Vụ mất tích máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines hôm 8.3 làm nhiều người rùng mình nhớ đến nhiều vụ tai nạn, mất tích máy bay bí ẩn từng xảy ra trong lịch sử.
Lịch sử hàng không thế giới từng có nhiều vụ mất tích, tai nạn máy bay rất bí ẩn, mà chỉ sau thời gian dài tìm kiếm, thậm chí kéo dài 2 năm đến 50 năm khi trục vớt, tìm được hộp đen của chính những chiếc máy bay này, người ta mới thực sự biết nguyên nhân xảy ra sự việc. Và dù thế giới đang cố gắng rút ra bài học từ các vụ tai nạn cũng như hoàn thiện các trang thiết bị, máy móc nhằm nâng cao độ an toàn, thì vẫn còn có những vụ tai nạn hàng không khiến giới chức nhức đầu vì không thể tìm ra nguyên nhân vụ việc.
Phi đội 19
Chuyến bay 19 là một toán 5 chiếc máy bay ném ngư lôi TBM Avenger của Hải quân Mỹ đã biến mất trong quá trình bay huấn luyện từ căn cứ Không lực Hải quân Ft Lauderdale, Florida.
5 chiếc máy bay dưới sự chỉ huy của Đại úy Charles Carroll Taylor, cất cánh từ Fort Laudedale, Florida vào ngày 5/12/1945. Thời tiết hôm đó khá lý tưởng, Taylor - một người hướng dẫn đầy kinh nghiệm cũng bay cùng phi đội.
Tuy nhiên, sau 90 phút huấn luyện, các phi công mất phương hướng và không thể xác định các điểm mốc dưới mặt đất. Thông qua liên lạc radio, Taylor cho biết la bàn của ông đã bị hỏng khiến ông không thể phân biệt giữa Florida Key và Bahama.
Đài kiểm soát không lưu cố gắng dẫn đường cho Taylor quay trở lại căn cứ Fort Laudedale, các cấp dưới cũng đề nghị ông bay theo hướng Tây. Tuy nhiên, Taylor tiếp tục dẫn phi đội bay vô định ra hướng biển. Sau đó, trạm kiểm soát không lưu mất liên lạc với cả 5 máy bay và không có tin tức gì của họ từ đó.
Kỳ lạ thay, khi cử máy bay cứu hộ cũng không thấy trở về.
14 thành viên đội bay của chuyến bay 19 đã thiệt mạng, sau đó 13 thành viên đội bay đến cứu hộ và tìm kiếm họ cũng mất mạng theo.
Nhiều giả thiết cho rằng máy bay đã nổ tung giữa không trung do mất phương hướng. Thanh tra Hải quân kết luận rằng Chuyến bay 19 bị mất phương hướng và rơi xuống biển sau khi máy bay hết nhiên liệu, nhưng nhiều người nghi vấn những giả thuyết của Hải quân những năm sau đó, và những suy đoán đã tạo ra truyền thuyết về Tam giác Bermuda.
Căn cứ theo những câu chuyện về Tam giác Bermuda, chỉ huy chuyến bay đã báo cáo về những ảnh hưởng thị giác bất thường khi bị mất tích, như là đề cập đến "nước trắng", đại dương "nhìn không giống mọi khi", và la bàn xoay không kiểm soát, trước khi biến mất một cách khó hiểu.
Điều khó hiểu hơn, chính là loại máy bay ném bom TBM Avenger được chế tạo để nổi được lâu trên mặt nước, nên họ có thể được tìm thấy vào ngày hôm sau trong thời tiết đẹp biển lặng và trời quang.
Tuy nhiên, không chỉ đội bay không bao giờ tìm thấy, mà thủy phi cơ của Hải quân Mỹ truy tìm và giải cứu bay được cử đến cũng đã bị mất tích.
Thông điệp radio cuối cùng nhận được từ Chuyến bay 19 là bão đang ập đến.
