Những tỉnh thành đang dần nới lỏng giãn cách xã hội, người dân quay lại cuộc sống bình thường

K.T - Ngày 06/09/2021 14:40 PM (GMT+7)

Sau thời gian dài giãn cách xã hội, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã có động thái mới sau giãn cách xã hội, dần dần nới lỏng một số quy định.

Sau thời gian dài thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, “ai ở đâu ở yên đó”, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã kiểm soát được dịch bệnh, bắt đầu nới lỏng một số quy định từ ngày 5/9. Đây là một tín hiệu đáng mừng để người dân được quay trở về cuộc sống bình thường, tập trung khôi phục kinh tế...

Những tỉnh thành đang dần nới lỏng giãn cách xã hội, người dân quay lại cuộc sống bình thường - 1

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng mới đây cho biết xét về tổng thể, sau gần 20 ngày thực hiện biện pháp phong tỏa cứng toàn thành phố, Đà Nẵng có thể khẳng định đã kiểm soát được dịch bệnh, có đủ cơ sở để xác định rõ các vùng và mức độ nguy cơ.

Dựa vào tình hình đó, thành phố quyết định nới lỏng một số quy định sau 8h ngày 5/9. Việc này nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân; phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản trên địa bàn, đồng thời giải quyết tư tưởng, tâm lý của người dân.

Người dân bắt đầu hoạt động buôn bán trở lại. (Ảnh VOV)

Người dân bắt đầu hoạt động buôn bán trở lại. (Ảnh VOV)

Cũng theo vị bí thư, năng lực ngành y tế Đà Nẵng hoàn toàn có thể chủ động được việc cách ly và tổ chức điều trị, số ca tử vong chiếm tỷ lệ thấp. Ông nhấn mạnh: “Phải sẵn sàng sống chung với dịch, chứ không phải coi đây là lần cuối thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch. Phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng, nếu dịch bệnh phức tạp thì phải quay lại áp dụng các biện pháp mạnh; nếu dịch khả quan hơn thì nghiên cứu tiếp tục mở thêm các hoạt động”.

Một số chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã hoạt động trở lại với số lượng tiểu thương giới hạn, nhưng đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu. (Ảnh VOV)

Một số chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã hoạt động trở lại với số lượng tiểu thương giới hạn, nhưng đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu. (Ảnh VOV)

Theo quyết định của UBND TP Đà Nẵng, từ 8h ngày 5/9, tiếp tục áp dụng các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 05 của chủ tịch thành phố. Việc áp dụng các biện pháp được phân theo từng cấp độ nguy cơ: Vùng đỏ, vùng vàng và vùng xanh.

Vùng đỏ: Tiếp tục thực hiện các biện pháp cách ly y tế theo quy định.

Vùng vàng: Người dân được yêu cầu không ra khỏi nhà; chỉ được phép ra khỏi nhà tham gia các hoạt động với các điều kiện: Có giấy đi đường QRCode kèm giấy tờ tùy thân; Thực hiện 5K, không quá 2 người tại nơi công cộng; Đeo tấm che mặt khi giao tiếp trực tiếp; Di chuyển “1 cung đường - 2 điểm đi/đến và ngược lại”. Người dân được mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng tạp hoá, quầy thuốc trong phạm vi cùng thôn/tổ dân phố...

Vùng xanh: Chợ truyền thống được hoạt động với điều kiện có vách ngăn giữa người bán, người mua. Mỗi gia đình 1 người được đi chợ 5 ngày/lần kèm giấy đi chợ QRCode hợp lệ. Người dân được tập thể dục ngoài trời từ 5h đến 7h với khoảng cách 2 mét. Nhà hàng, cửa hàng, dịch vụ ăn, uống được đặt hàng và bán hàng qua mạng, giao hàng tận nơi cho khách hàng, không được phục vụ khách tại chỗ.

