Mẹ bầu khắc khoải từng ngày trong viện: "Sự sống của mẹ con tôi đang ngắn lại"

Thu Hiền - Ngày 21/08/2020 00:12 AM (GMT+7)

Do tình trạng khan hiếm máu, những người phụ nữ mang thai đang khắc khoải chờ máu từng ngày để duy trì sự sống, không có máu cũng đồng nghĩa sự sống của họ càng ngắn lại.

Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hiến máu cứu người. Vì thế, nguồn máu để cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh luôn trong tình trạng thiếu thốn.

Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, đơn vị cung cấp máu cho hầu hết các bệnh viện ở khu vực phía Bắc đã triển khai nhiều biện pháp, chương trình để kêu gọi, vận động người dân hiến máu cứu người, tuy nhiên lượng máu thu về vẫn không đủ so với nhu cầu điều trị cho người bệnh. 

Đầu tháng 8 đến nay, rất nhiều cơ sở y tế liên tiếp ra thông báo khẩn kêu gọi người dân hiến máu. Còn với các bệnh nhân - nhất là những người mắc bệnh về máu hàng ngày phải sống trong thấp thỏm lo âu, vì máu chính là nguồn sống của họ, không có máu đồng nghĩa với cái chết.

Mẹ bầu khắc khoải từng ngày trong viện: amp;#34;Sự sống của mẹ con tôi đang ngắn lạiamp;#34; - 1

Những em bé cũng đang chờ đợi những giọt máu để duy trì sự sống. Ảnh: Công Thắng.

“Ai cũng lo lắng và sợ dịch bệnh, chúng tôi cũng vậy. Vì dịch bệnh kéo dài sẽ ít người đi hiến máu, và như vậy sự sống của chúng tôi càng ngắn lại”, chị T. (đang mang thai 34 tuần, điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) chia sẻ.

Năm 2019, chị T. được chẩn đoán bị xuất huyết giảm tiểu cầu, đến khi chị mang thai thì tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn và phải liên tục đến viện kiểm tra, điều trị. Khi thai được 34 tuần, chị T. phải nhập viện gấp và đối mặt với nhiều nguy cơ như thiếu máu nuôi dưỡng thai, khả năng xuất huyết cao do giảm tiểu cầu. Với phụ nữ mang thai, việc thiếu tiểu cầu sẽ cực kỳ nguy hiểm. 

Mẹ bầu khắc khoải từng ngày trong viện: amp;#34;Sự sống của mẹ con tôi đang ngắn lạiamp;#34; - 2

Chị Trần Thị T. bị thiếu máu, tiểu cầu giảm sâu ở tuần thai thứ 34. Ảnh: Công Thắng.

Dù vào viện điều trị nhưng việc truyền các chế phẩm máu vẫn phải cầm chừng vì tình trạng khan hiếm diễn ra ở nhiều cơ sở y tế, chính người bệnh cũng phải san sẻ các chế phẩm máu cho nhau để cùng duy trì sự sống.

“Lo cho bản thân 1, nhưng tôi lo cho đứa con trong bụng 10 vì bác sĩ nói máu và các chế phẩm máu đang rất thiếu. Giờ đây tôi chỉ biết hy vọng và mong sao mọi người hãy chia sẻ với những người bệnh như chúng tôi. Những giọt máu của mọi người cho đi không chỉ cứu được 1, mà còn cứu được rất nhiều người, ngay cả các sinh linh bé nhỏ sắp chuẩn bị chào đời”, chị T. chia sẻ.

Được biết, với trường hợp của chị T. nếu không được truyền máu, truyền tiểu cầu kịp thời sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn đe dọa sự sống của cả thai nhi.

Cũng bị xuất huyết giảm tiểu cầu như chị T., chị Nguyễn Thị N. đã mang thai đến tuần thứ 36 nhưng tiểu cầu chỉ còn 5 g/l, trong khi giới hạn bình thường là 150 – 400 g/l. 

