Món bánh "nhà nghèo" có tên rất lạ thành đặc sản đắt khách ở thành phố, ngày bán cả trăm chiếc hết veo

H.A - Ngày 02/04/2023 06:00 AM (GMT+7)

Ở Thái Bình có một món bánh đặc sản có tên rất lạ, xưa đây là món dành cho người nghèo, còn bây giờ được bán trên chợ mạng, chợ chung cư nhiều người thích mê.

Nằm ở phía tây bắc của "vựa lúa Thái Bình", thị xã Hưng Hà được biết đến là cái nôi của nhiều món ăn truyền thống từ lúa, gạo trong vùng, trong đó phải kể đến bánh đa Làng Me, bánh chưng phố Lẻ, thế nhưng nổi tiếng bậc nhất phải kể đến bánh rắn Đô Kỳ. Món ăn đơn điệu, có phần “tẻ nhạt" vì làm từ gạo tẻ và chẳng nêm gia vị, nhưng  mùi vị dân dã ấy lại níu giữ những người con của quê hương, dù đi xa nơi đâu cũng nhớ tới.

Món bánh amp;#34;nhà nghèoamp;#34; có tên rất lạ thành đặc sản đắt khách ở thành phố, ngày bán cả trăm chiếc hết veo - 1

Gói bánh rắn ở Đô Kỳ - đặc sản Thái Bình.

Gói bánh rắn ở Đô Kỳ - đặc sản Thái Bình.

Những ngày này, chị Hoa (Thạch Thất, Hà Nội) tranh thủ nhận đặt hàng món bánh rắn gốc Thái Bình trên các hội nhóm. Chị cho biết, bản thân cũng rất yêu thích món ăn này nhưng khá khó kiếm ở Hà Nội. “Hôm nay chồng mình, người gốc Đô Kỳ, có dịp về Thái Bình chơi, ông bà nội gom đơn để làm bánh rắn gửi lên cho các cháu. Làm ít thì chẳng bõ công, làm nhiều thì ăn không hết. Mình nghĩ ra cách lên mạng “chốt đơn", vòng vòng bạn bè rồi thêm các hội nhóm như chợ chung cư, hội Hà Nội… cũng được hơn 1000 chiếc, ông bà gói cũng đầy ắp 2 nồi", chị Hoa cho biết. 

Bánh rắn được làm bằng gạo tẻ hạt đều, chỉ có gạo ở Đô Kỳ mới đạt chuẩn. Gạo mới, ngâm nước mưa 4- 5 tiếng cho mềm rồi đem xay mịn. Công đoạn tiếp theo là cho bột vào lọc khô và nhào nhuyễn đến khi bột không dính tay. Nhân bánh cũng không cầu kỳ, thịt đủ mỡ và nạc rửa sạch, luộc qua và thái dài khoảng 3cm, hành khô bóc lớp vỏ ngoài đập dập, cho vào chảo mỡ nóng già phi vàng. Rêng hành phi của món bánh rắn thì cầu kỳ hơn là dùng hành khô, giã nát và phi trong 2 giờ đồng hồ với lửa nhỏ. Trộn hành khô vàng rộm vào thịt đã thái sẵn, ướp chút gia vị, nước mắm vừa ăn, thêm chút dọc hành tươi cũng đủ dậy mùi. 

Món bánh amp;#34;nhà nghèoamp;#34; có tên rất lạ thành đặc sản đắt khách ở thành phố, ngày bán cả trăm chiếc hết veo - 3

Phần bánh chắc, bùi, béo… và mang cả ký ức tuổi thơ.

Phần bánh chắc, bùi, béo… và mang cả ký ức tuổi thơ.

