Thị trường buôn bán trẻ em bất hợp phát đang nở rộ ở Trung Quốc. Các bé sơ sinh được rao bán công khai trên mạng.
Buôn bán trẻ em từ lâu đã trở thành một vấn nạn nhức nhối tại Trung Quốc. Bất chấp nỗ lực ngăn cản của chính phủ nước này, tệ nạn buôn bán trẻ em vẫn phát triển mạnh khiến hàng trăm gia đình rơi vào cảnh chia ly. Cảnh sát cho biết, hằng năm có khoảng 20.000 trẻ em nước này bị bắt cóc. Hình thức buôn bán trẻ em quan mạng phát triển ngày càng tinh vi. Hãng tin BBC vừa công khai phóng sự điều tra về nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em ở nước này.
Anh Xiao Chaohua, ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã đi khắp các tỉnh thành trong suốt 8 năm qua để tìm đứa con trai bị mất tích.
Anh Xiao Chaohua dán hình ảnh con trai bị mất tích trên xe bus
Anh kể lại, một ngày trước Tết Nguyên đán năm 2007, trong lúc đang bán quần áo tại cửa hàng của gia đình, cậu con trai 5 tuổi Xiaosong xin tiền bố đi mua quà vặt ở một cửa hàng tạp hóa và bị một kẻ lạ mặt bắt cóc. Và đó là lần cuối cùng anh nhìn thấy con trai mình.
Anh Chaohua đã báo cảnh sát, nhân viên cảnh sát cho biết cậu bé có thể đã bị bắt cóc rồi đưa đến một thành phố khác.
Năm đầu tiên, anh rong ruổi khắp nhiều tỉnh thành để dán thông tin tìm con mất tích tại các nhà ga, bến xe, xe bus, trung tâm mua sắm..., thậm chí ông còn đăng quảng cáo trên truyền hình nhưng vẫn không có kết quả.
Bác sỹ đang bé một bé gái bị bắt cóc được giải cứu ở tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc năm 2012
Anh bán cửa hàng đi và mua một chiếc xe tải nhỏ. Suốt 8 năm qua, anh đi khắp các hang cùng ngõ hẻm từ cao nguyên Tây Tạng đến các thành phố lớn. Hành trình đưa anh tới những nơi anh chưa từng tưởng tượng là có ngày sẽ tới. “Tôi từng gặp ác mộng. Đêm nào tôi cũng mơ thấy Xiaosong giục tôi đến cứu. Tôi vẫn tiếp tục tìm cho được đứa con lưu lạc, hành trình chỉ dừng lại khi nào tôi chết”, anh nói.
Mỗi năm, có hàng ngàn bậc cha mẹ tại nước này rơi vào hoàn cảnh như anh Chaohua. Chính phủ Trung Quốc không cung cấp con số chính xác nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính có tới 20.000 trẻ bị bắt cóc mỗi năm, tức là 400 trẻ bị bắt cóc mỗi tuần.
Y tá chăm sóc đứa bé bị bắt cóc được giải cứu năm 2012
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc còn đưa ra con số 200.000 trẻ bị bắt cóc mỗi năm nhưng cảnh sát nói số lượng không cao đến mức đó. Mỗi bé trai được bán với giá lên tới 16.000 USD, cao gấp đôi so với bé gái. Sau khi bị bắt cóc, những đứa trẻ này được bán làm con nuôi hoặc bị bắt làm ăn xin cho một số băng nhóm tội phạm. Phần lớn những đứa trẻ bị bắt cóc mất tích mãi mãi.
Nạn buôn bán trẻ em ở Trung Quốc được phổ biến rộng rãi cách đây 12 năm khi cảnh sát tỉnh Quảng Tây phát hiện 28 trẻ sơ sinh trên một chiếc xe bus. Những em bé này bị đánh thuốc mê rồi nhét trong túi nilon, một em tử vong vì ngạt thở. Nhóm buôn bán trẻ em này đã bị bắt và bị kết án tử hình.
Trong những năm gần đây, hoạt động bắt cóc, buôn bán trẻ em hoạt động tinh vi hơn. Nhiều giao dịch được thực hiện ngay trên mạng Internet. Tân Hoa Xã đưa tin, tháng 2 năm ngoái, 4 băng buôn bán trẻ em qua mạng Internet dưới hình thức nhận con nuôi đã bị cảnh sát triệt phá. 1.094 kẻ liên quan đã phải hầu tòa và 382 trẻ được giải cứu thành công.
Tìm trên mạng Internet, phóng viên nhìn thấy một đoạn quảng cáo trên mạng về việc rao bán “một bé gái 8 tháng tuổi khỏe mạnh” với giá 32.000 USD kèm theo dòng cảnh báo "không làm phiền nếu không nghiêm túc". Liên hệ với người này, phóng viên được biết đấy là một bà mẹ đơn thân, có 3 cô con gái, một bé 3 tuổi và 2 bé sinh đôi với 8 tháng tuổi. Không đủ khả năng nuôi con một mình, cô đành bán đi một trong 2 bé song sinh.
Hai bé song sinh rao bán trên mạng
"Dù rất đau khổ nhưng tôi muốn con có cuộc sống tốt hơn", người bán trao đổi với phóng viên qua chat.
Sau đó, người phụ nữ này gửi cho khách một tấm ảnh. Cặp song sinh đang ngồi trên giường, mặc bộ quần áo màu xanh, chúng trông rất bụ bẫm và đang mỉm cười. Để chứng minh đây không phải là trò lừa bịp, người phụ nữ này đồng ý cho khách xem mặt con qua video.
Trong căn phòng tối om, cô bế đứa trẻ tiến sát camera. Đứa bé òa khóc, trong giây lát phóng viên nhìn thấy nửa khuôn mặt kẻ bán trẻ em. Giới chức được thông báo về cuộc trao đổi mua bán qua mạng này nhưng không hề có bất cứ động thái nào diễn ra sau đó.