"Xưa giờ thiên hạ cứ thấy chúng tôi là cười mỉa mai, chê bai này nọ”, người phụ nữ nói.
Chuyện người phụ nữ 50 tuổi ở Sóc Trăng cưới chồng trẻ mặc lời chế giễu từ hàng xóm hẳn không còn xa lạ đối với người dân trong vùng lẫn dư luận. Ai cũng hi vọng cuộc hôn nhân của họ bền chắc, sớm thoát khỏi cảnh nghèo khó, có công ăn việc làm ổn định.
Chị Loan (50 tuổi) không giấu nổi niềm vui: “Từ ngày vợ chồng tôi “nổi tiếng” trên các trang mạng xã hội, mạnh thường quân và YouTube tìm đến xin lắng nghe câu chuyện tình yêu, cuộc sống thường ngày. Sau đó họ có ủng hộ chúng tôi chút tiền, ít gạo, nhu yếu phẩm.
Tôi rất xúc động khi cuộc sống được nhiều người quan tâm như thế. Tôi thấy được an ủi phần nào bởi xưa giờ thiên hạ cứ thấy chúng tôi là cười mỉa mai, chê bai này nọ”.
Nụ cười hạnh phúc của cặp đôi đũa lệch.
Vợ vừa dứt lời, anh Kha (33 tuổi) cho biết những gì nhận được với nhiều người chẳng đáng là bao nhưng họ rất trân quý. Hơn cả họ thấy được khích lệ tinh thần, tiếp tục cố gắng xây dựng cuộc hôn nhân chứa đựng đầy tình yêu thương.
“Tôi đi đâu người ta cũng cười chê, nói ra nói vào rằng lấy vợ đáng tuổi mẹ. Tôi bỏ qua, không bận tâm tất cả song từ sâu thẳm trái tim có thoáng buồn. Vì thế khi mạnh thường quân tìm đến động viên, giúp đỡ tiền bạc… tôi mừng lắm, cảm giác như được xã hội thừa nhận mối quan hệ vợ chồng với Loan vậy”, người đàn ông 33 tuổi bộc bạch.
Hiện tại chị Loan vẫn đi bán vé số mưu sinh qua ngày. Nhưng kinh tế khó khăn, chị chẳng thể bán được nhiều so với trước nên đành túc tắc đến đâu hay đến đó. Còn anh Kha làm thợ hồ ngày được ngày không với hi vọng không thất nghiệp, ở nhà chơi dài.
“Giờ kinh tế đi xuống, người ta không còn chơi vé số nhiều như trước. Tôi đi bán cả ngày chỉ được gần trăm tờ. Sau đó tôi về nhà nghỉ ngơi, lo cơm nước cho đứa con gái. Còn anh Kha đi làm thất thường lắm vì đợt này không có nhiều công trình để phụ hồ.
Tôi tính sửa sang cái nhà nhưng chưa dám, đành chịu cảnh mưa dột sạch, nắng chiếu thẳng vào giường. Tôi cũng hi vọng có tiền để kéo điện, làm máy nước”, chị Loan tâm sự.
Chị Loan hiện tại dùng nước sông, mương để sinh hoạt.
Dù cuộc sống khéo khó nhưng chưa bao giờ chị Loan cảm thấy nản trí, luôn có niềm hi vọng với tương lai tươi sáng. Chị quả quyết chỉ cần vợ chồng đồng sức đồng lòng sẽ sớm thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Anh Kha cũng chấp nhận cuộc sống như vậy, chỉ ao ước vợ chồng mãi bền lâu, không xảy ra xích mích gì. “Tôi sợ vợ chồng cãi vã rồi chia tay lắm. Tôi có thể cố làm để hai mẹ con Loan có cuộc sống sung túc hơn. Tôi tin rằng ông trời không chừa đường sống của bất cứ ai”, người đàn ông miền Tây nói.
Chị Loan có một đời chồng và đứa con gái 13 tuổi. Sau đó chị quyết định làm mẹ đơn thân, không có ý định đi thêm bước nữa bởi sợ cảnh vợ chồng không có tiếng nói chung. Sau đó chị lỡ trao tình cảm cho Khang – một chàng trai trẻ tuổi nhưng không dám thổ lộ.
Ngờ đâu anh Kha cũng có tình cảm với chị, đã tỏ tình và ngỏ ý muốn nên duyên vợ chồng. Chị chần chừ mãi mới gật đầu đồng ý làm vợ của anh bất chấp sự gièm pha từ bà con trong ấp.
Cặp đôi hi vọng sẽ mãi bên nhau.
Hiện tại, cặp vợ chồng “đũa lệch” sống trên mảnh đất vốn thuộc quyền sở hữu của cha mẹ chị Loan. Sau đó họ đã bán cho địa phương nhưng chưa phải “trả gấp” nên đã ở tạm. Vì thế chị chưa dám cơi nới hay cải tạo túp lều, vẫn để nền đất trông vô cùng đơn sơ…
“Kể cả đó là đất của vợ chồng tôi thì cũng không có tiền để sửa sang. Tôi bảo với ông xã cứ chấp nhận cảnh ở như thế, bao giờ nhà nước đòi lại thì tính sau. Anh ấy chia sẻ chỉ lo cho đứa con gái thiệt thòi, không có chỗ ở bằng bạn bằng bè thôi”, chị Loan nói.
Ngoài chiếc lán nhỏ, vợ chồng chị Loan đã dựng thêm một túp lều làm chỗ nấu ăn ngay sát cạnh nhà. Chị bày biện đủ thứ đồ đạc, từ nồi niêu xoong chảo, bát đũa, thau chậu… Do ở đó không có điện nước nên mọi sinh hoạt đều sử dụng nước từ dưới sông múc lên.