Và khi “có của ăn của để”, người dân ở làng chài nghèo bắt đầu nghĩ đến chuyện xây mồ dựng mả hoành tráng. Họ đi khắp nơi tìm mẫu, kiến thiết và xây dựng lăng mộ trị giá hàng trăm, hàng tỷ đồng.
Đến xứ Huế mộng mơ, hỏi “thành phố ma An Bằng” không ai không biết bởi hàng chục năm qua đã nổi tiếng với những ngôi mộ trị giá bạc tỷ, xa hoa bậc nhất Việt Nam. Khu lăng mộ toạ lạc tại nghĩa địa thôn An Bằng (Vinh An, Phú Vang) với diện tích rộng khoảng 40 ha nằm trải dài trên phần đất lớn.
“Ở đó có rất nhiều ngôi mộ trị giá tiền tỷ, được trang hoàng lộng lẫy và xa hoa lắm! Vì thế dân bản địa từ bao đời nay đã gọi nó bằng cái tên vừa sang vừa ma mị như “thành phố của người chết”, “thành phố ma An Bằng”…
Khu lăng mộ toạ lạc tại nghĩa địa thôn An Bằng (Vinh An, Phú Vang) với diện tích rộng khoảng 40 ha nằm trải dài trên phần đất lớn.
Khu nghĩa địa giàu có này còn nổi tiếng hơn khi năm 2006 hãng tin Daily Mail của Anh bất ngờ đăng tải chùm ảnh về nghĩa trang kèm theo lời bình “nghĩa trang kỳ lạ, đầy màu sắc và xa hoa bậc nhất Việt Nam”. Từ đó người dân trong vùng bắt đầu đổ về đây để chiêm ngưỡng xem thực hư như thế nào, có xứng đáng với danh xưng “thành phố của người chết” hay không. Thậm chí một số người có tiền ở nơi khác cũng tìm về, tham khảo cho bản thân mẫu mộ phù hợp khi nằm xuống”, anh Hùng Đinh (45 tuổi) – một người dân tại xã Vinh An cho biết.
Vừa dứt lời, anh Hùng Đinh bắt đầu “miêu tả” về khu lăng mộ bằng vài câu so sánh: “Cứ nơi nào có nhiều ngôi mộ cao hơn cả nhà dân thì đó là làng An Bằng”; “Khu lăng mộ cao sừng sững và được trang hoàng xa hoa như cung điện xưa của vua chúa”…
Khu nghĩa địa giàu có này còn nổi tiếng hơn khi năm 2006 hãng tin Daily Mail của Anh bất ngờ đăng tải chùm ảnh về nghĩa trang kèm theo lời bình “nghĩa trang kỳ lạ, đầy màu sắc và xa hoa bậc nhất Việt Nam”.
An Bằng vốn là làng chài nghèo, cuộc sống của ngư dân chủ yếu phụ thuộc vào khai thác thuỷ sản gần bờ. Đầu những năm 90 của thể kỷ XX, nhà nước cho phép Việt kiều gửi tiền về cho người thân ở quê nên làng An Bằng đã “chuyển mình” sang một trang đời mới. Theo đó ngư dân được rất nhiều người thân ở Mỹ gửi tiền về, từ đó bắt đầu thay đổi cuộc sống bằng cách tậu xe sang, làm nhà cao tầng, biệt thự…
Và khi “có của ăn của để”, người dân ở làng chài nghèo bắt đầu nghĩ đến chuyện xây mồ dựng mả hoành tráng. Họ đi khắp nơi tìm mẫu, kiến thiết và xây dựng lăng mộ trị giá hàng trăm, hàng tỷ đồng. Đáng nói, những ngôi mộ cứ thi nhau mọc lên như nấm, san sát… Thậm chí nhiều gia đình xây rồi lại đập đi vì mộ không đẹp và nhỏ hơn các ngôi mộ kề bên.
Nhiều gia đình xây rồi lại đập đi vì mộ không đẹp và nhỏ hơn các ngôi mộ kề bên.
“Tôi nghe người ta đồn có gia đình bỏ ra 1.5 tỷ đồng để xây lăng mộ. Song dù to nhỏ thế nào, tất cả mộ ở nghĩa trang An Bằng đều có chung mẫu thiết kế từ lăng Khải Định. Sau đó gia chủ sẽ tiến hành thêm bớt để phù hợp với túi tiền cũng như thẩm mỹ riêng.
Ở đây, một số hộ vẫn còn sống nhưng đã xây dựng mộ từ trước. Họ muốn mồ mả của mình được chu toàn ngay từ khi nằm xuống. Nói chung họ có tiền nên muốn gì cũng được, lo trước cái chết của mình cũng là điều đáng làm”, anh Hùng Đinh nói.
Vẻ đẹp lộng lẫy và xa hoa ở một góc của nghĩa địa.
Hiện tại các công trình mộ tại làng chài An Bằng ngày càng to lớn và công phu hơn trước đây. Những ngôi mộ được trang trí bởi nghệ thuật "khảm sành sứ" đặc trưng ở xứ Huế, với những họa tiết hoa lá và hình rồng với những cổng tam quan, mái ngói lưu ly, câu đối...
“Gần đây, làng An Bằng dù không phải địa điểm du lịch tại Huế song thu hút nhiều du khách ghé tới tham quan và chiêm ngưỡng. Họ tò mò, muốn mục sở thị “thành phố ma” xem xa hoa đến cỡ nào, có giống như lời đồn của thiên hạ hay không?”, người đàn ông miền Trung tâm sự.