Thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Khánh Hằng - Ngày 26/08/2021 16:18 PM (GMT+7)

Thiếu máu là tình trạng nhiều người gặp phải, có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt để ngăn chặn tình trạng thiếu máu.

Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Tình trạng này chủ yếu do mất máu, phá hủy các tế bào hồng cầu hoặc cơ thể bạn không thể tạo đủ hồng cầu. Có nhiều loại thiếu máu, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt.

Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein gọi là hemoglobin. Hemoglobin chứa đầy sắt. Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể không thể tạo ra hemoglobin cần thiết để tạo ra đủ tế bào hồng cầu nhằm cung cấp máu giàu oxy đến khắp cơ thể.

Việc thiếu folate và vitamin B-12 cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo ra các tế bào hồng cầu của cơ thể. Nếu cơ thể không thể xử lý B-12 đúng cách, bạn có thể mắc bệnh thiếu máu ác tính.

Thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì? - 1

Triệu chứng của bệnh thiếu máu:

- Cơ thể mệt mỏi hơn so với bình thường 

- Nhức đầu

- Gặp vấn đề về tập trung hay suy nghĩ

- Xuất hiện màu xanh ở lòng trắng của mắt

- Móng tay giòn

- Choáng váng nhẹ khi đứng lên ngồi xuống

- Màu da nhợt nhạt

- Khó thở

- Đau lưỡi

Nguyên nhân gây thiếu máu:

- Sử dụng một số loại thuốc.

- Sự tiêu hủy các hồng cầu sớm hơn bình thường (có thể gây ra bởi các vấn đề hệ thống miễn dịch).

- Các bệnh mãn tính như bệnh thận, ung thư, viêm loét đại tràng, hay viêm khớp dạng thấp mãn tính.

- Một số dạng thiếu máu, chẳng hạn như thalassemia hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm bị di truyền.

- Mang thai.

- Vấn đề với tủy xương như u lympho, bệnh bạch cầu, loạn sản tủy, đau tủy, hoặc thiếu máu bất sản.

- Chế độ ăn uống quá nghèo nàn.

Đối với người bị thiếu máu, một chế độ ăn uống giàu chất sắt, vitamin B và vitamin C để sản xuất hemoglobin và hồng cầu là rất quan trọng. Bạn cũng nên tiêu thụ những thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Có hai loại sắt trong thực phẩm: sắt heme và sắt nonheme. Sắt heme được tìm thấy trong thịt, gia cầm và hải sản. Sắt nonheme được tìm thấy trong thực phẩm thực vật và thực phẩm bổ sung sắt. Cơ thể bạn có thể hấp thụ cả hai loại, nhưng nó hấp thụ sắt heme dễ dàng hơn. Mức cho phép hàng ngày được khuyến nghị (RDA) đối với sắt là 10 miligam (mg) đối với nam giới và 12 mg đối với phụ nữ.

Thiếu máu nên ăn gì?

1. Rau xanh

Các loại rau xanh, đặc biệt là những loại rau sẫm màu là một trong những nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất. Bạn có thể tham khảo những loại rau như: rau chân vịt, cải xoăn, rau bồ công anh, bông cải xanh... Những loại rau này đều chứa nhiều folate. Ngoài ra, những loại trái cây họ cam quýt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt đều là một nguồn cung cấp folate dồi dào.

Thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì? - 2

Vitamin C giúp dạ dày của bạn hấp thụ chất sắt. Ăn rau xanh chứa nhiều vitamin C như cam, ớt đỏ và dâu tây có thể làm tăng hấp thu sắt. Một số loại rau xanh còn là nguồn cung cấp cả sắt và vitamin C, chẳng hạn như cải collard và cải Thụy Sĩ.

2. Thịt và gia cầm

Tất cả các loại thịt và gia cầm đều chứa sắt heme. Thịt đỏ, thịt cừu và thịt nai là những nguồn chứa sắt tốt nhất còn gia cầm có hàm lượng sắt thấp hơn.

Việc tiêu thụ thịt hoặc gia cầm với các loại thực phẩm có chứa sắt nonheme, chẳng hạn như rau xanh, trái cây giàu vitamin C có thể giúp cơ thể tăng hấp thu sắt, từ đó hỗ trợ bệnh thiếu máu hiệu quả.

3. Gan

Nhiều người có quan điểm rằng nội tạng động vật không tốt và không nên ăn nhưng trên thực tế gan lại là nguồn cung cấp sắt dồi dào. 

Gan được cho là loại nội tạng ăn được phổ biến nhất. Gan rất giàu chất sắt và folate. Một số loại nội tạng khác cũng chứa nhiều chất sắt mà bạn nên bổ sung trong bữa ăn là tim, cật và lưỡi bò.

4. Hải sản

Nhiều loại hải sản cũng cung cấp sắt heme. Những loại động vật có vỏ như tôm, cua, hàu, nghêu hay sò là nguồn cung cấp sắt tốt nhất. Bên cạnh đó, hầu hết các loại cá đều chứa nhiều sắt. Những loại cá tốt nhất cung cấp sắt cho người thiếu máu là: cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá nục, cá rô, cá chim, cá tuyết...

Thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì? - 3

Có một lưu ý khi tiêu thụ các loại cá là ngoài việc chứa nhiều sắt, chúng cũng chứa nhiều canxi. Canxi có thể liên kết với sắt và làm giảm khả năng hấp thụ của sắt. Do đó, những thực phẩm giàu canxi không nên sử dụng cùng lúc với thực phẩm giàu chất sắt. Một số thực phẩm giàu canxi thường kể đến như: sữa bò, sữa thực vật, đậu hũ, phô mai... không nên được sử dụng chung với các loại hải sản hoặc cá nếu không muốn làm giảm sự hấp thụ sắt của cơ thể.

5. Đậu

Đậu là nguồn cung cấp chất sắt tốt cho cả người ăn chay và ăn thịt. Một số loại đậu phổ biến nhất là: đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu đỏ, đậu Hà Lan, đậu lima...

6. Quả hạch và hạt

Nhiều loại quả hạch và hạt là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Ngoài ra chúng cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp tăng cường hấp thụ sắt trong máu.

Những loại quả hạch và hạt phổ biến mà bạn nên ăn khi bị thiếu máu như: hạnh nhân, quả óc chó, hạt macca, đậu phộng, hạt điều, hạt bí ngô, hạt thông, hạt dẻ cười, hạt hướng dương, hạt gai dầu...

Thiếu máu không nên ăn gì?

Dưới đây là những loại thực phẩm bạn không nên hoặc hạn chế ăn/uống khi bị thiếu máu:

- Trà và cafe: Đây là những thực phẩm giàu oxalat, làm ngăn cản sự hấp thụ sắt của cơ thể.

- Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa: Đây là những thực phẩm giàu canx, cũng gây ngăn cản sự hấp thụ sắt của cơ thể.

- Thực phẩm có chứa tannin, chẳng hạn như nho, ngô, cao lương.

- Thực phẩm có chứa phytat hoặc axit phytic, chẳng hạn như gạo lứt và các sản phẩm lúa mì nguyên hạt.

- Thực phẩm có chứa axit oxalic, chẳng hạn như đậu phộng, mùi tây và socola.

Nguồn tham khảo:

Best Diet Plan for Anemia - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 26/6/2020.

Foods and meal plans for iron deficiency - Đăng tải trên trang tin y tế medical News Today - Xuất bản ngày 7/7/2021.

Tác dụng của cherry là gì? Những lợi ích của cherry với bà bầu
Cherry không chỉ ngon miệng mà còn chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và hợp chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Sống khỏe

Khánh Hằng (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thiếu máu