Người phụ nữ chỉ vui khi được làm công việc đặc biệt và ở cùng với người chết kể cả lúc nửa đêm

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 07/03/2023 14:35 PM (GMT+7)

Giữa đêm tối mênh mông, trong không gian u tịch, nơi đâu cũng là âm khí nhưng có một người phụ nữ vẫn rất can đảm, sẵn sàng đi bảo vệ giấc ngủ cho những người đã khuất.

Dù không khí ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) đang đến rất gần, nhưng vẫn có những người phụ nữ không quản ngày đêm, cần mẫn với công việc của mình. Điển hình như trường hợp của chị Trần Thị My (SN 1978, ở Lương Sơn, Hòa Bình), hàng đêm vẫn cầm đèn phin đi trông coi nghĩa trang, lau dọn mộ cho người đã khuất, thậm chí nếu có ai mới mất chuyển về nghĩa trang chị lại đến trước chuẩn bị, rồi về cuối cùng khi họ đã an táng xong.

Tính đến nay, chị My đã làm công việc này tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) được tròn 10 năm. Trong 10 năm ấy, người phụ nữ này đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, lúc nhẹ nhõm khi giúp được những người quá cố, nhưng cũng có lúc lòng trĩu nặng vì chuyện gia đình chưa được theo ý muốn…

Tổ bảo vệ nơi chị My làm việc có 5 người thì chỉ có duy nhất chị là nữ. Lý do chị bám trụ với công việc này, trước hết là để kiếm tiền nuôi con ăn học và nó còn là cái duyên trời định. “Là phụ nữ làm công việc bảo vệ đã ít, nhưng lại làm bảo vệ ở nghĩa trang thì chắc ai nghe cũng rùng mình, nghĩ đến đã sợ. Thế nhưng làm mãi cũng quen, khi quen rồi lại thấy thích, thấy những ngôi mộ rất thân quen chứ không còn sợ nữa”, chị My nói.

Ban đầu mới làm, chị My cũng sợ rợn tóc gáy nhưng làm mãi thành quen, chị cảm thấy có duyên với công việc này.

Ban đầu mới làm, chị My cũng sợ "rợn tóc gáy" nhưng làm mãi thành quen, chị cảm thấy có duyên với công việc này. 

Theo lời người phụ nữ này, thời gian đầu mới làm chị cũng sợ “rợn tóc gáy”, nhưng may mắn chị lại được “các cụ thương”, để cho mình được phục vụ, vì thế nên chị mới coi đó là cái duyên với công việc này. “Trước có những người đàn ông làm công việc này, nhưng đêm cứ bị “trêu” suốt, mang cả theo tỏi bên người nhưng cuối cùng phải nghỉ hoặc chuyển công việc khác”, chị My chia sẻ.

Công việc bảo vệ của chị My phải thức thâu đêm, đi xung quanh các hàng mộ ở khu vực mình quản lý, ngoài trông coi kẻ xấu xâm phạm thì chị còn phải dọn dẹp, lau các phần mộ nếu có bụi bẩn hoặc vật thể lạ ở trong khuôn viên mộ phần. Đôi khi còn thay người nhà thắp hương cho những ngôi mộ mới chuyển về an táng.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-03-07/mo3-1678153621-133-width740height493.jpg stylewidth: 740px; height: 493px; /

Người phụ nữ chỉ vui khi được làm công việc đặc biệt và ở cùng với người chết kể cả lúc nửa đêm - 3

Không chỉ làm bảo vệ, người phụ nữ này còn phải lau dọn mộ phần, thay gia đình thắp hương cho những người mới qua đời an táng tại đây.

Ngoài bảo vệ nghĩa trang, mỗi khi có người đã khuất chuyển về nghĩa trang, chị lại làm thêm công việc chuẩn bị từ phông bạt, bàn ghế, nước nôi… thậm chí là kiêm cả chân hướng dẫn gia đình lên miếu, chùa thắp hương. “Có người về an táng lúc sáng sớm tinh mơ, khi đó tôi phải có mặt từ 3 giờ sáng để chuẩn bị. Sau khi an táng xong tôi lại dọn dẹp sạch sẽ mới ra về.

