Tại sao hoàng đế không được gắp quá 3 miếng mỗi món dù rất thích?

Ngày 13/02/2024 13:30 PM (GMT+7)

Mỗi bữa ăn của hoàng đế thời xưa có thể có tới cả trăm món ăn, thế nhưng nhà vua không bao giờ gắp quá 3 lần mỗi món kể cả khi rất thích, vậy lý do tại sao?

Trong xã hội phong kiến cổ đại Trung Quốc, hoàng đế là người có quyền hành lớn nhất, được tôn trọng nhất, còn được coi là "thiên tử" - con của trời. Chính vì vậy, mọi việc liên quan đến hoàng đế đều vô cùng cẩn trọng, ngay cả chuyện ăn uống cũng vậy. Có hẳn một phòng chuyên phục vụ các bữa ăn cho nhà vua, còn được gọi là Ngự thiện phòng.

Tuy nhiên, không phải vị hoàng đế nắm trong tay mọi quyền lực của thiên hạ thì sẽ được ăn uống theo ý mình. Trên thực tế, chính vua cũng phải tuân theo một số quy tắc, quy định nghiêm ngặt, khắt khe trong những bữa ăn hàng ngày của mình.

Dù nhà vua có được đầu bếp giỏi nhất nước, nguyên liệu nấu ăn thuộc hàng thượng hạng, Ngự thiện phòng sẵn sàng túc trực để phục vụ bất cứ món ăn nào hoàng đế muốn, lại có kẻ hầu người hạ, cơm bưng nước rót tận nơi nhưng mỗi bữa ăn của hoàng đế lại diễn ra trong bầu không khí ngột ngạt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi" của Phổ Nghi - vị Hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, ông đã tiết lộ những sự thực "giật mình". Đó là mỗi bữa ăn của hoàng đế phải nấu đủ 120 món. Một số vị vua khác như Ung Chính hay Khang Hy đã chỉ đạo giảm số lượng món ăn trong bữa ăn của mình đi. Tuy nhiên, đến thời "lão Phật gia" Từ Hy Thái hậu, bà yêu cầu Ngự thiện phòng phải nấu đủ 120 món cho mình mỗi bữa dù không bao giờ ăn hết, thậm chí có những món còn không hề đụng đũa.

Dù có nhiều món ăn được bày biện trước mắt như vậy nhưng hoàng đế Trung Hoa lại phải tuân theo một "quy tắc ngầm", đó là không được gắp quá 3 miếng mỗi món, thêm một miếng cũng không được, kể cả khi đó là món ăn mà vua rất thích.

Khi hoàng đế dùng bữa, thông thường sẽ luôn có một thái giám đứng cạnh để hầu hạ. Người này có nhiệm vụ gắp những món ăn mà hoàng đế chỉ định. Món nào đã được gắp tới lần thứ 3 sẽ lập tức bị mang ra ngoài. Trong vòng nửa tháng, món ăn đó sẽ không được xuất hiện trên bàn ăn của vua nữa. Vậy tại sao hoàng đế lại không được ăn món ăn theo sở thích của mình?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo CCTV, lý do cho chuyện này là để tránh trường hợp hoàng đế bị đầu độc. Nếu hoàng đế tỏ ra rất yêu thích một món ăn nào đó, những kẻ có tâm địa có thể thăm dò và biết được sở thích ăn uống của vua và dễ dàng bỏ chất độc vào đó để mưu hại. 

Tuy nhiên, thái giám phục vụ bên cạnh hoàng đế không chỉ có nhiệm vụ gắp món ăn, mà còn phải ghi chép và nghiên cứu khẩu vị của hoàng đế để phục vụ cho ông những món ăn ngon, hợp khẩu vị. Ngoài ra, hoàng đế cũng có những biện pháp để tránh bị đầu độc khi ăn uống, thế nhưng không phải là cách thử trâm bạc như chúng ta thường thấy trên phim ảnh. Vua Phổ Nghi chia sẻ trong cuốn sách "Nửa đời trước của tôi" rằng bát đĩa của vua sẽ được gắn "ngân bài" để phát hiện chất độc. Ngoài ra, trước khi bữa ăn được dâng lên vua, sẽ có một thái giám làm công việc thử trước các món ăn, xác nhận không có vấn đề gì mới dâng lên cho hoàng đế ăn.

Hoàng cung cũng đặt ra những quy tắc nghiêm ngặt khác về chuyện ăn uống của vua. Hoàng đế luôn phải dũng bữa một mình cô đơn, ngay cả hoàng hậu hay các thái tử cũng không được ăn cùng. Chỉ có những dịp lễ đặc biệt, hoàng đế mới dùng bữa cùng các phi tần và con cái.

Trước khi động phòng với hoàng đế, hoàng hậu phải ăn một món mà hiện nay không ai dám ăn
Ngay cả khi là bậc mẫu nghi thiên hạ, hoàng hậu vẫn phải trải qua rất nhiều lễ nghi trong hôn lễ, trong đó có một món ăn là thứ không thể thiếu.

Thâm cung bí sử

Theo K.H
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử