Hộ của anh Nguyễn Ngọc Trị, ở ấp 8 xã Long Trị, thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong đó chỉ tận dụng hơn 20 m2 đất quanh nhà xây hầm nuôi càng đước nhưng đem lại nguồn lợi đáng kể
Từ việc nuôi con càng đước, bán và tự ương giống càng đước sau nhiều năm, qua nhiều lần xuất bán khoảng 40 con từ 4 – 10 kg, anh Trị có nguồn thu nhập gần 20 triệu đồng.
Hiện nay, trong hầm nhà anh Nguyễn Ngọc Trị, ở ấp 8 xã Long Trị, thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) còn hơn 30 con càng đước giống.
Anh Nguyễn Ngọc Trị, ở ấp 8 xã Long Trị, thị xã Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) đang xịt nước, thay nước trong chuồng nuôi con càng đước.
Giá càng đước do anh Nguyễn Văn Trị nuôi ra được thương lái thu mua luôn ổn định từ 350.000 – 400.000 đồng/kg.
Theo anh Trị, càng đước là loại dễ nuôi, ít bệnh tuy nhiên phải thay nước thường xuyên, 1 ngày thay nước 1 lần.
Thức ăn của càng đước ngoài rau, củ thì mỗi ngày anh Nguyễn Ngọc Trị tốn khoảng 10.000 dồng tiền thức ăn công nghiệp.
Con càng đước nuôi trong vòng 2 năm sẽ xuất bán được vì có thị trường tiêu thụ mạnh.
Con Càng đước hay còn được biết đến với tên gọi là rùa răng hay rùa đầu vàng. Môi trường sinh sống của càng đước là các sông, rạch, kênh, ao nước ngọt và ruộng ngập nước chảy chậm. Càng đước nằm trong danh sách những loài động vật quý hiếm.
Con càng đước nổi bật với cái đầu màu vàng hoặc cam, có các đốm đen. Trán, hàm và cổ của càng đước có màu vàng với các dải sẫm màu hơn. Hàm trên của con càng đước có hai hình chiếu hoặc chóp nhọn. Mai của nó có màu xám đậm, khá mịn và có hình vòm.
Khu vực sinh sống của rùa răng -tức con càng đước thường là ao, hồ, đầm lầy, ruộng lúa,…Khu vực có nguồn nước chảy chậm, đây có thể coi là đặc điểm đặc trưng của các loài trong họ rùa đầm.
Đặc biệt ở Việt Nam rùa răng hay càng đước được phát hiện nhiều ở các khu vực như Đồng Nai, Kiên Giang, Cà Mau,..nơi có những khu đầm phá, hồ và kênh rạch chằng chịt.