Người phụ nữ một mình nuôi con khi chồng gặp nạn, quyết tâm khởi nghiệp “buôn thúng bán mẹt” khiến nhiều người nể phục

NGỌC HÀ - Ngày 06/09/2023 06:00 AM (GMT+7)

"Mình không có ngày nghỉ, hầu như làm từ sáng sớm đến đêm muộn để kịp hàng trả cho người ta. Nếu mình làm chậm tiến độ giao hàng sẽ bị phạt hợp đồng nên luôn cố gắng hoàn thành sớm nhất có thể", Phượng nói.

Phượng Nguyễn (SN 1994, Hà Nội) vốn là nhân viên văn phòng với mức lương ổn định, đủ sống nơi phố thị. Song cô luôn khát khao có một thứ gì đó của riêng mình, thoát khỏi cảnh gò bó – ngày làm 8 tiếng đồng hồ, ngồi phòng điều hoà. Vì thế cô luôn ấp ủ ước mơ mở cửa hàng quần áo trẻ em, “làm chủ” sự nghiệp của chính mình.

Mình là người có cá tính, thích bay nhảy và ưa mạo hiểm. Nhưng dòng đời xô đẩy, mình lại trở thành nhân viên văn phòng, cứ sáng sáng đến công ty và cuối ngày trở về căn phòng trọ rộng hơn chục mét vuông.

Một ngày mình tâm sự với chồng rằng đi làm không thấy vui cũng chẳng hào hứng dù lương rất ổn. Mình chỉ muốn anh động viên để cố gắng hơn chứ không có ý định nghỉ làm “ăn bám” chồng. Ngờ đâu anh ủng hộ mình trở thành người thất nghiệp, sau đó sống thật với đam mê”, Phượng nhớ lại.

Có chồng làm chỗ dựa tinh thần, Phượng quyết định xin nghỉ ở công ty. Cô nàng ở nhà chờ đến ngày con gái đầu lòng chào đời rồi ở cữ, sau đó tính tiếp chuyện tương lai. “Người tính chẳng bằng số phận an bài, mình sinh con được nửa tháng thì chồng xảy ra chuyện không may. Mình đành gắng gượng đứng dậy làm trụ cột gia đình.

Người phụ nữ một mình nuôi con khi chồng gặp nạn, quyết tâm khởi nghiệp “buôn thúng bán mẹt” khiến nhiều người nể phục - 1

Mình vừa ôm con vừa nghĩ xem phải làm gì để có tiền mua tã bỉm, sữa cho con và chi trả phí sinh hoạt. Mình tính sẽ quay trở về với công việc văn phòng nhưng làm sao xin được vì con còn nhỏ, sức khoẻ lại chưa phục hồi”, cô nàng tâm sự.

Để tìm cách mưu sinh, Phượng mất ngủ mấy ngày đêm, đến mức mất sữa. Cuối cùng, cô nàng quyết định về quê chồng, vay mượn 40 triệu đồng mở cửa hàng nho nhỏ bán đồ trẻ em giá rẻ. Cô nắm bắt tâm lý mẹ bỉm sữa không đi làm, không có tiền nên nhập đồ giá rẻ về bán.

Hàng đó lãi ít nhưng vốn mỏng, lại đáp ứng đúng nhu cầu của chị em ở vùng quê. Mình cứ bán được 3-4 hôm là lại đi lấy hàng. Thế rồi mình chợt nhận ra bán theo kênh truyền thống tại cửa hàng sẽ không ăn thua, chẳng đủ để chi trả tiền thuê mặt bằng, sinh hoạt hàng tháng của 2 mẹ con.

Mình nảy ra ý định livestream trên Facebook cá nhân hoặc các hội nhóm. Hôm nào mình cũng gửi con cho bố mẹ chồng trông rồi làm đến tận 12h đêm. Sáng sớm hôm sau, mình chốt và đóng đơn gửi cho khách hàng”, Phượng nhớ lại.

Người phụ nữ một mình nuôi con khi chồng gặp nạn, quyết tâm khởi nghiệp “buôn thúng bán mẹt” khiến nhiều người nể phục - 2

Có những ngày quá tải, cơ thể Phượng như muốn ngã ngục. Tuy nhiên, cô nàng nghĩ đến đứa con còn quá nhỏ cùng cha mẹ già lại tự động viên bản thân phải cố gắng thêm một chút. Cô bảo “buôn thúng bán mẹt” ở quê không giàu như thành phố nhưng đủ đồng rau dưa, mua sữa bỉm cho con gái. Cô cứ chăm chỉ và tích cực livestream thì mỗi ngày cũng kiếm được 200.000 – 300.000 đồng.

Ngày đó việc phát trực tiếp trên mạng xã hội chưa phổ biến như hiện tại, mắt xem cũng ít chứ chưa nói gì đến người mua hàng. Mình may mắn được khách thương nên túc tắc ngày đi vài đơn, cộng với việc bán tại cửa hàng cũng đủ sống. Còn chuyện có bị khách bùng hay không thì hiếm lắm, vài tháng mới có hàng bị trả lại”, Phượng chia sẻ.

Đầu năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, Phượng không thể đi chợ đầu mối lấy hàng về bán. Nhiều người cứ nghĩ cô nàng sẽ sập tiệm, “kết thúc” công việc bán quần áo trẻ em online ở đó. Song cô đã không nhụt chí, chứng minh cho tất cả thấy “dịch bệnh không thể đẩy lùi ý chí và dập tắt đam mê… kiếm tiền mua sữa cho con”.

Phượng mua vải rồi nhờ thợ trong làng may quần áo, váy trẻ em. Sau đó cô để con gái nhỏ làm mẫu ảnh, chụp hình thật 100% và đăng lên mạng bán. Đây cũng là đoạn thời gian cô nàng gắn bó với công việc may mặc: tự thiết kế, làm sản phẩm và bán hàng ra thị trường.

Mình chú trọng đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã đẹp nhưng giá thành phải phù hợp với túi tiền của các mẹ bỉm sữa. Do đó mình không ăn lãi nhiều, hàng đi đến đâu được ủng hộ đến đó.

Một thời gian sau mình tìm được xưởng làm hàng với số lượng lớn rồi tình cờ kết nối được với quầy ở chợ đầu mối. Họ thấy hàng của mình đẹp, quyết định lấy sỉ để xuất đi các nơi. Dần dần hai bên hợp tác làm ăn, mình trở thành nơi cung ứng sản phẩm trẻ em”, người phụ nữ nói.

Người phụ nữ một mình nuôi con khi chồng gặp nạn, quyết tâm khởi nghiệp “buôn thúng bán mẹt” khiến nhiều người nể phục - 3

Đầu năm 2023, Phượng có một số vốn không nhỏ liền đầu tư tự mở xưởng để chủ động sản xuất. Cô nàng còn đi học thiết kế, sáng tạo các mẫu phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Cô bảo rằng hơn 3 năm bươn chải trong lĩnh vực thời trang trẻ em đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm và quan trọng nhất là “con đường dài là con đường tử tế, chất lượng là giá trị cốt lõi”.

Nhắc đến chuyện nghề này có khó khăn gì hay không, Phượng khẳng định công việc không chỉ khó mà còn chứa đầy gian nan cũng như rủi ro. “Mình sẽ không đề cập đến đoạn trước dịch COVID-19 vì xa xôi quá! Còn từ khi chủ động tất cả, mình thấy làm chủ không sung sướng như nhiều người nghĩ.

Mình không có ngày nghỉ, hầu như làm từ sáng sớm đến đêm muộn để kịp hàng trả cho người ta. Nếu mình làm chậm tiến độ giao hàng sẽ bị phạt hợp đồng nên luôn cố gắng hoàn thành sớm nhất có thể. Điều đó khiến mình không ít lần bị suy nhược sức khỏe. 

Mình còn phải giám sát thợ làm đúng từng đường chỉ mũi kim, chỉ cần lỗi một chút là hỏng cả lô. Khi đó hàng không đạt chuẩn, coi như không được thanh toán phần tiền đó”, người phụ nữ cho biết.

Hiện nay kinh tế khó khăn, mẹ một con phải đối diện với muôn vàn khó khăn trong buôn bán. Đặc biệt là khi có nhiều xưởng may phải đóng cửa khi không thể cạnh tranh với các mặt hàng quần áo, đồ dùng trẻ em được nhập từ Trung Quốc. Vì thế cô nàng luôn cố gắng làm việc, sáng tạo để có thể thuyết phục khách hàng dùng hàng Việt Nam chất lượng tốt, giá cả lại phải chăng.

Phượng cũng thành thật cho biết khi làm chủ không có nhiều thời gian chơi cùng con. Nhiều hôm cô đành rủ con đi giao hàng cùng để tranh thủ thời gian ở bên, tâm sự cùng con.

Người phụ nữ một mình nuôi con khi chồng gặp nạn, quyết tâm khởi nghiệp “buôn thúng bán mẹt” khiến nhiều người nể phục - 4

Cô gái làm nghề nói liên tục lại hái ra tiền, nhiều người ghen tị vì công việc quá nhàn nhã nhưng ít ai biết sự thật đằng sau
"Nghề này dù không phải đi lại nhiều, được ngồi trong phòng máy lạnh nhưng lại gặp những tình huống trớ trêu mà chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu”, cô gái trẻ đang làm nghề livestream chia sẻ.

Chuyện nghề

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện nghề