Những tỉnh thành đang dần nới lỏng giãn cách xã hội, người dân quay lại cuộc sống bình thường - 4

Ông Bùi Văn Nghiêm – Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhận định, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng lòng, chung sức của người dân, các giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19, qua 48 ngày thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, đến nay tỉnh cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Các biện pháp phòng chống dịch, giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa được tăng cường, siết chặt; tỉnh xét nghiệm thần tốc diện rộng nhằm sớm tách F0 ra khỏi cộng đồng, ngăn chặn các chuỗi lây nhiễm được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc. Các địa phương đảm bảo an sinh xã hội, kịp thời chăm lo các đối tượng khó khăn, ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Dự báo tình hình dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp, Bí thư tỉnh ủy đề nghị các địa phương phải đánh giá chính xác, thực chất để triển khai phương án bảo vệ, mở rộng vùng xanh, thực hiện hiệu quả các giải pháp cụ thể để chuyển hóa các vùng đỏ, cam, vàng còn lại, sớm đưa địa bàn trở về trạng thái bình thường mới. Phải nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, động viên, tuyên truyền cho người dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch.

Người dân Vĩnh Long ra ngoài phải có giấy đi đường. (Ảnh Tiến Tầm)

Người dân Vĩnh Long ra ngoài phải có giấy đi đường. (Ảnh Tiến Tầm)

Các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất, hỗ trợ cho doanh nghiệp đảm bảo “1 cung đường- 2 điểm đến” hoặc sản xuất “3 tại chỗ” nhưng phải đảm bảo an toàn. Song song đó, các địa phương vận động nông dân tiếp tục sản xuất và có phương án kết nối, hỗ trợ người dân trong khâu tiêu thụ. Về vấn đề năm học mới, cần tính đến phương án tổ chức dạy học trực tuyến để đảm bảo kế hoạch chương trình năm học 2021- 2022.

Bí thư tỉnh ủy nhấn mạnh, từ ngày 5/9/2021, Vĩnh Long tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19; trong đó, thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao hơn Chỉ thị 15, nhằm tạo điều kiện cho phục hồi sản xuất kinh doanh, nhất là đảm bảo an sinh xã hội cho người dân một cách chặt chẽ, phù hợp tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Những tỉnh thành đang dần nới lỏng giãn cách xã hội, người dân quay lại cuộc sống bình thường - 6

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ký Quyết định điều chỉnh mức độ nguy cơ dịch COVID-19 đối với toàn bộ địa bàn thành phố Sóc Trăng từ vùng nguy cơ cao (vùng cam) sang vùng nguy cơ (vùng vàng).

Thông tin với báo chí ông Nguyễn Văn Quận, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng, cho hay kể từ ngày 5/9, các quán kinh doanh ăn, uống trên địa bàn thành phố phục vụ tại chỗ, nhưng mỗi bàn không quá 2 người và bàn cách bàn tối thiểu 4m. Riêng đối với các cơ sở hàng quán ven tuyến đường thuộc luồng xanh quốc gia không được bán phục vụ tại chỗ.

Học sinh ở vùng vàng được tới trường, tuy nhiên phải giảm, giãn số lượng trong phòng học, đồng thời, bố trí lệch giờ học, giờ ăn trưa, giờ sinh hoạt tập thể, đảm bảo không tập trung đông người. Các nhà máy, xí nghiệp, công ty được hoạt động nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Một chợ rau củ tại thành phố Sóc Trăng. (Ảnh: Việt Tường)

Một chợ rau củ tại thành phố Sóc Trăng. (Ảnh: Việt Tường)

Người dân không được tập trung quá 10 người nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Các sự kiện bắt buộc, hội nghị cần thiết tổ chức phải đảm bảo đầy đủ theo các quy định phòng chống dịch của cơ quan y tế. Lễ cưới, lễ tang phải rút ngắn thời gian tổ chức trong phạm vi gia đình, đồng thời phải thông báo đến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cấp xã để có biện pháp phòng, chống dịch.

Theo lãnh đạo thành phố Sóc Trăng, các chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại cửa ngõ thành phố vẫn tiếp tục duy trì, giám sát chặt người và phương tiện từ vùng ngoài vào, vì hiện còn nhiều địa phương trong tỉnh đang là vùng nguy cơ cao (vùng cam), vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ).

“Việc duy trì các chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh COVID-19 nhằm hạn chế người dân ra khỏi địa bàn. Khi ra ngoài, người dân phải có mục tiêu, lý do chính đáng, lực lượng làm nhiệm vụ sẽ kiểm tra lịch trình đi lại của bà con thông qua khai báo y tế. Việc làm này sẽ giúp cho lực lượng chức năng truy vết nhanh nếu có phát sinh ca mắc COVID-19”, ông Nguyễn Văn Quận nói.

