Lộc trời 1 năm chỉ nở 1 lần, muốn hái phải liều nhưng kiếm bộn

Ngày 22/04/2022 11:25 AM (GMT+7)

Nếu không cẩn thận, người hái “lộc trời” rất có thể sẽ gặp rủi ro về tính mạng.

Cứ mỗi dịp cuối năm, người dân Gia Lai lại vượt hàng chục cây số đường đèo lên các đỉnh đồi để hái bông đót về làm nguyên liệu kết chổi đót - một vật dụng phổ biến trong gia đình.

Cứ mỗi dịp cuối năm, người dân Gia Lai lại vượt hàng chục cây số đường đèo lên các đỉnh đồi để hái bông đót về làm nguyên liệu kết chổi đót - một vật dụng phổ biến trong gia đình.

Người dân địa phương gọi bông đót là “lộc trời”, bởi những cây đót mọc hoang dại trải dài khắp các cánh rừng mà không cần ai chăm bón. Đây được coi là mặt hàng “hái ra tiền” tại Gia Lai.

Người dân địa phương gọi bông đót là “lộc trời”, bởi những cây đót mọc hoang dại trải dài khắp các cánh rừng mà không cần ai chăm bón. Đây được coi là mặt hàng “hái ra tiền” tại Gia Lai. 

Được biết, mùa đót ở Gia Lai bắt đầu từ khoảng tháng 12  đến tháng 3 hàng năm.

Được biết, mùa đót ở Gia Lai bắt đầu từ khoảng tháng 12  đến tháng 3 hàng năm.

Đặc điểm của loài cây này là mọc nhiều ở khu vực triền núi và lưng đồi. Mỗi năm cây đót nở hoa đúng một lần và thường vào dịp đầu xuân.

Đặc điểm của loài cây này là mọc nhiều ở khu vực triền núi và lưng đồi. Mỗi năm cây đót nở hoa đúng một lần và thường vào dịp đầu xuân.

Trước khi hái đót, người hái phải dậy từ sáng sớm để chuẩn bị thức ăn, nước uống, cũng như những dụng cụ cần thiết như dao rựa, bao tay, dây buộc… và ít dầu gió để phòng ngừa côn trùng đốt.

Trước khi hái đót, người hái phải dậy từ sáng sớm để chuẩn bị thức ăn, nước uống, cũng như những dụng cụ cần thiết như dao rựa, bao tay, dây buộc… và ít dầu gió để phòng ngừa côn trùng đốt. 

Để di chuyển tới địa điểm thu hoạch đót, người dân phải đi từ sớm bằng xe máy, sau đó đi bộ khoảng 30 phút để tới khu vực có cây đót trổ bông.

Để di chuyển tới địa điểm thu hoạch đót, người dân phải đi từ sớm bằng xe máy, sau đó đi bộ khoảng 30 phút để tới khu vực có cây đót trổ bông.

Khi thu hoạch, họ khéo léo cắt lấy từng bông đót, chú ý không nhổ cả cây để tránh gây ảnh hưởng đến gốc, giúp cây duy trì phát triển cho năm sau tiếp tục thu hái.

Khi thu hoạch, họ khéo léo cắt lấy từng bông đót, chú ý không nhổ cả cây để tránh gây ảnh hưởng đến gốc, giúp cây duy trì phát triển cho năm sau tiếp tục thu hái.

Vào mùa, trung bình một người có thể hái từ 50 - 60kg đót tươi/ngày, thậm chí có người hái được cả tạ.

Vào mùa, trung bình một người có thể hái từ 50 - 60kg đót tươi/ngày, thậm chí có người hái được cả tạ.

Sau khi mang đót từ rừng về, người dân có thể bán cho cơ sở thu mua với giá khoảng 6.500 đồng/kg đót tươi, đót khô có giá cao hơn vào khoảng 20 - 21.000 đồng/kg.

Sau khi mang đót từ rừng về, người dân có thể bán cho cơ sở thu mua với giá khoảng 6.500 đồng/kg đót tươi, đót khô có giá cao hơn vào khoảng 20 - 21.000 đồng/kg.

Trung bình một người có thể kiếm được khoảng hơn 300.000 đồng/ngày, gia đình nào huy động được đông người thì có thể kiếm được nhiều hơn.

Trung bình một người có thể kiếm được khoảng hơn 300.000 đồng/ngày, gia đình nào huy động được đông người thì có thể kiếm được nhiều hơn.

Công việc hái đót đã mang thêm nguồn thu nhập cho các gia đình địa phương trong khoảng thời gian khó khăn do dịch bệnh.

Công việc hái đót đã mang thêm nguồn thu nhập cho các gia đình địa phương trong khoảng thời gian khó khăn do dịch bệnh.

Bà Nguyễn Thị Thu (Gia Lai) - chủ đại lý chuyên thu mua đót cho biết, mỗi năm giá thu mua đót lại tăng khoảng 5 - 7% vì nhu cầu đót làm chổi ngày càng nhiều.

Bà Nguyễn Thị Thu (Gia Lai) - chủ đại lý chuyên thu mua đót cho biết, mỗi năm giá thu mua đót lại tăng khoảng 5 - 7% vì nhu cầu đót làm chổi ngày càng nhiều.

Mỗi năm, gia đình bà Thu lại thu mua từ 140 - 150 tấn đót khô, sau đó bán cho các cơ sở sản xuất chổi ở các tỉnh.

Mỗi năm, gia đình bà Thu lại thu mua từ 140 - 150 tấn đót khô, sau đó bán cho các cơ sở sản xuất chổi ở các tỉnh.

Tuy nhiên, nghề hái đót cũng vô cùng nguy hiểm bởi đót thường mọc ở vách đá, bờ suối. Nếu không cẩn thận người thợ hái đót rất dễ trượt chân bị thương, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng.

Tuy nhiên, nghề hái đót cũng vô cùng nguy hiểm bởi đót thường mọc ở vách đá, bờ suối. Nếu không cẩn thận người thợ hái đót rất dễ trượt chân bị thương, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng.

Việc phơi đót thuê cũng giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với thu nhập từ 150 - 200.000 đồng/ngày.

Việc phơi đót thuê cũng giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với thu nhập từ 150 - 200.000 đồng/ngày.

Loài cá nhà nghèo xưa giá rẻ như cho, nay đổi đời thành đặc sản 120.000đồng/kg nhà giàu săn lùng
Đây là loài cá sống trong tự nhiên, vào mùa từ khoảng tháng giêng tới tháng 4 âm lịch. Trước đây, cá mòi nhiều vô kể, vớt mỏi tay, còn bây giờ nó trở...

Đặc sản 4 phương

Theo Hương Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h