Người đàn ông sửa đi sửa lại chiếc thắt lưng đã 18 năm, gom góp 53 tỷ đồng báo đáp quê hương

Bảo Bảo - Ngày 20/06/2024 00:00 AM (GMT+7)

Trong suốt cuộc đời của mình, ông Yao rất nhiệt tình làm từ thiện và quyên góp tổng cộng 15 triệu nhân dân tệ (gần 53 tỷ đồng) cho quê hương nhưng bản thân lại rất tiết kiệm.

Ngày 17 tháng 6, tấm gương người tốt việc tốt của Trung Quốc Yao Baoxi đã qua đời sau một thời gian lâm bệnh, thọ 89 tuổi. Lối sống giản dị, tiết kiệm và tình yêu bao la với quê hương của ông đã khiến nhiều người cảm động.

Dành cả đời làm từ thiện ở quê hương

Yao Baoxi sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Lan Khê, tỉnh Chiết Giang. Ông từ nhỏ đã học hành rất chăm chỉ. Năm 18 tuổi, ông Yao Baoxi tốt nghiệp trường trung học số 1 Lan Khê với kết quả xuất sắc, sau đó được nhận vào Trường Dầu khí Tây An.

Ông được phân công làm việc tại Bộ Công nghiệp Dầu khí và liên tiếp làm việc ở Thượng Hải, Thiên Tân, Bắc Kinh và nhiều tỉnh, thành khác. Trong suốt ngần ấy năm bôn ba khắp chốn, ông vẫn không thay đổi giọng địa phương của mình và chưa khi nào nguôi ngoai nỗi nhớ về chốn xưa. 

Khi làm việc ở Thượng Hải, ông Yao Baoxi được biết từ một người bạn cũ ở quê nhà rằng Lan Khê sắp thành lập một liên đoàn từ thiện. Người bạn cũ hỏi Yao Baoxi có muốn làm việc đó cùng không và ông đã đồng ý không chút do dự. Ông đã quyên góp 600.000 nhân dân tệ, gần như toàn bộ tiền tiết kiệm mà ông có vào thời điểm đó.

Ông Yao Baoxi sống rất tiết kiệm nhưng đặc biệt hào phóng với quê hương.

Ông Yao Baoxi sống rất tiết kiệm nhưng đặc biệt hào phóng với quê hương. 

Năm 2004, ông Yao Baoxi tiếp tục quyên góp 1,5 triệu nhân dân tệ dưới danh nghĩa "Mu Cun" để xây dựng trung tâm dành cho người cao tuổi thành phố Lan Khê và sau đó quyên góp bổ sung thành hơn 3 triệu nhân dân tệ để xây dựng trung tâm văn hóa người cao tuổi tiêu chuẩn cao.

Ông thành lập quỹ khuyến học "Mu Cun" để hỗ trợ học sinh. Hàng năm, 50.000 nhân dân tệ từ quỹ này sẽ được sử dụng để hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh có thành tích học tập xuất sắc tại Trường trung học số 1 Lan Khê.  Tính đến nay, hoạt động này đã kéo dài 16 năm và 1.088 học sinh đã được nhận hỗ trợ.

Đồng thời, ông Yao Baoxi cũng thành lập quỹ hỗ trợ sinh viên trị giá 300.000 nhân dân tệ tại quê mình để giúp đỡ các sinh viên thuộc gia đình khó khăn và học sinh xuất sắc. Khi biết rằng nhà thờ họ ở quê sắp xây dựng lại và thiếu hụt kinh phí hơn 5 triệu nhân dân tệ, ông đã không chút do dự quyên góp hơn 4 triệu nhân dân tệ. 

Hào phóng với quê hương là vậy nhưng ông sống một cuộc sống rất đạm bạc. Đôi giày ông đi là giày vải có giá chỉ 20 nhân dân tệ (70 nghìn đồng), vài năm mới mua quần áo một lần.   

“Tôi dùng chiếc thắt lưng này đã 18 năm và sửa đi sửa lại không ít lần. Nhưng tôi sẵn sàng dùng tất cả số tiền tiết kiệm được trong nhiều năm để làm một số công việc từ thiện cho quê hương, kính trọng người già và giúp đỡ các em học sinh. Tôi đã sinh ra và lớn lên ở đây, muốn làm gì đó để báo đáp quê hương", Yao Baoxi từng nói.

Trên thực tế, ông Yao Baoxi rất ít khi nhắc đến những việc mình làm với người ngoài, ngay cả người thân trong gia đình ông cũng chỉ biết những điều đó trong những năm gần đây.

“Cha tôi có tình cảm sâu sắc với quê hương. Mỗi lần về Lan Khê, ông như cá được gặp nước. Ông đặc biệt tốt bụng và vui vẻ".

Con trai của ông Yao Baoxi cho biết, cha mình có nói về việc quyên góp một số tiền cho quê hương nhưng không ai biết chính xác ông đã quyên góp bao nhiêu. Dù vậy, gia đình vẫn luôn ủng hộ ông.

Năm 2017, Yao Baoxi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, sau đó sức khỏe nhanh chóng sa sút. Nhưng ông không nói cho ai biết về tình hình sức khỏe của mình mà tiếp tục cống hiến hết mình cho các hoạt động phúc lợi công cộng.

"Cha tôi là người không thích làm phiền người khác. Ông ấy thích tự mình làm mọi việc. Ông ấy cũng muốn giữ mọi thứ đơn giản sau khi qua đời". 

Con gái của Yao Baoxi cho biết ông không để lại cho con cháu nhiều của cải nhưng đã để lại rất nhiều tài sản tinh thần quý báu cho các thế hệ sau. 

Lối sống giản dị, tiết kiệm và tình yêu bao la với quê hương của ông đã khiến nhiều người cảm động.

Lối sống giản dị, tiết kiệm và tình yêu bao la với quê hương của ông đã khiến nhiều người cảm động.

Mọi người đều muốn đến tiễn biệt ông trong chuyến hành trình cuối cùng

Sau khi biết tin ông Yao Baoxi qua đời, người bạn cũ Xu Kanglin đã thức suốt đêm không thể ngủ. Sáng sớm hôm sau, ông Xu vội vã đến nhà tang lễ để tiễn đưa ông Yao lần cuối.

"Chúng tôi gặp nhau vì công việc. Từ lần đầu tiên gặp, tôi đã thấy ông ấy rất nhiệt tình", Xu Kanglin nói.

Ông Xu những năm 1980 là giám đốc Nhà máy Thuốc trừ sâu Lan Khê. Một lần, nhà máy ông gặp khó khăn trong việc mua thép ở Bắc Kinh nên đã chủ động liên hệ với ông Yao Baoxi khi đó đang làm việc ở Bắc Kinh. Ông Yao đã tiếp đón đồng hương rất nồng nhiệt và giúp họ giải quyết vấn đề. 

Sau đó, 2 người hình thành tình bạn sâu sắc với nhau, thường xuyên liên lạc  qua thư từ, điện thoại... Cùng lúc đó, Yao Baoxi biết được rằng một làng ở thị trấn Gia Cát muốn sửa chữa nhà thờ tổ nhưng thiếu hụt kinh phí nên đã quyên góp tiền cho làng thông qua ông Xu Kanglin.

"Mỗi lần quyên góp tiền, ông ấy đều không cho để lại họ tên. Cả làng khi đó cứ tưởng rằng chính tôi là người quyên góp tiền".

Xu Kanglin cho biết, ông đã biết Yao Baoxi suốt 40 năm nhưng chưa từng thấy bạn khoác trên mình bộ vest hay bữa cơm có nhiều cá, thịt. Yao Baoxi đã cống hiến tất cả những gì mình có cho quê hương Lan Khê. 

Ông Yao Baoxi muốn mọi công tác lo chuyện hậu sự cho mình được thực hiện đơn giản và gia đình sẽ làm theo ý nguyện của ông, không nhận tiền phúng viếng. Biết tin ông ra đi, rất nhiều dân quê hương ông nói rằng sẽ đến tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. 

Tại khu tưởng niệm, rất nhiều người đã đến bày tỏ lòng thành kính. Một số từng được ông Yao Baoxi giúp đỡ, một số chỉ gặp Yao Baoxi một lần và một số chưa từng gặp ông Yao nhưng rất cảm động trước câu chuyện của ông. 

Người đàn ông sửa đi sửa lại chiếc thắt lưng đã 18 năm, gom góp 53 tỷ đồng báo đáp quê hương - 3

Nữ tỷ phú đi lên từ rửa bát thuê, khởi nghiệp ở lề đường với vỏn vẹn 7 triệu đồng tiền vốn
Người phụ nữ được mệnh danh giàu nhất Quảng Châu, Trung Quốc kiếm được những đồng tiền đầu tiên từ công việc rửa bát thuê, sau đó bắt đầu sự nghiệp...

Tin tốt sáng nay

Theo Bảo Bảo
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tốt sáng nay