Mùa đông nhiều đêm mưa rét, một mình mặc áo mưa vẫn lọ mọ giữa các hàng mộ 4-5 tiếng, có ngày tới 3 phần mộ đưa vào, một mình tôi làm hết... Bản thân tôi không cảm thấy vất vả gì, tôi còn cảm thấy vui khi được làm công việc đặc biệt này, hơn thế nữa là giúp gia đình những người đã khuất lo được hậu sự chu toàn”, chị My chia sẻ.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-03-07/mo5-1678153652-635-width740height493.jpg stylewidth: 740px; height: 493px; /

Người phụ nữ chỉ vui khi được làm công việc đặc biệt và ở cùng với người chết kể cả lúc nửa đêm - 5

Mỗi khi có người mới mất chuyển về, chị My lại đảm nhận công việc chuẩn bị trước và sau khi an táng, dù khi đó là nửa đêm hay sáng sớm tinh mơ. 

Do làm công việc liên quan đến tâm linh nên chị My không bao giờ có hai từ “dối trá” ở trong đầu, luôn nghĩ phải cố gắng làm hết sức, đúng bổn phận, trách nhiệm của mình. Thế nhưng có những lúc chị vẫn cắn răng chịu những lời nói khó nghe của gia đình. Những lúc đó người phụ nữ này tự nhủ rằng, họ đang tang gia bối rối nên thông cảm và chia sẻ với gia đình họ, chứ không dám nói lại nửa lời.

Là người phụ nữ can đảm, dám trông coi nghĩa trang ban đêm nhưng khi nhắc về gia đình, nước mắt chị My lại rơi. Chị chia sẻ rằng, vì làm công việc này mà không được coi trọng, hiện hai vợ chồng chị đã ly thân, chị chuyển về ở với mẹ đẻ, một mình nuôi hai con.

“Trước tôi làm khu công nghiệp xa nhà, lương thấp chẳng đủ sống, rồi con nhỏ ốm đau xin nghỉ liên tục. Vì lý do đó tôi mới xin làm công việc này để được gần nhà hơn. Mmọi người ai cũng gàn, phản đối nhưng vì kiếm tiền nuôi con, để được gần con tôi chấp nhập. Vì điều đó mà tôi và chồng không hiểu ý nhau dẫn tới ly thân”, chị My kể.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-03-07/mo6-1678153680-282-width740height493.jpg /

Người phụ nữ chỉ vui khi được làm công việc đặc biệt và ở cùng với người chết kể cả lúc nửa đêm - 7

Mỗi buổi tối muộn, sau một vài vòng đi tuần, chị My lại gọi điện về hỏi thăm con gái và người thân trong gia đình.

Vì cuộc sống mưu sinh, chị My đành chấp nhận miễn sao con được ăn học tới nơi, tới chốn. Dù làm ca đêm nhưng không vì thế mà người phụ nữ này phó mặc con cho bà ngoại. Hàng tối trong màn đêm mịt mù, với những ánh đèn lay lắt phát ra từ các ngôi mộ, chị My tay vừa cầm đèn pin, vừa gọi về động viên con học tập, rồi đi ngủ đúng giờ.

“Ngày còn nhỏ có những hôm con khóc vì thương mẹ, muốn mẹ về mà tôi rơi nước mắt, muốn chạy luôn con vào lòng nhưng vì công việc nên hai mẹ con chỉ biết động viên nhau. Giờ con đã 12 tuổi, hiểu chuyện hơn nên không đòi mẹ về như trước, nhưng hôm nào cũng điện thoại cho nhau”, người mẹ này kể.

Ngày 8/3 đã đến rất gần, hôm đó chị My vẫn phải đi trực như thường ngày, nhưng sẽ bố trí để có thời gian về bên con gái, mua tặng con món quà hoặc đưa con đi chơi. Còn con gái chị My, vài năm nay thấy mẹ vất vả nên những ngày 8/3 hay sinh nhật mẹ, cháu đều lấy tiền tiết kiệm ăn sáng để mua quà tặng mẹ. “Với tôi sức khỏe của con là món quà lớn nhất, còn những món quà vật chất đó cũng là nguồn động viên để tôi cố gắng làm việc tốt, kiếm tiền lo cho con”, chị My tâm sự.

Những phụ nữ miệt mài mưu sinh giữa Sài Gòn tấp nập, ngày 8/3 cũng chỉ như ngày bình thường
Không hoa, không quà, không lời chúc hoa mỹ vào ngày 8/3, những người phụ nữ lao động vẫn miệt mài với công việc mưu sinh mỗi ngày. Mối quan tâm lớn nhất của họ là cơm áo gạo tiền qua ngày, hầu như chưa từng cảm nhận được không khí của ngày tôn vinh chính mình.

Ngày Quốc tế Phụ nữ

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