Những tỉnh thành đang dần nới lỏng giãn cách xã hội, người dân quay lại cuộc sống bình thường - 8

Vừa qua, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau họp, thống nhất thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau đề nghị chuyển trạng thái sang thực hiện Chỉ thị 15 cộng theo nguyên tắc: mọi người đều phải thực hiện khuyến cáo 5k; không tập trung quá 10 người tại một địa điểm tại một thời điểm; tất cả mọi người khi ra đường phải có giấy đi đường; người có giấy đi đường được hoạt động trong địa bàn tỉnh.

Những tỉnh thành đang dần nới lỏng giãn cách xã hội, người dân quay lại cuộc sống bình thường - 9

Các cơ quan, đơn vị làm việc không quá 50% tổng số công chức, viên chức; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải thực hiện phương án “3 tại chỗ” và ít nhất phải thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến”. Người dân đi chợ mua lương thực, thực phẩm thiết yếu theo giấy ngày chẵn, ngày lẻ. Học sinh đi học có thẻ học sinh, phụ huynh cầm thẻ học sinh đưa, rước học sinh theo “1 cung đường 2 điểm đến”.

Quán ăn uống 1 bàn không quá 4 người, bàn cách bàn đảm bảo 2m. Hàng quán tại các phường của thành phố Cà Mau chỉ được bán mang về.

Các công trình xây dựng phải đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Công nhân phải có giấy phép đi đường. Từ 21h ngày hôm trước đến 4h sáng ngày hôm sau, mọi người dân không được ra đường. Định kỳ 3 ngày/1 lần test nhanh cho công nhân, người lao động, hộ kinh doanh mua bán, người dân…

Những tỉnh thành đang dần nới lỏng giãn cách xã hội, người dân quay lại cuộc sống bình thường - 10

Chiều ngày 5/9, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang đã kí công văn về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sau ngày 5/9 trên địa bàn tỉnh. Theo đó sau khi phân tích, nhận định tình hình, tỉnh đã đi đến thống nhất chuyển từ Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15 trên phạm vi toàn tỉnh kể từ 0h ngày 7/9 cho đến khi có thông báo mới.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình, dịch bệnh thực tiễn tại địa phương quyết định và tự chịu trách nhiệm việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch cụ thể với cấp độ cao hơn, phù hợp theo từng khu vực. Đồng thời, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cụ thể của từng địa phương và tự chịu trách nhiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.

Những tỉnh thành đang dần nới lỏng giãn cách xã hội, người dân quay lại cuộc sống bình thường - 11

Đối với các xã, phường, thị trấn thuộc “vùng cam”, “vùng đỏ” tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Tiến hành khoanh vùng nhanh, có giải pháp quản lí chặt chẽ, không để “chặt ngoài, lỏng trong”, quyết liệt và xử lý triệt để ổ dịch.

Trong thời gian áp dụng Chỉ thị 15, các địa phương trong tỉnh An Giang tiếp tục thực hiện quy định người dân không ra khỏi nhà sau 18h đến 5h sáng hôm sau. Các cơ quan, đơn vị quyết định giảm số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc tại cơ quan không quá 30%, người ở nhà phải làm việc trực tuyến và không tự ý ra ngoài khi không thật sự cần thiết (không áp dụng quy định này đối với các đơn vị phải bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch theo quy định).

Tiếp tục yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong khi thật sự cần thiết. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát được hoạt động kinh doanh theo hình thức bán mang đi hoặc giao hàng, không được phục vụ tại chỗ; đảm bảo khoảng cách 2m khi tiếp xúc và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Tiếp tục áp dụng phát phiếu đi chợ 3 lần/tuần đối với mọi người dân. Giảm quy mô hoạt động các chợ truyền thống.

Nỗi niềm của gia đình 7 người cùng mắc Covid-19
Một gia đình có 7 thành viên đều chẳng may mắc Covid-19, trong đó lớn tuổi nhất là cụ ông 86 tuổi, nhỏ nhất là bé trai mới 3 tuổi.

Tin tức 24h

K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19