Những lầm tưởng khi cúng ông Công, ông Táo: Bắt buộc phải cúng lễ trước 12h trưa?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 01/02/2021 14:45 PM (GMT+7)

Cúng ông Công, ông Táo rất quan trọng nhưng cúng sao cho đúng và đầy đủ nghi lễ thì không phải gia đình nào cũng biết.

Không phải chỉ cúng lễ mà phải ứng xử tốt cả một năm

Dịp cuối năm (Âm lịch) người dân cả nước lại chuẩn bị đồ lễ, vật phẩm để chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, hay còn gọi tiễn ông Công, ông Táo về trời. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Đức Thêm - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa cổ Phương Đông cho rằng đây là việc cần thiết, nên làm và nó đã trở thành một nét văn hóa tín người của người Việt.

Ông Công, ông Táo là một vị thần rất quan trọng trong dân gian, họ cai quản từng gia đình và làm nhiệm vụ ghi công, ghi tội của từng người sống trong gia đình đình đó. Để rồi sau 1 năm, đến tối ngày 23 tháng Chạp, các ông mới lên trầu trời báo cáo với thiên đình về những sai lầm, về cái tốt đẹp của những người trong gia đình suốt 1 năm qua.

Chính vì lý do đó, trước khi ông Công, ông Táo lên trầu trời, các gia đình đều sắm lễ tiễn các ông, mong các công báo cáo những điều tốt đẹp cho gia đình. Chuyên gia Nguyễn Đức Thêm cũng cho biết, hiện có một số gia đình đang có suy nghĩ, quan niệm không đầy đủ, hay nói cách khác khác là sai lầm về vấn đề này.

Những lầm tưởng khi cúng ông Công, ông Táo: Bắt buộc phải cúng lễ trước 12h trưa? - 1

Cúng ông Công, ông Táo phải xuất phát từ tâm chứ không phải "mâm cao, cỗ đầy" là đủ.

Theo đó, một số gia đình nghĩ rằng ngày 23 tháng Chạp sắm lễ thật lớn, cúng thật to, thậm chí là dâng lên cho hai ông những chén chè ngọt để khi lên tâu với thiên đình, các ông sẽ nói với những lời ngọt ngào. Điều này hết sức sai lầm và thể hiện một cách quá đà. 

“Chúng ta phải nhớ rằng ứng xử với ông Công, ông Táo không chỉ riêng ngày 23 tháng Chạp mà phải ứng xử tốt cả 1 năm. Theo đó, cả năm các thành viên sống trong gia đình phải sống sao cho tốt, sống sao cho phải đạo. Nơi ông Công, ông Táo ngự trị (bếp) phải luôn giữ sạch sẽ để các ông có đủ lực định phúc cho các thành viên trong gia đình.

Không chỉ cai quản đơn thuần ở gian bếp, ông Công, ông Táo còn là thần tích phúc cho cả nhà, hàng năm không chỉ giám sát tất cả các hành động mà còn giúp cho tà khí ở bên ngoài không xâm phạm vào trong nhà. Thậm chí có những nhà phong thủy không tốt, các ông còn hóa giải giúp cho gia chủ”, chuyên gia Nguyễn Đức Thêm chia sẻ.

Cúng sáng, trưa hay buổi chiều là tốt?

Hiện nay có rất nhiều người đang có suy nghĩ chưa thấu đáo về giờ cúng ông Công, ông Táo. Theo đó, nhiều người tranh thủ cúng từ ngày 22, hoặc nhiều người tất bật làm sao phải cúng trước 12 giờ (giờ Ngọ) ngày 23 tháng Chạp vì cho rằng sau giờ đó sẽ không còn giá trị, các ông sẽ không về được trời.

Chuyên gia Nguyễn Đức Thêm chia sẻ việc cúng trước ngày 23 tháng Chạp là không nên, tốt nhất nên cúng đúng ngày. Riêng ngày 23 tháng Chạp, chỉ cần trước 23 giờ thì cúng lúc nào cũng được, không quan trọng sáng, trưa, chiều, tối.

“Ngày 23 tháng Chạp, phải hết 23 giờ ông Công, ông Táo mới xuất ra khỏi các gia đình. Đến sáng ngày 24 tháng Chạp các ông mới làm việc với các quan nhà trời. Do vậy, những người bận công việc hoàn toàn có thể cúng vào chiều hoặc tối mà không ảnh hưởng hay không sợ các ông muộn giờ”, chuyên gia Nguyễn Đức Thêm nói.

Cá sống hay cá giấy không quan trọng

Thông thường khi cúng ông Công, ông Táo, các gia đình luôn chuẩn bị những con cá chép sống, còn khỏe mạnh. Dân gian quan niệm rằng trong tất cả các con vật duy nhất chỉ có cá chép là có thể vượt qua vũ môn, hóa rồng vì thế họ cúng loại cá này để đưa các ông lên trời. Ngoài ra, trên mâm cúng còn có cả những mâm ngũ quả, vật phẩm để dân cúng tới các ông, mong các ông sẽ bẩm báo với thiên đình những điều tốt đẹp. 

Những lầm tưởng khi cúng ông Công, ông Táo: Bắt buộc phải cúng lễ trước 12h trưa? - 2

Việc cúng cá chép sống hay cá chép giấy không quan trọng, điều quan trọng nhất là phải xuất phát từ tâm.

Tuy nhiên, đó chỉ là phong tục, còn khi bẩm báo thiên đình bất kể những hoạt động tốt xấu trong năm đều được các ông bẩm báo. Chính vì thế, chúng ta hãy sống thật thà, sống tốt để các ông hài lòng về những việc mình làm, như vậy khi lên thiên đình các ông mới bẩm báo những điều tốt đẹp.

Có ý kiến cho rằng hiện nay ở các đô thị với những chung cư chọc trời, việc cúng cá chép sống không hợp lý vì sợ làm các chép “chóng mặt”, không đưa được các ông lên trầu trời được. Thay vào đó nhiều gia đình đốt cá chép bằng giấy để đưa ông Công, ông Táo lên trời được nhanh hơn.

Ông Thêm chia sẻ đây là suy nghĩ phù hợp với thực tế, tuy nhiên hình ảnh cá chép hóa rồng mà mọi người hay nói chỉ là quan niệm truyền tai trong dân gian. Bởi vậy, việc cúng cá chép sống hay cá chép giấy đều được, không ảnh hưởng đến ý nghĩa tâm linh. 

“Điều quan trọng nhất đó chính là tâm niệm của người khấn có gửi được tấm lòng của mình không và sang năm có tu sửa cho tốt được không, chứ việc cúng vật phẩm gì không quan trọng. Thậm chí nhiều gia đình những năm gần đây còn cúng cả cá Koi, cá tiền triệu nhưng cũng không giải quyết được vấn đề gì, điều quan trọng nhất là cái tâm của mình”, chuyên gia phong thủy Nguyễn Đức Thêm bày tỏ.

Những lầm tưởng khi cúng ông Công, ông Táo: Bắt buộc phải cúng lễ trước 12h trưa? - 3

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Đức Thêm cho rằng việc cúng sớm hay chiều không quan trọng.

Thiếu sót dường như gia đình nào cũng gặp

Trong ngày 23 tháng Chạp, thông thường các gia đình làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời rất hậu hĩnh, long trọng. Tuy nhiên, có một thực tế là dường như rất ít gia đình làm lễ đón hai ông về lại gia đình. 

“Việc dọn dẹp ban thờ sạch sẽ từ ngày 23 tháng Chạp là rất đáng hoan nghênh, thế nhưng chúng ta dọn dẹp sạch rồi sau đó chỉ cúng thần linh, thổ địa mà rất ít người cúng mời ông Công, ông Táo về lại nhà”, ông Thêm chia sẻ.

Theo vị chuyên gia phong thủy này, việc đón ông Công, ông Táo không phải làm ngay sau ngày 23 tháng Chạp mà phải đợi đến ngày 30 Tết - ngày cuối cùng của năm cũ mới làm lễ đón các ông về lại nhà.

“Cúng Tất niên vào ngày cuối cùng của năm cũ phải có 2 phần thủ tục. Đầu tiên là cảm ơn thần linh thổ địa, cảm ơn trời đất, cảm ơn các vị thần đã giúp chúng ta trong 1 năm, trong đó có ông Công, ông Táo, cũng trong ngày đó chúng ta đón hai ông về lại gia đình”, chuyên gia Nguyễn Đức Thêm cho hay.

Ngày ông Công ông Táo năm nay trùng ngày lập xuân: Cúng lễ cần biết những điều này!
Do năm Canh Tý rất đặc biệt do một năm có 2 lần lập Xuân, lại trùng với ngày ông Công, ông Táo nên người dân cần phải lưu ý một số điều khi cúng lễ.
LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phong thủy năm mới