Mẹ bầu khắc khoải từng ngày trong viện: amp;#34;Sự sống của mẹ con tôi đang ngắn lạiamp;#34; - 3

Chị Nguyễn Thị N. đã mang thai đến tuần thứ 36 nhưng tiểu cầu chỉ còn 5 G/L. Ảnh: Công Thắng.

3 tháng trước chị T., đã phải nhập viện để truyền khối tiểu cầu. Đến nay, chị lại bị xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng… Đó chỉ là những dấu hiệu xuất huyết bên ngoài, còn bên trong tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xuất huyết nguy hiểm hơn đang rình rập mà cả chị và bác sĩ điều trị đều không muốn nghĩ tới.

Các bác sĩ cho biết, cả 2 thai phụ trên trong quá trình điều trị cần truyền rất nhiều khối tiểu cầu và khối hồng cầu. Nhưng với tình hình dịch COVID-19, hàng loạt điểm hiến máu bị trì hoãn, lượng máu dự trữ sụt giảm nghiêm trọng, để có được từng đơn vị máu giúp những người mẹ vượt qua “sóng gió” trong 9 tháng mang thai thực sự là một hành trình gian khó.

Với tình trạng bệnh và thiếu máu như hiện nay, cả 2 sản phụ đều sẽ phải mổ chủ động vì tiểu cầu thấp, nếu sinh tự nhiên sẽ cực kỳ nguy hiểm. Sản phụ có nguy cơ chảy máu khó cầm nên dự kiến trước, trong và sau quá trình mổ lấy thai, sản phụ sẽ cần truyền một số lượng lớn chế phẩm máu.

Mẹ bầu khắc khoải từng ngày trong viện: amp;#34;Sự sống của mẹ con tôi đang ngắn lạiamp;#34; - 4

Các điểm hiến máu thực hiện nghiêm các khuyến cáo phòng dịch COVID-19. Ảnh: Công Thắng.

Để có thể mang lại hy vọng và sự sống cho các bệnh nhân đang ngày đêm mong chờ máu, lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân hãy đi hiến máu tình nguyện để nối dài sự sống cho các bệnh nhân. Để đảm bảo hiến máu an toàn trong dịch bệnh, các điểm hiến máu đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định, vì thế người dân hoàn toàn yên tâm khi tham gia hiến máu.

CÁC ĐỊA ĐIỂM HIẾN MÁU: 
- Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương: tại tầng 2, Khoa Tiếp nhận máu (Phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội), từ 8h đến 20h tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ).

- Các địa điểm dưới đây: từ 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7. Vui lòng đến trước giờ kết thúc 45 phút để đăng ký và kiểm tra sức khỏe trước hiến máu.

+ Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm: 26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm.

+ Trạm y tế phường Nhân Chính: 132 Quan Nhân, Thanh Xuân.

+  Phòng khám đa khoa số 2 – Trung tâm Y tế quận Đống Đa: Số 10, Ngõ 122 Đường Láng, Đống Đa.

+ Nhà thi đấu Trường Đại học Bách khoa HN (số 1, ngõ 40 Tạ Quang Bửu): 8h – 17h, các ngày 10 – 30/8.

+ Nhà Văn hóa tổ 8 – 9, phường Trung Văn (216 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân – gần ĐH Hà Nội): 8h30 – 17h, các ngày 10 – 15/8 và 17 – 22/8.

Thu Hiền - Trương Hằng

Mẹ bầu sống ở phố cổ:  Đêm đến, đợi mọi người ngủ hết, cùng con gái ra ngõ tắm tiên
Kể từ khi lấy chồng về phố cổ, chị Hoa phải chịu cảnh tắm tiên ở giữa con ngõ nhỏ, mùa đông phải đi tắm thuê ở bệnh viện, nhà nghỉ.
Thu Hiền
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thiếu máu