Mâm cơm tất niên nhà nào cũng có, nhưng không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của nó

LONG NGUYỄN - Ngày 20/01/2023 07:00 AM (GMT+7)

Càng gần đến những ngày cuối năm thì người dân lại tất bật chuẩn bị cho các phong tục truyền thống để đón Tết, trong đó có việc làm mâm cơm tất niên. Vậy tất niên có ý nghĩa gì, tại sao lại cần phải thực hiện?

Trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt Nam, tất niên luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cứ vào ngày cuối cùng của năm, người người nhà nhà lại tất bật vào bếp để làm mâm cơm cuối năm, để đánh dấu thời khắc chuẩn bị chuyển giao sang năm mới tốt đẹp hơn.

Tất niên là gì?

Tất niên hay còn được gọi là bữa cơm tất niên, tiệc tất niên,... là một tập tục, nghi thức cần phải thực hiện để đánh dấu cho việc kết thúc năm cũ, chuẩn bị chào đón năm mới tốt đẹp hơn. Thông thường tiệc tất niên sẽ được tổ chức vào buổi chiều tối ngày cuối cùng của năm cũ, tức là vào ngày 30 tháng Chạp (29 tháng Chạp nếu tháng đó là tháng thiếu).

Mâm cơm tất niên nhà nào cũng có, nhưng không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của nó - 1

Trong ngày cuối cùng của năm, các thành viên trong gia đình sẽ cùng ngồi quây quần bên nhau, cùng thưởng thức các món ăn ngon, cùng trò chuyện vui vẻ, tình cảm. Tùy theo phong tục của từng địa phương mà bữa tiệc tất niên có thể có thêm bạn bè, họ hàng tham gia,... Đây là nét đẹp văn hóa ngày Tết lâu đời và không thể thay thế của người dân Việt Nam.

Tất niên có ý nghĩa gì?

Bữa cơm tất niên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngày cuối cùng của năm. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau, đoàn tụ sau một năm xa cách. Theo quan niệm của người xưa, gia đình nào càng có đông đủ thành viên, con cháu trong nhà trong bữa cơm cuối năm, thì gia đình đó càng hạnh phúc, may mắn, đủ đầy.

Trong bữa cơm tất niên, mọi người sẽ cùng nhau trò chuyện, tâm sự về những điều đã diễn ra trong năm cũ, cả những thứ đã hoặc chưa làm được. Ngoài ra đây cũng là dịp để giải quyết các mối bất hòa, cùng nhau đón mừng năm mới tốt đẹp hơn.

Mâm cơm tất niên nhà nào cũng có, nhưng không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của nó - 2

Bên cạnh đó, ngày cuối cùng của năm còn là thời khắc kết thúc năm cũ, đón mừng năm mới. Ông Công ông Táo sẽ được mời về để cai quản khu bếp núc, ăn Tết cùng với gia đình, tiếp tục công việc giám sát cho năm tiếp theo. Đây cũng là dịp để con cháu tri ân công lao, ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, tổ tiên.

Rất nhiều công ty, doanh nghiệp cũng hay tổ chức bữa tiệc tất niên cuối năm như một cách để tổng kết lại quá trình hoạt động trong một năm đã qua. Từ đó mọi người cùng nhau ăn mừng cho sự thành công và phát triển của công ty, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong năm cũ để có thể làm tốt hơn trong năm mới. Bữa tiệc cuối năm cũng là một cách để công ty, doanh nghiệp cảm ơn người lao động đã đồng hành và gắn bó, nỗ lực không ngừng,...

Mâm cơm tất niên ở 3 miền có gì khác biệt?

Tùy theo từng phong tục của 3 miền mà mỗi gia đình có thể làm mâm cơm cúng tất niên khác nhau. Nhưng về cơ bản các món ăn trong bữa cơm vẫn đều là món ăn truyền thống, mang đậm hương vị Tết của người Việt.

1. Mâm cơm cúng tất niên ở miền Bắc có những gì?

Đối với các gia đình ở miền Bắc, mâm cơm tất niên yêu cầu sự đầy đủ, cầu kỳ và thịnh soạn trong các món ăn truyền thống. Trước kia có nhiều gia đình vẫn giữ thực đơn cho bữa cơm tất niên gồm 6 bát, 8 đĩa. Tuy nhiên với nhiều gia đình hiện đại chỉ lựa chọn thực đơn gồm 4 bát, 4 đĩa, hướng tới sự tối giản nhưng vẫn có đầy đủ các món ăn quan trọng nhất.

Mâm cơm tất niên nhà nào cũng có, nhưng không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của nó - 3

Thực đơn 4 bát, 4 đĩa trong mâm cơm cúng tất niên ở miền Bắc bao gồm các món ăn sau:

- 1 đĩa thịt gà trống luộc

- 1 đĩa bánh chưng

- 1 đĩa nem rán

- 1 đĩa giò lụa hoặc chả quế

- 1 bát canh bóng thập cẩm

- 1 bát miến

- 1 bát canh măng

- 1 bát dưa hành

2. Mâm cơm cúng tất niên ở miền Trung gồm những gì?

Người miền Trung ưa thích các món ăn truyền thống của họ. Do đó trong mâm cơm tất niên sẽ có nhiều món ăn đặc sản của miền Trung thay vì các món ăn thường xuất hiện trong ngày Tết như ở miền Bắc hoặc miền Nam. Thực đơn các món ăn cụ thể gồm các món sau đây:

- 1 đĩa bánh chưng hoặc bánh tét

- 1 đĩa giò Huế

- 1 đĩa thịt đông

- 1 đĩa nộm thịt gà bóp rau răm

- 1 đĩa nem rán

- 1 đĩa thịt heo luộc

- 1 đĩa cá chiên

- 1 bát canh măng

- 1 bát miến Huế

- 1 bát dưa hành

Mâm cơm tất niên nhà nào cũng có, nhưng không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của nó - 4

3. Mâm cơm cúng tất niên ở miền Nam có gì khác biệt so với 2 miền còn lại?

Do khí hậu ở miền Nam là nhiệt đới, nóng quanh năm chứ ít khi lạnh giá. Vậy nên những món ăn trong mâm cơm tất niên ngày Tết đều phải là những món nguội, có thể để được lâu. Vậy nên chủ yếu trong thực đơn sẽ có nhiều món ăn, cụ thể như sau:

- Bánh tét

- 1 bát canh măng

- 1 bát thịt kho tàu

- 1 đĩa thịt heo luộc

- 1 đĩa chả giò rán

- 1 đĩa chả quế

- 1 bát củ kiệu

- 1 đĩa dưa giá

- 1 bát canh khổ qua nhồi thịt

- 1 đĩa rau củ xào thập cẩm

Mâm cơm tất niên nhà nào cũng có, nhưng không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của nó - 5

Như vậy, có thể thấy được ngày tất niên là một dịp vô cùng quan trọng để kết thúc năm cũ, đón chào năm mới. Đây là nét đẹp văn hóa không thể thiếu, giúp mọi người gắn kết và thêm gần nhau hơn.

Mâm cơm tất niên nhà nào cũng có, nhưng không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của nó - 6

Cúng tất niên năm nay ngày nào là chuẩn nhất? Những điều tuyệt đối tránh khi cúng tất niên
Hiện nhiều gia đình đều cúng tất niên trước ngày 30 là không đúng với bản chất và phong tục xưa, các chuyên gia cho rằng đã là tất niên thì phải cúng trong ngày cuối cùng của năm cũ.

Tết nguyên đán

Theo LONG NGUYỄN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết Nguyên Đán 2023 - Khắc ghi từng giây phút yêu thương