Nhiều khả năng buồng lái máy bay MH370 đã bị giảm áp suất. Điều này đã gây nên việc thiếu ô xy trong buồng lái và hậu quả khiến phi cơ trưởng Zaharie Shah và cơ phó trở nên mất ý thức và mất khả năng kiểm soát máy bay.
Theo Express, máy bay MH370 mất tích khi đang trong hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, Trung Quốc chở theo 239 người trên khoang. Chiếc Boeing 777 lần cuối liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu vào lúc 1h19 phút sáng khi máy bay bay qua Biển Đông trước khi biến mất khỏi màn hình radar dân sự. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều về sự bí ẩn lớn nhất của hàng không hiện đại này là khả năng buồng lái máy bay đã bị giảm áp suất.
Điều này đã gây nên việc thiếu ô xy trong buồng lái và hậu quả khiến phi cơ trưởng Zaharie Shah và cơ phó trở nên mất ý thức và mất khả năng kiểm soát máy bay.
Lý do thực sự khiến MH370 mất tích vẫn còn là điều bí ẩn.
Giả thuyết này được cựu phi công Alastair Roenschein đưa ra. Và theo nhân vật này, bình ô xy đã phát nổ trên khoang.
“Tôi tin chắc rằng họ đã bị mất ý thức vì thiếu ô xy và họ mặc máy bay bay vô định cho đến khi hết nhiên liệu. Đây không phải lần đầu tiên điều này xảy ra với máy bay, đó là điều bình thường”, cựu phi công cho hay.
“Hộp chứa ô xy đã từng 3 lần phát nổ trên một máy bay Boeing 777”, cựu phi công nhận định.
Ông Rosenchein tiết lộ rằng việc rò rỉ khí ô xy rất dễ gây nổ đồng thời cho rằng trong trường hợp này hành khách khó sống sót. Cựu phi công cho biết bản thân ông đã từng rơi vào tình huống điều khiển máy bay bị giảm áp suất hai lần, một lần với máy bay B737 và một lần với 747 Jumbo.
“Nguy hiểm từ việc giảm áp suất gây ra với buồng lái là rất nhanh và hậu quả là vô cùng khốc liệt”, cựu phi công cho biết.
Đã 5 năm trôi qua kể từ khi MH370 mất tích, đến nay lý do thực sự khiến máy bay mất tích vẫn còn là điều bí ẩn.
Khi mất tích vào ngày 8/3/2014, bên cạnh 239 hành khách và thành viên phi hành đoàn, MH370 còn chở theo một loạt hàng hóa trong đó có 5 tấn măng cụt và 221 kg pin lithium-ion.
Vì lẽ đó nên thợ săn MH370 kiêm nhà báo viết về mảng hàng không, ông Clive Irving, đặt giả thuyết chiếc Boeing 777 có thể đã rơi xuống đại dương do chở một lượng lớn trái cây và pin lithium-ion dễ cháy.
Ông Irving lập luận chất điện phân trong pin lithium-ion rất dễ cháy ở nhiệt độ cao. Vì vậy, trong quá trình máy bay di chuyển, những cục pin bị lắc có thể đã làm bùng lên ngọn lửa, khiến chiếc Boeing 777 rơi xuống biển.
Nhà báo này cho rằng vụ hỏa hoạn có thể đã làm vô hiệu hóa hệ thống chữa cháy trên máy bay. "Một đám cháy do pin lithium gây ra đủ mạnh để phá vỡ lớp lót đặc biệt trong kho chứa hàng, dẫn đến nồng độ khí Halon chống cháy bị suy giảm" , ông Irving giải thích
Tuy nhiên, trong báo cáo cuối cùng về vụ mất tích MH370 được chính quyền Malaysia công bố hồi tháng 7/2018, các nhà điều tra đã phủ nhận giả thiết pin lithium-ion gây cháy khiến máy bay gặp nạn.
Ngoài giả thuyết trên, sự mất tích của MH370 còn gắn với nhiều giả thuyết khác như máy bay rơi xuống biển, máy bay hỏng động cơ... Thậm chí nhà điều tra độc lập Andre Milne mới đây đã đưa ra giả thuyết gây bất ngờ rằng những kẻ không tặc sử dụng cả máy bay giả, bay qua Maldives rồi hạ cánh trên biển Andaman để nhằm thu hút sự chú ý. Máy bay MH370 thực sự hướng về phía bắc, hạ cánh ở Campuchia, ông Milne nói.
“Họ cho máy bay giả bay thấp, để nhiều người có thể nhìn thấy, tạo nghi vấn giả, sau đó cho máy bay từ từ hạ cánh xuống biển Andaman”, ông Milne nói.
Trong khi đó, cựu phi công Goodfellow cho rằng cơ trưởng MH370 có ý định hạ cánh xuống Langkawi, quần đảo ngoài khơi phía Tây Bắc Malaysia, sau khi một đám cháy bùng phát trong buồng lái.
Vụ mất tích máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airline vẫn còn nhiều điều bí ẩn chờ được giải mã cụ thể.