Kế đến là công đoạn gói bánh, mùa nào thì thứ ấy, khi thì lá dong, khi thì lá chuối, rửa sạch từng tàu, để ráo, lau thật khô. Trải tấm lá xanh mát, đầy ắp thiên nhiên xanh sạch, nắm một nắm bột vừa đủ đặt dọc thân lá, cho nhân thịt hành vào giữa, nắn tròn tay, dọc theo sống lá. Đây chính là bí quyết để chiếc bánh rắn chắc tay nhưng lại không cứng, không nhão. Phải tận mắt nhìn người Đô Kỳ gói bánh, thì mới thấm thía được cái gọi là “cha truyền, con nối", “bí kíp gia truyền"... thấm nhuần trong từng công đoạn.

Bánh gói xong được giữ bằng những sợi rơm, hoặc dây chuối phơi khô tước nhỏ, quấn quanh thân. Đặt những chiếc bánh gói đều tay xinh xắn vào cái mẹt tre, cho nồi nước sôi sùng sục thả bánh vào, đun vừa lửa khoảng 3- 4 tiếng để bánh rắn nhưng không cứng, mềm nhưng không nhũn. 

Ngày xưa, cứ khoảng 3,4 giờ sáng là vớt bánh ra rổ cho ráo nước rồi ủ nóng kịp cho buổi chợ sớm tinh sương. Bọn trẻ con mỗi đứa được bà, mẹ phát cho một chiếc bánh rắn còn chưa kịp khô, mang đi làm bữa ăn sáng, thậm chí là bữa ăn trưa. Bánh rắn ăn nóng, vị bùi ngọt tinh tuý của gạo tẻ, béo ngậy của thịt lợn, mùi thơm của hành... thưởng thức cùng chút nước mắm nguyên chất, thêm chút ớt tươi tê tê đầu lưỡi hẳn không ai có thể quên được.

Món bánh amp;#34;nhà nghèoamp;#34; có tên rất lạ thành đặc sản đắt khách ở thành phố, ngày bán cả trăm chiếc hết veo - 5

Món bánh nhà nghèo nay thành đặc sản.

Món bánh nhà nghèo nay thành đặc sản.

Giờ đây, thế hệ 8X - 9X ít người biết đến món bánh rắn truyền thống, có chăng cũng mường tượng qua những bài viết, những hình ảnh trên Internet, mạng xã hội… thậm chí nhiều người còn nhầm lẫn với món bánh giò, bán ít, bánh dẻo cũng làm từ gạo tẻ và nhân thịt. Thi thoảng, trên Facebook hay Youtube, hoặc trên các chương trình truyền hình tìm về những món ăn tuổi thơ, món bánh rắn mới được nêu tên, điểm mặt.

Thế nhưng vẫn có những người như chị Hoa, nhớ mãi về món ăn tuổi thơ. Chị Hoa chỉ đăng một bài viết đơn giản lên Facebook, hơn 1000 chiếc bánh rắn được bán đi với giá “lấy công làm lãi" - chỉ khoảng 10.000 đồng/chiếc. “Có chị ở trong nội thành, mình không dám chuyển hàng vì sợ đường xa. Thế nhưng chị khách cứ nằng nặc năn nỉ mình chuyển bánh, thậm chí còn trả mắc hơn, trả thêm cả tiền ship vì chị bảo đó là món ăn tuổi thơ, cả 3,4 năm rồi mới thấy, hiếm có người bán nên nhất định phải mua ăn", chị Hoa kể lại về câu chuyện với vị khách đặc biệt cũng mê món bánh rắn như mình.

Trên chợ mạng, chợ chung cư, bánh rắn được rao bán với giá 10.000 đồng/chiếc. Vì tò mò muốn thử chiếc bánh đặc sản có tên lạ, nhiều người đặt mua về thưởng thức. 

Đăng bán 100 chiếc bánh rắn trên chợ chung cư nhưng chỉ 30 phút là bán hết sạch, bạn Hà Bách (ở Xa La, Hà Đông) cho biết: "Bánh rắn là đặc sản của quê mình, vài hôm mình lại gom một mẻ bán ở chợ chung cư. Thứ bánh này bùi, béo ngậy, ai ăn cũng thích mê nên đắt khách, có người đặt một lúc vài chục cái".

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương