"Người mẹ di cư": Câu chuyện đầy ám ảnh đằng sau bức hình làm thay đổi thế giới

Ngày 10/02/2019 06:00 AM (GMT+7)

Ánh nhìn xa xăm đầy ưu tư của “người mẹ di cư” này đã ám ảnh người xem ngay lập tức. Đằng sau bức ảnh đó chính là thời kỳ lịch sử tăm tối nhất của nước Mỹ.

Năm 1936, nữ nhiếp ảnh gia Dorothea Lange đã chụp được hình ảnh một bà mẹ cùng những đứa con sống trong cảnh bần hàn. Bức ảnh nhanh chóng trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng của thời kỳ Đại suy thoái và đại diện cho lòng can đảm, sức chịu đựng của con người thời bấy giờ.

Khi đó, Dorothea Lange là một trong những nhiếp ảnh gia làm việc cho cơ quan Tái định cư của chính phủ Mỹ (sau này trở thành Cơ quan Bảo vệ Nông trại) chuyên ghi lại những khó khăn mà công dân di cư phải trải qua. Những công nhân này nằm trong số hàng ngàn gia đình nghèo khó, phải rời bỏ nhà cửa để đến làm việc tại những nông trường của California, Mỹ. Nhiệm vụ của các nhiếp ảnh gia là chụp lại ảnh để minh họa cho nhu cầu nhận viện trợ từ liên bang của những công nhân này.

amp;#34;Người mẹ di cưamp;#34;: Câu chuyện đầy ám ảnh đằng sau bức hình làm thay đổi thế giới - 1

Người mẹ di cư - một trong những bức ảnh làm thay đổi thế giới.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chụp ảnh kéo dài 1 tháng, bà Dorothea Lange đang lái xe về đoàn tụ với gia đình thì thấy một tấm biển viết tay cho một nông trại hái đậu ở thung lũng Nipomo, California nhưng bà không dừng lại. Tuy nhiên, sau khi đi được một quãng, điều gì đó đã thôi thúc nhiếp ảnh gia này quay xe lại. "Tôi đã đi theo bản năng, không có lý do gì cả. Tôi lái xe vào khu trại ẩm thấp và đậu xe như thể chim về tổ", bà kể.

Tại đó, Dorothea Lange phát hiện ra những cây đậu đã bị đóng băng, không có công nhân nào, rất nhiều người di cư đã rời đi. Nhưng nhiếp ảnh gia đã bắt gặp Florence Owens Thompson. Bà mẹ 32 tuổi này đang ngồi giữa túp lều xiêu vẹo, xung quanh là 7 đứa con nheo nhóc. "Tôi nhìn thấy và tiến đến gần người mẹ đói khát, tuyệt vọng này, như thể bị một cục nam châm hút lấy", nữ nhiếp ảnh gia nhớ lại.

amp;#34;Người mẹ di cưamp;#34;: Câu chuyện đầy ám ảnh đằng sau bức hình làm thay đổi thế giới - 2

Nữ nhiếp ảnh gia Dorothea Lange.

Dorothea Lange đã chụp 6 bức ảnh về Florence và bọn trẻ. Được biết người mẹ này cùng các con đã phải cầm cự qua ngày bằng những cọng rau đã bị đóng băng và những con chim bọn trẻ bắn được. Sau đó, họ phải bán lốp xe của gia đình để lấy tiền mua thức ăn. Dorothea Lange vừa chụp vừa tiến lại gần nhân vật, dần siết lại khung hình cho đến khi bấm máy lần cuối và cho ra đời bức ảnh nổi tiếng cho đến tận hôm nay - "Migrant Mother" (Người mẹ di cư).

Với bức ảnh bắt trọn khoảnh khắc một người mẹ vượt qua sự lo lắng và được 3 đứa con quấn quanh, Lange đã lột tả được sự khó khăn mà các cộng đồng di cư phải đối mặt trong suốt giai đoạn Đại suy thoái của Mỹ. Gia đình trong bức ảnh này nằm trong số 2.500 công nhân tại nông trại, hầu hết họ đều vô cùng nghèo khổ. Trong thời gian đó có tới 6.000 người di cư từ Trung Tây chuyển đến California mỗi tháng.

Bức ảnh cho thấy người mẹ đang phải chịu gánh nặng của cả gia đình khi 2 đứa con lớn vùi mặt vào 2 bên vai còn đứa con nhỏ vẫn còn say ngủ trên tay mẹ. Người xem sẽ hoàn toàn bị ám ảnh bởi những nếp nhăn trên vầng trán bà mẹ trẻ, chiếc áo rách tả tơi làm lộ cánh tay gầy. Mặc dù không làm nổi bật quang cảnh xung quanh nhưng bức ảnh "Người mẹ di cư" đã khiến người ta nhìn thấu được thời đại kinh tế khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ.

amp;#34;Người mẹ di cưamp;#34;: Câu chuyện đầy ám ảnh đằng sau bức hình làm thay đổi thế giới - 3

amp;#34;Người mẹ di cưamp;#34;: Câu chuyện đầy ám ảnh đằng sau bức hình làm thay đổi thế giới - 4

Cuộc sống của người mẹ Florence và 7 đứa con vô cùng khốn khổ, nghèo đói.

Nhiều người đã ví bức ảnh này có bố cục giống như những bức họa cổ điển vẽ Đức mẹ Mary bế con, xung quanh có các thiên thần. Ngay sau khi bức ảnh được công bố, chính phủ Mỹ đã lập tức chi 32.000 USD (hơn 740 triệu đồng) để cung cấp thực phẩm cho những người di cư.

"Người mẹ di cư" tiếp tục trở thành hình ảnh đại diện cho những người di cư ở Dust Bowl, giúp nhiếp ảnh gia Dorothea Lange giành được một suất học bổng Guggenheim vào năm 1941, được in lên những con tem của Mỹ và truyền cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết "The Grapes of Wrath" của tác giả John Steinbeck năm 1939. Chính nhờ sự lan truyền rộng rãi ấy mà bức ảnh trở thành biểu tượng cho sự bền bỉ, giúp thúc đẩy và truyền cảm hứng cho người Mỹ. Đó là điều mà không ngôn từ nào có thể làm được.

Mặc dù hầu hết mọi người đều biết về bức ảnh này, nhưng họ đã quên hoặc chưa từng biết đến cái tên Florence. Danh tính của "Người mẹ di cư" chỉ được công khai vào năm 1978 khi một phóng viên của tờ Modesto Bee tìm thấy bà trong căn nhà di động ở ngoại ô Modesto, California.

Sau đó, thông tin về "Người mẹ di cư" bắt đầu được báo chí công khai nhiều hơn. Bà là  Florence Owens Thompsom, người Cherokee gốc Ấn, sinh ra tại Oklahoma năm 1903. Florence kết hôn năm 17 tuổi sau đó cùng chồng chuyển đến California vào thời Đại suy thoái. Tại đây, hai vợ chồng họ làm những công việc lặt vặt và sống lay lắt qua ngày. Có những thời điểm Florence cùng các con phải sống dưới gầm cầu, ban đêm chỉ có một chiếc chăn mỏng để chống chọi với giá lạnh.

Đến năm 1936, khi cả gia đình di chuyển từ Los Angeles đến Watsonville để tìm việc mới thì bị hỏng xe giữa đường. Trong lúc họ dừng lại tại trang trại đậu ở Nipomo để sửa xe thì Florence đã gặp Dorothea Lange.

amp;#34;Người mẹ di cưamp;#34;: Câu chuyện đầy ám ảnh đằng sau bức hình làm thay đổi thế giới - 5

amp;#34;Người mẹ di cưamp;#34;: Câu chuyện đầy ám ảnh đằng sau bức hình làm thay đổi thế giới - 6

Bức ảnh đã làm thay đổi số phận của rất nhiều người nhưng không thể làm thay đổi cuộc đời của nhân vật chính.

Mặc dù bức chân dung này vô cùng nổi tiếng và có tác động to lớn tới cộng đồng nhưng bà Florence lại không được hưởng lợi gì từ đó. Khi bà không thể trả tiền thuốc men sau một cơn đột quỵ năm 1983, 10 người con của bà mới công khai sự thật và kêu gọi sự giúp đỡ từ công chúng. Họ nhận được khoảng 35.000 USD (hơn 810 triệu đồng) tiền quyên góp.

Bà Thompson đã qua đời trong năm 1983, trên bia mộ khắc dòng chữ “Người mẹ di cư - huyền thoại về sức mạnh của phụ nữ Mỹ”. Bức ảnh sẽ tiếp tục là biểu tượng cho sự kiên trì, bền bỉ của con người giữa cuộc đời phong ba.

Năm 2003, bức ảnh "Người mẹ di cư" đã vinh dự xuất hiện trong tập sách ảnh "100 bức ảnh làm thay đổi thế giới" của tạp chí Life. 

Sự thật choáng váng sau bức ảnh mẹ tiên con cú khiến cuộc sống của một người đẹp tan tành
Nhân vật chính được cho là người mẹ trong bức ảnh "mẹ đẹp con xấu" đã lên tiếng vạch trần toàn bộ sự thật khiến không ít người sửng sốt.
Bảo Linh (Dịch từ PPM)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Xã hội