Lễ tạ được coi trọng nhất sau Rằm tháng Chạp là lễ tạ Thần (tạ thần Hồng), và lễ tạ Táo (3 vị Táo quân) dịp cuối năm. Phong thủy sư Tam Nguyên hướng dẫn cách chọn ngày đẹp, giờ tốt thực hiện nghi thức lễ tạ.
Lễ tạ được nhiều người coi trọng nhất là lễ tạ Thần (tạ thần Hồng), và lễ tạ Táo dịp cuối năm.
Lễ tạ là nghi thức được thực hiện để cảm ơn, tạ ơn khi bạn hoàn thành một công việc, một giai đoạn như là cảm ơn tôn thần, gia tiên đã phù hộ cho toàn thể gia đình mình trong suốt năm cũ 2021.
Lễ tạ Táo thường có phóng sinh cá chép vàng. Ảnh minh họa
Lễ tạ Thần: Là lễ tạ các vị tôn thần cai quản trong 1 năm qua như: Thái Tuế tinh quân, Tào phán quan, Hành binh chi thần, rồi các sớ điệp, tôn thần mà chúng ta cầu cúng xin phúc, tài, lộc thọ trong một năm vừa qua. Cuối năm mãn khí các ngài mãn nhiệm, sở cầu tâm đắc nên chúng ta cần làm lễ tạ.
Lễ tạ Táo: Tạ 3 vị Táo quân năm qua đã coi sóc chúng ta việc bếp núc, chăm lo sức khỏe, trấn trạch kỵ tà, hỗ trợ cho gia đình chúng ta 1 năm qua.
Và bây giờ đã tới cuối năm, các gia đình làm lễ tạ Táo để các ngài về trời báo cáo về họa phúc của gia đình.
Ngày nay lễ Tạ thần nhiều người đã kết hợp làm cùng với lễ tạ Táo, hoặc có thể làm tách riêng.
Lưu ý quan trọng khi thực hiện lễ tạ
Trong lễ tạ Táo có lễ Phóng sinh.
Theo dân gian, trong bếp cả năm chúng ta sát sinh các loài thủy hải sản, động vật... nên cuối năm cần phóng sinh cá chép là cách rất tốt để hóa giải và tích thêm phúc đức.
Các gia đình có thể mua nhiều hơn 3 con cá chép (càng nhiều càng tốt, không nhất thiết là cá chép vàng mà chép giống hoặc các loại cá khác vẫn tốt) và phóng sinh ra ngoài sông là tốt nhất.
Phong thủy sư Tam Nguyên