Lão Phật gia là gì và lão Phật gia là ai trong lịch sử?

Ngày 23/03/2022 09:04 AM (GMT+7)

Khi nhắc đến "lão Phật gia" nhiều người nghĩ ngay đến Từ Hi Thái hậu nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là tại sao bà lại có danh xưng này và bà có phải là người đầu tiên được gọi bằng cụm từ đó?

Lão Phật gia là ai trong lịch sử?

Trong các bộ phim điện ảnh Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu - vị Hoàng thái hậu của triều đại nhà Thanh thường tự xưng là "lão Phật gia". Vì vậy mà "lão Phật gia" đã trở thành một cụm từ chuyên để gọi Từ Hi Thái hậu, tuy nhiên bà lại không phải là người đầu tiên sử dụng danh xưng này.

Một trích đoạn ghi lại trong hồ sơ của Thăng Bình thự, phụ trách việc biểu diễn cung đình của nhà Thanh có ghi: "Ngày 24 tháng 12 năm Đồng Trị thứ 2, nô tài An Phúc cẩn tấu, ngày mồng 1 tháng Giêng tết Nguyên Tiêu, Phật gia ngồi nhận chúc phúc trong Từ Ninh cung, nô tài An Phúc dẫn theo Trung Hòa tứ hầu Trung Hòa thiều lạc, xin biểu diễn hòa tấu".

Đồng Trị năm thứ 2 là năm 1863, tổng quản Thái giám An Phúc phụ trách Thăng Bình thự đã đến Từ Ninh cung chúc phúc Phật gia. Từ Ninh cung lại chính là nơi ở của Từ Hi Thái hậu, vì vậy "Phật gia" ở đây chính là dùng để gọi Từ Hi Thái hậu.

Hình ảnh lão phật gia Từ Hi Thái hậu

Hình ảnh "lão phật gia" Từ Hi Thái hậu

Cho đến năm Đồng Trị thứ 4, bắt đầu xuất hiện những cách gọi "Đông Phật gia", "Tây Phật gia", đó cũng là lúc Từ Hi và Từ An đều được dùng từ "Phật gia" để xưng hô.

Vào năm Đồng Trị thứ 12, cụm từ "lão Phật gia" chính thức xuất hiện khi Thái giám An Phúc lần đầu thêm chữ "lão" vào trước "Phật gia". Tuy nhiên người đầu tiên được gọi là "lão Phật gia" lại là Từ An chứ không phải Từ Hi.

Mãi cho đến tháng 3 năm 1881, khi Từ An Thái hậu qua đời, "lão Phật gia" mới trở thành cách gọi quen thuộc của Từ Hi. Sau này, Từ Hi rất thích chụp ảnh, mỗi lần chụp đều thích trang điểm giống Quan Âm đại sĩ cứu khổ cứu nạn, vì thế mà mọi người càng cho rằng "lão Phật gia" là cách gọi quen thuộc của Từ Hi Thái hậu.

Ý nghĩa của từ "Lão phật gia" trong lịch sử Trung Quốc

Để hiểu được danh xưng này, chúng ta phải biết một khái niệm đó chính là "Văn thù hoàng đế". Đây là cách tôn xưng của Phật Giáo Tây Tạng đối với Hoàng đế Trung Quốc (đặc biệt là Hoàng đế nhà Thanh). Phật Giáo Tây Tạng tôn trọng và cho rằng Hoàng đế Trung Quốc là hóa thân của Văn Thù Bồ Tát, khiến cho thế gian trở nên an bình, chuyển luân vương.

Căn cứ vào quan điểm được tuyên bố và công nhận bởi chính triều đình nhà Thanh thì tên gọi Mãn Châu được bắt nguồn từ tên của Văn Thù Bồ Tát ( Tiếng Phạn: Manjusri). Tên của Văn Thù Bồ Tát dịch ra chữ Hán có ý nghĩa là "Diệu cát tường"; Manju - Văn thù hoặc mạn thù có ý là mỹ diệu, lịch sự tao nhã; sri- Sư lợi hoặc thất lợi, ý nghĩa rằng cát tường, mỹ quan, trang nghiêm.

Lão Phật gia còn là cách tôn xưng của Phật Giáo Tây Tạng đối với Hoàng đế Trung Quốc

"Lão Phật gia" còn là cách tôn xưng của Phật Giáo Tây Tạng đối với Hoàng đế Trung Quốc

Và khi Hoàng đế Mãn Thanh được tôn xưng là Văn Thù Hoàng đế hay Manju Hoàng đế - Mãn Châu Hoàng đế, ngài sẽ được gọi tắt là Phật Gia. Do vậy, Lão Phật Gia chính là danh từ đặc xưng của Hoàng đế nhà Thanh.

Trong lịch sử không ít các hoàng đế của triều đại khác nhau có đặc xưng (ngoài miếu hiệu, thụy hiệu, tôn xưng). Ví dụ thời Tống thì đặc xưng Hoàng đế là "Quan gia", triều Minh thì hoàng đế đặc xưng là "Đại gia", thời Đường thì Hoàng đế đặc xưng là "Thánh nhân"....

Và chính bởi vậy, dụng ý của Từ Hy thái hậu khi cho người gọi mình là "lão phật gia" chính là để bản thân ngang hàng với các vị hoàng đế, nắm quyền lực tối cao, thỏa mãn tham vọng "dưới một người mà trên vạn người" của bà từ ngày trẻ.

Hoàng hậu duy nhất trong lịch sử triều đại nhà Thanh dám cắt tóc đoạn tình với hoàng đế
Vị hoàng hậu này còn được nhà làm phim xây dựng thành nhân vật chính trong tác phẩm " Hậu Cung Như Ý Truyện".

Thâm cung bí sử

Theo P.H
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử