Người đàn ông 33 tuổi làm nghề được coi "một vốn bốn lời", hái ra tiền và sự thật không ngờ

NGỌC HÀ - Ngày 24/08/2023 12:00 PM (GMT+7)

“Tôi từ cộng tác viên bán sim số đã dần trở thành người đứng bán chính đến tận bây giờ. Song muốn trụ được với nghề này, tôi thiết nghĩ phải thực sự có đam mê, chứ hời hợt là buông bỏ ngay từ lúc mới bắt đầu vào nghề”, anh Thôi tâm sự.

Bán sim số đẹp được nhiều người coi là nghề “một vốn bốn lời”, hái ra tiền… Bởi đại gia, người có tiền hay giới sành sim thường mạnh tay chi số tiền "khủng” để có thể sở hữu chiếc "siêu sim" phù hợp với tầm vóc của mình.

Song nghề này không hề đơn giản giống như mua miếng thịt, mớ rau ngoài chợ. Người làm nghề vẫn phải trải qua muôn vàn khó khăn, đắng cay ngọt bùi, thậm chí liên tục bị “bùng hàng”.

Người đàn ông 33 tuổi làm nghề được coi amp;#34;một vốn bốn lờiamp;#34;, hái ra tiền và sự thật không ngờ - 1

Anh Thân Thế Thôi (33 tuổi, quê Bình Định) – 5 năm làm nghề buôn bán sim số đẹp tâm sự: “Tôi từng được nghe vài người nhận xét về công việc bán sim số đẹp như thế này: “Nghề ít vốn, dễ làm giàu một cách nhanh chóng”, “chỉ cần ôm sim, sau đó thích đôn lên gấp 3-4 lần cũng được”… Tôi nghe xong chỉ cười trừ, không biết giải thích sao để họ hiểu sự thật đằng sau.

Thực sự bất cứ công việc nào cũng vất vả, trải qua khó khăn và có áp lực nhất định. Và nghề bán sim số đẹp cũng vậy, đặc biệt thu nhập không hề cao ngất ngưởng như nhiều người nghĩ”.

Người đàn ông 33 tuổi đam mê sim số đẹp từ thời cắp sách đến trường. Anh dù không học hành giỏi giang nhưng rất hứng thú với từng con số trên sim điện thoại. Anh đã ấp ủ ước mơ một ngày nào đó được trở thành chuyên gia bán sim số.

Thuở đó nghề này chưa nở rộ như bây giờ, còn rất mới mẻ và ít ai quan tâm. Thậm chí sim chủ yếu là sim rác, chưa được đăng ký chính chủ nên ai thích mua bao nhiêu cái để dùng cũng được. Vì thế, khi biết tôi có ước mơ đi bán sim điện thoại, gia đình đâu ủng hộ và cho rằng đó là việc hoang đường, không có tương lai”, anh Thôi nhớ lại.

Năm 2018, anh Thôi thất nghiệp, ở nhà chơi một thời gian dài. Anh chỉ biết nằm lướt Facebook để giết thời gian rồi tình cờ thấy người bạn rao bài đăng bán sim số đẹp. Anh bỗng dưng “cháy” lại ước mơ khi xưa, quyết định nhắn tin xin bạn được làm cộng tác viên.

Người đàn ông 33 tuổi làm nghề được coi amp;#34;một vốn bốn lờiamp;#34;, hái ra tiền và sự thật không ngờ - 2

Từ cộng tác viên bán sim số tôi đã dần trở thành người đứng bán chính đến tận bây giờ. Song muốn trụ được với nghề này, tôi thiết nghĩ phải thực sự có đam mê, chứ hời hợt là buông bỏ ngay từ lúc mới bắt đầu vào nghề”, anh Thôi tâm sự.

Thời gian đầu bước vào nghề, người đàn ông Bình Định gặp rất nhiều khó khăn vì không biết phải làm như thế nào để kiếm được tệp khách hàng có nhu cầu mua sim số đẹp. Anh cho biết bản thân ít dùng mạng xã hội, số lượng bạn bè ít nên đăng bài bán hàng không có tương tác. Nhưng anh không chịu từ bỏ, ngày nào cũng kiên trì đăng bài rao bán sim số đẹp.

Các cụ nói “có công mài sắt có ngày nên kim” quả không sai bao giờ! Tôi cứ cố gắng và kiên trì đăng bài bán sim số đẹp. Cuối cùng sau 3 tháng miệt mài, tôi đã bán được chiếc sim đầu tiên cho một người không hề quen biết. Sau đó tôi xin các anh em vào nghề trước để được góp vốn cổ phần cùng “ôm” sim bán”, anh Thôi tâm sự

Nhắc đến chuyện khi quyết định sống với đam mê có bị gia đình ngăn cản như năm xưa hay không, anh Thôi cho biết, thời điểm đó, bố mẹ và hai anh trai đã có cái nhìn khác về công việc bán sim. Hơn cả là do anh đang thất nghiệp, nằm chơi không hàng tháng trời. Vì thế gia đình đều ủng hộ với hi vọng anh sẽ làm nên nghiệp với công việc này.

Anh Thôi chỉ bán sim dạng tầm trung – tầm vài triệu đồng đến hàng trăm triệu nên đầu tư “ôm” cùng anh em không có mạo hiểm giống như người ôm chiếc sim cả tỷ đồng. Theo anh, đó là kênh đầu tư an toàn, giống bất động sản.

Người đàn ông 33 tuổi làm nghề được coi amp;#34;một vốn bốn lờiamp;#34;, hái ra tiền và sự thật không ngờ - 3

Hằng ngày, anh Thôi đăng bài rao bán từng chiếc sim, sau đó có khách hỏi mua sẽ tư vấn, giúp họ lựa chọn số điện thoại phù hợp với tuổi, mệnh… Họ chốt mua, anh tiến hành lên đơn xem khách ở đâu, nhận hàng như thế nào.

Mặt hàng khác buôn bán online sẽ nhờ shipper giao tới tận nơi. Còn nghề này hay lắm, có người giao dịch trực tiếp toàn quốc nên tôi đâu có phải đi đâu đâu. Tức khách chốt mua, có người tới tận nhà giao dịch và đăng ký chính chủ tại chỗ. Nếu họ muốn yên tâm hơn có thể ra cửa hàng nhà mạng giao dịch”, anh Thôi chia sẻ.

Khi được hỏi nhờ người giao dịch hộ, có sợ bị bùng tiền hay không, người đàn ông cho biết, nghề này thường có mối quan hệ với rất nhiều người trên cả nước. Anh chỉ cần nhờ một câu, họ sẽ tận tình giúp đỡ và sau khi thu tiền sẽ chuyển khoản thẳng cho anh.

Tôi từng giao dịch chiếc sim trị giá hàng trăm triệu đồng. Bữa đó tôi tự giao dịch trực tiếp tại Bình Định. Còn giao dịch sim tiền chục triệu nhiều lắm, tôi chẳng thể nhớ nữa.

Hẳn nhiều người sẽ cho rằng bán sim trăm triệu như thế sẽ lãi lớn, thu nhập cao ngất ngưởng. Song thực tế không phải vậy đâu, tôi chỉ đủ sống, còn ổn định thì chưa hẳn. Vì nghề này còn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, ví dụ đợt dịch COVID-19 bùng phát ế mất hơn một năm.

Ngoài ra, nghề này còn gặp nhiều rủi ro, thường xuyên bị “bom hàng”. Đợt đó có vị khách chốt mua chiếc sim chục triệu, tôi đem đến nhà để giao dịch thì từ chối không mua do vợ không đồng ý, do thầy phong thủy bảo số không hợp mệnh. Còn một trường hợp khác, tôi đến nhà, gọi điện không nghe máy, bấm chuông không mở cửa. Tôi đứng chờ cả tiếng đồng hồ không được đành quay trở về nhà, chấp nhận bị bùng”, anh Thôi bộc bạch.

Bên cạnh việc chia sẻ những khó khăn, anh Thôi cũng khẳng định bản thân luôn tuân thủ các quy định của nhà mạng, nói không với sim rác. Anh mong mọi người hãy “mở lòng”, có cái nhìn tích cực hơn với những người làm nghề bán sim số.

Gặp gỡ nữ thợ xăm từng gây bão MXH: Bị mẹ ruột giận suốt 4 năm, giờ thu nhập sánh ngang chủ doanh nghiệp nhỏ
Cách đây 8 năm, Phạm Mai (SN 1990, quê Hưng Yên) bỗng dưng trở thành người nổi tiếng bất đắc dĩ nhờ một bức ảnh. Đó là khoảnh khắc chị bước đi giữa phố lồng đèn, phía sau là người lớn tuổi đang “bĩu môi” trước nhiều hình xăm trên cơ thể chị.

Chuyện nghề

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện nghề