Loại quả xưa để chín rụng đầy gốc, giờ thành đặc sản lạ cực ngon được lùng mua khắp nơi

HÀ ANH - Ngày 01/08/2021 09:39 AM (GMT+7)

Vốn chỉ là loại quả hoang dại, thế nhưng với vị đặc trưng riêng có, trái giác bây giờ được những người sành ăn săn lùng, trở thành gia vị cho các món ăn trong nhà hàng, hoặc để ngâm rượu, làm mứt.

Miền Tây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với đa dạng hệ sinh thái thực vật, vô vàn loài cây cỏ có thể trở thành món ăn ngon, hấp dẫn. Với Cà Mau, địa phương này cũng có sản vật phong phú làm đắm say nhiều du khách khi đặt chân tới nơi đây, trong đó phải kể đến trái giác.

Loại quả xưa để chín rụng đầy gốc, giờ thành đặc sản lạ cực ngon được lùng mua khắp nơi - 1

Loại quả xưa để chín rụng đầy gốc, giờ thành đặc sản lạ cực ngon được lùng mua khắp nơi - 2

Từ xưa, trái giác đã đi vào mấy câu ca dao quen thuộc: “Trái giác già, trái giác màu đen/ Thương người có nghĩa mấy phen hẹn thề”. Ở vùng đất Cà Mau, trái giác là một loại quả mọc hoang khắp nơi, xưa ai thích thì hái về để nấu canh, số còn lại để chín rụng đầy gốc hoặc để chim rỉa chứ không có ai mua bán hay đặt nặng chuyện tiền bạc.

Mấy năm trở lại đây, loại quả mọc hoang dai này bỗng trở thành một loại quả gia vị “đặc sản” cho nhiều món ăn của người miền Tây trong các nhà hàng, hoặc để làm mứt, ngâm rượu, thậm chí còn giúp người dân nơi đây có thu nhập đáng kể.

Trái giác, một loại gia vị mà ngày nay đã trở thành “đặc sản” cho nhiều món ăn của người miền Tây

Trái giác, một loại gia vị mà ngày nay đã trở thành “đặc sản” cho nhiều món ăn của người miền Tây

Giác là một loại cây dây leo, thường bám vào các hàng rào, cây bụi, lau sậy. Loại cây này mọc nhiều ở vùng đất ngập mặn và đất phèn. Trái giác tròn, nhỏ và đơm thành chùm. Khi còn non, trái nhỏ như hạt đậu xanh. Càng lớn, trái to khoảng đầu ngón tay út.  Khi chín, trái giác có màu tím hoặc đen thẫm tựa như trái nho chín. Có lẽ cũng bởi yếu tố này mà nó còn được gọi bằng cái tên “nho rừng”.

Trái giác có vẻ bề ngoài rất giống quả nho, nên nó còn được gọi bằng cái tên “nho rừng”

Trái giác có vẻ bề ngoài rất giống quả nho, nên nó còn được gọi bằng cái tên “nho rừng”

Về hương vị, trái giác non có vị chua chát, đến khi già sẽ chuyển từ chua thanh sang chua ngọt. Chính cái vị chua rất riêng này mà trái giác trở thành gia vị cho các món ăn quen thuộc của người dân miền quê. Chúng thường được dùng phổ biến để nấu rượu, kho cá, nấu canh chua, cá nào kho với trái giác cũng ngon và lạ miệng.

Canh cá chua nấu với trái giác là một trong những món ăn đặc sản của người dân nơi đây

Canh cá chua nấu với trái giác là một trong những món ăn đặc sản của người dân nơi đây

Trước đây, trái giác chỉ có tác dụng như một gia vị. Đến mùa, người dân hái về phục vụ bữa ăn. Nhưng hiện nay trái giác chín có thành phần hóa học và mùi vị như trái nho nên nó cũng được sử dụng để ủ rượu. Ngoài ra, một số cơ sở còn làm mứt trái giác. Các sản phẩm này trở thành đặc sản, được người dân và nhiều du khách trong và ngoài nước ưu thích, tìm mua làm quà vì sự đặc biệt. Rượi trái giác được bán với giá 220.000 đồng/chai.

Chính vì có thể sử dụng, chế biến được thành nhiều sản phẩm khác nhau nên ngày nay, trái giác còn trở thành một loại đặc sản, góp phần mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương nơi đây. Nó được người đân nơi đây coi là “lộc trời ban” vì giúp người dân cải thiện đời sống. 

Vào mùa thu hoạch trái giác, coi loại quả này là “lộc trời ban” vì nó có thể giúp cải thiện đời sống kinh tế cho người dân địa phương

Vào mùa thu hoạch trái giác, coi loại quả này là “lộc trời ban” vì nó có thể giúp cải thiện đời sống kinh tế cho người dân địa phương

Chị Hà Minh Hằng (một người bán hoa quả ở chợ Cà Mau) cho biết mấy năm gần đây, cứ đến mùa chị bán mỗi ngày được cả tạ trái giác cho cả khách mua lẻ và mua sỉ. Mỗi kg trái giác mua lẻ có giá 30.000-35.000 đồng, còn mua sỉ thì giá mềm hơn. "Trái giác mọc dại nên số lượng phụ thuộc vào người dân đi hái, có những đợt hàng ít không có đủ để bán, ai muốn mua nhiều phải đặt trước vài ngày mới gom đủ".

Trái giác chín rộ ở rừng tràm U Minh Hạ khoảng từ tháng 6 đến cuối năm âm lịch. Thời điểm này, người dân tranh thủ đi hái và bán cho các cơ sở thu mua. Thông thường, mỗi ngày người dân tranh thủ vào bìa rừng để hái trái giác, có thể thu được khoảng 20- 30kg trái giác.  

Nhiều nhà hàng thu mua quả trái giác để làm hương vị cho các món ăn đặc sản

Nhiều nhà hàng thu mua quả trái giác để làm hương vị cho các món ăn đặc sản

Anh Minh Hải, một người dân địa phương cho biết mỗi ngày anh kiếm được từ khoảng 200.000-400.000 đồng/ngày nhờ hái trái giác. Tính cả mùa mùa trái giác, gia đình anh Hải có thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Nhờ trái giác mà cuộc sống của người dân nghèo nơi đây được cải thiện đáng kể. 

Loại quả xưa nhà nghèo ở quê ăn chống đói, nay là đặc sản gây nghiện đặt trước mới có
Giữa thị trường bão hòa của các loại đồ ăn, thức uống, cọ - loại quả bình dị bao đời ở một số vùng quê bỗng thành đặc sản, người dân thành phố lùng...

Đặc sản 4 phương

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương