hào về công trình đó bởi hiếm có có nơi nào có lăng mộ bạc tỷ như thế”.
Công trình lăng mộ của đại gia quê lúa được khởi công xây dựng từ năm 2002 và hoàn thành vào năm 2011. Đặc biệt ông Sen đã phải mất hàng chục năm tham khảo, học hỏi và bỏ ra tiền tỷ để thuê kiến trúc sư người Pháp thiết kế lăng mộ. Ban đầu, ông dự định thiết kế khu mộ cao tới 51cm để người ở xa vẫn có thể “mục sở thị”. Song do nền đất yếu, công trình quá nặng khiến đất lún sâu nên đã phải rút ngắn độ cao cũng như nhiều hạnh mục khác.
Công trình lăng mộ của đại gia quê lúa được khởi công xây dựng từ năm 2002 và hoàn thành vào năm 2011.
Lăng mộ Đức Hoằng Nghị Đại Vương gồm 3 phần: phần móng, khuôn viên và mộ chính. Theo đó, móng lăng mộ ăn sâu xuống lòng đất 4,2m, được đổ bê tông kín đặc tạo thành tầng hầm rất rộng. Tiếp theo là lăng mộ gồm 3 tầng, 6 mái, cao 41m. Mái tầng một của lăng mộ gồm đôi rồng khổng lồ chầu vào chiếc “bánh xe lịch sử” ở trung tâm mặt trước lăng mộ. Những tầng trên, các mái dốc đều có rồng chầu mặt nguyệt cùng các hình vẽ, hình khắc đều được sự tư vấn của các nhà văn hóa, sử học để cho phù hợp với kiến trúc đời Lý và đời Trần.
Lăng mộ có 3 cửa vào, cánh cửa khổng lồ bằng gỗ dày đến 20cm. Bên trong gây choáng ngợp với hàng vạn chi tiết đều cầu kỳ, tinh vi. Đáng nói trong lòng lăng mộ rộng gần 800m2, có tới 42 cột trụ đỡ mái rộng nặng nghìn tấn.
Phía dưới tầng chính của lăng mộ là tầng hầm sâu xuống lòng đất. Tầng hầm gồm tổng cộng 20 căn phòng thông nhau, 4 phòng xây kín.
Một góc của khu lăng mộ.
Tại tầng 2 của của lăng mộ là nơi thờ Đức Hoằng Nghị Đại Vương cùng 4 vị phu nhân. Còn tầng 3 là nơi thờ 4 vị Thủy tổ của nhà Trần cùng các vị vua và các quan quân thân cận. Trong lăng mộ còn có tượng của vua Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của nhà Lý cùng tượng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trước lăng mộ là những công trình bằng đá xanh được chạm trổ cầu ký và kỹ tlưỡng. Đặc biệt trong khuôn viên còn có hai rồng đá từ thời Trần ngự ở hai bên… điểm tô cho lăng mộ ngày càng thêm đẹp và hoàng tránh.
Về lý do bỏ tiền tỷ xây dựng lăng mộ, đại gia Trần Văn Sen từng tiết lộ rằng ông Hoằng Nghị có công lớn đối với đất nước. Và trải qua năm tháng, đền thờ ông đã bị tàn phá, hư hỏng gần như toàn bộ. Lúc này ông Sen đã nghĩ đến tổ tiên, quyết định tôn tạo lại đền thờ và di dời mộ của Đức Hoằng Nghi Đại Vương về lăng mộ mới.
Hiện tại nơi này thường xuyên đón tiếp khách tập phương ghé tới thắp hương cũng như chiêm ngưỡng kiến trúc kỳ công và bề thế của khu lăng mộ.