“Không chỉ vậy, quê tôi còn có những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, vẻ đẹp cổ kính mang dấu ấn của làng quê thuần Việt 100%”, người đàn ông tự hào.
Ngoài làng Nôm (Hưng Yên), Bắc bộ còn có vài làng cổ lâu đời với cây đa, bến nước, sân đình, nếp nhà cổ nằm trong ngõ rêu phong… như làng Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang). Nơi này còn đặc biệt hơn các làng cổ khác bởi lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống; được xem là nguồn tư liệu quý cho giới kiến trúc, mỹ thuật; trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của địa phương…
Làng Thổ Hà thuộc xã Vân Hà nằm ở vị trí vô cùng đắc địa: trên một ốc ảo có diện tích 20ha, phía Bắc là đồi núi thấp, còn lại được bao bọc bởi sông Cầu. Đây chính là vị trí thuận lợi cho đường thuỷ nên thuyền bé đi lại tấp nập. Song làng thể bị ngập vài lần trong mùa nước tháng 6-7 âm lịch hằng năm và mỗi lần ngập vài ngày, dân làng phải đi lại bằng thuyền thúng từ nhà nọ sang nhà kia.
“Quê hương tôi dù là làng quê điển hình của vùng đồng bằng Bắc bộ nhưng lại không trồng lúa, dân bao đời nay sống bằng nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Tôi nghe mẹ kể rằng trước năm 1960, người làng nổi danh về làm gốm nhưng 3 chục năm nay lại “xoay chuyển” sang làm mỳ gạo và bánh đa nem.
Người dân làng Thổ Hà bao đời nay sống bằng nghề thủ công và buôn bán nhỏ.
Hiện tại làng có vài trăm hộ làm nghề tráng bánh đa nem, một số vẫn duy trì làm gốm để lưu giữ cái “lửa nghề”. Còn lớp trẻ hiện đại như chúng tôi đã thoát li, ra thành phố làm việc nhưng luôn hướng trái tim về nơi chôn rau cắt rốn”, anh Đỗ Vỹ (32 tuổi) – người dân tại làng Thổ Hà tâm sự.
Cũng theo anh Đỗ Vỹ, cảnh vật làng Thổ Hả đầy yên bình và thật thơ mộng. Làng có hàng cây cổ thụ, có bến đò, giáp sông, có bến chùa, có đình, có cây đa… Xưa người dân sử dùng đò chèo để qua sông nhưng nay đã dùng đò máy để vận chuyển được nhiều người và thuận tiện hơn. Và chỉ cần bước chân lên đò, người ta sẽ cảm nhận được cái yên ả của làng quê cổ.
“Không chỉ vậy, quê tôi còn có những giá trị văn hoá truyền thống đặc sặc, vẻ đẹp cổ kính mang dấu ấn của làng quê thuần Việt 100%”, người đàn ông tự hào.
Hiện tại làng có vài trăm hộ làm nghề tráng bánh đa nem, một số vẫn duy trì làm gốm để lưu giữ cái “lửa nghề”.
Để vào làng Thổ Hà phải đi qua đường chính, chạy dọc bờ sông Cầu rẽ ra các ngõ xóm sâu và hẹp – nơi lưu dấu tích nghề gốm vang bóng một thời, với những bức tường cổ được xây bằng mảnh gốm, tiểu sành – những sản phẩm bị lỗi của làng gốm, được người dân tận dụng làm vật liệu xây dựng. Đáng nói những bức tường mang lại một cảm giác rất lạ kỳ khi chạm tay vào: mát mẻ vào mùa hè, ấm áp khi đông về. Nó đã trở thành nét độc đáo riêng của làng mà không có làng cổ Bắc bộ nào có được.
Những bức tường cổ được xây bằng mảnh gốm, tiểu sành – những sản phẩm bị lỗi của làng gốm.
Tiến vào trong làng, chúng ta sẽ cảm nhận được những công trình kiến trúc cổ được xây dựng cách đây hàng trăm năm. Điển hình là 3 di tích lịch sử văn hoá đã được nhà nước công nhận như chùa Thổ Hà, Từ chỉ Thổ Hà (tức nơi khắc ghi truyền thống hiếu học của làng – PV) và đình làng Thổ Hà… Tất cả được chạm trổ tinh xảo, chạm khắc hoa văn tinh tế.
“Kiến trúc ấn tượng nhất của quê tôi chính là cổng làng bề thế, được đánh giá là một trong những chiếc cổng đẹp nhất ở vùng hạ và trung lưu sông Cầu. Ngoài ra, trong làng còn có 4 ngôi điếm ở bốn xóm. Còn nhà cửa tại làng đều là nhà cổ hàng trăm năm tuổi với kiến trúc đẹp mắt. Hiện đời sống của người dân khấm khá hơn, nhà cao tầng và biệt thự cũng dần mọc lên nhưng vẫn giữ được nét đẹp của làng cổ”, anh Đỗ Vỹ nói.
Cổng làng được đánh giá là một trong những chiếc cổng đẹp nhất ở vùng hạ và trung lưu sông Cầu.
Làng cổ Thổ Hà không chỉ đẹp, bình yên mà còn có nhiều lễ hội mang đậm văn hoá, truyền thống của dân tộc. Hàng năm, từ ngày 20 - 22 tháng Giêng âm lịch, lễ hội làng được tổ chức trong không gian văn hóa dân gian sinh động và nhiều màu sắc, lưu giữ gần như nguyên vẹn các nghi thức cổ truyền của lễ hội xứ Bắc. “Phần lễ diễn ra trọng thể và bài bản. Nổi bật là lễ rước Thành hoàng làng, với đám rước gồm hàng trăm người trong trang phục rực rỡ, dẫn đầu là đoàn lân, đội bát nhã kèn trống, ba ông Phúc - Lộc - Thọ cùng cặp Tiên đồng - Ngọc nữ do dân làng hóa trang, theo sau là đoàn múa.
Đình làng Thổ Hà.
Tại lễ hội có nhiều trò chơi dân gian như cờ tướng, thi chọi gà, đấu vật,… cùng các tiết mục văn nghệ hát Chầu văn, diễn tuồng, dân ca quan họ… Đây chính là nét độc đáo trong lễ hội của quê tôi. Thời điểm này người dân gốc từ tứ xứ sẽ hồi hương để tham dự”, anh Đỗ Vỹ cho hay.