Đoạn mã bí ấn của máy bay Star Dust mất tích
Star Dust là phiên bản dân dụng của máy bay ném bom Lancaster. Nó đã được sử dụng để phục vụ các chuyến bay từ Anh đến Nam Mỹ và vùng biển Caribean. Năm 1947, máy bay Star Dust cất cánh từ thủ đô Buenos Aires Argentina và đã biến mất trên đường đến Santiago, Chile, nó chỉ bị mất tích vài phút trước thời điểm hạ cánh khiến nhiều người không tin nổi. Trước khi gặp nạn, chiếc máy bay này chỉ gửi được một thông điệp duy nhất đầy bí ẩn Morse: "STENDEC".
Dù nỗ lực tìm kiếm, nhưng các nhà điều tra đã không thể tìm thấy bất kỳ điều gì quan khu vực được cho là nơi xảy ra tai nạn. Nhiều nghi vấn cho rằng nó đã bị vật thể bay không xác định (UFO) tấn công hoặc do sự cố kỹ thuật.
Nhưng 50 năm sau, 2 nhà leo núi Argentina phát hiện các mảnh vỡ của máy bay trên một tảng băng., lúc ấy, người ta mới phát hiện ra rằng, đường hạ cánh của máy bay nằm trong phạm vi có tầm nhìn kém, do vậy máy bay đã bị đâm vào dãy núi bị mây che phủ và máy bay bị chôn vùi trong tuyết suốt chứ không do sự cố kỹ thuật hay bị người ngoài hành tin tấn công như đồn đoán.
Tuy nhiên, đến nay, thông điệp "STENDEC" nó gửi đi trước khi mất tích vẫn là điều bí ẩn.
Chuyến bay số 7 của hãng hàng không Pan Am
Ngày 8/11/1957, chuyến bay số 7 của hãng hàng không Pan Am bắt đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới, nhưng điều không may mắn là khi mới khởi động được hơn 10 phút nó đã lao xuống biển, 44 người trong đoàn bay thiệt mạng. Các mảnh vỡ đã được tìm thấy một tuần sau đó, khi tàu sân bay của hải quân Mỹ phát hiện các xác chết trôi dạt ở vùng Đông Bắc đảo Honolulu.
Trong vụ này, nhà chức trách không thể xác định nguyên nhân, nhưng điều khiến nhiều người nghi ngờ là trước khi gặp nạn, máy bay đã không có tín hiệu cấp cứu. Khám nghiệm tử thi những người xấu số, nhà chức trách phát hiện chất độc Carbon mônôxít có trong cơ thể họ.
Hơn 50 năm sau, người ta vẫn truy tìm câu trả lời cho bí ẩn này. Một vài giả thiết cho rằng vụ tai nạn liên quan đến việc thù oán cá nhân của các thành viên trong phi hành đoàn, một vài ý kiến khác cho rằng vụ tai nạn là âm mưu thu lợi từ tiền bảo hiểm hoặc sự cố từ động cơ.
Vụ mất tích bí ẩn của chuyến bay Air France 447 (tháng 6.2009)
Chuyến bay số 447 của hãng hàng không Air France bất ngờ bị rơi và lao xuống Đại Tây Dương, vĩnh viễn mang theo 228 sinh mạng xuống đáy biển.
Ngày 1/6/2009, chiếc Airbus A330 cùng sinh mạng của 228 người đã vĩnh viễn nằm lại Đại Tây Dương khi đang trên đường bay từ Rio de Janeiro (Brazil) sang Paris (Pháp).
Chuyến bay số 447 trước khi gặp nạn đã không có tín hiệu cấp cứu nào được ghi nhận, cũng không ai biết máy bay gặp nạn cho tới một tiếng sau, khi cơ quan kiểm soát không lưu không thể liên lạc với phi công. Đây cũng được xem là dòng máy bay an toàn nhất lịch sử hàng không và dường như không có lí do gì khiến nó có thể biến mất.
Khi xảy ra vụ tai nạn, nhiều người cho rằng do máy bay gặp bão. Sau đó, các điều tra viên lại đổ lỗi rằng băng tuyết đã khiến bộ phận dò tốc độ của máy bay bị lỗi. Tuy nhiên, các cuộc điều tra cũng đã không tìm ra được nguyên nhân chính.
Đến 2 năm sau (tức năm 2011), một đội cứu hộ tư nhân đã xác định vị trí các mảnh vỡ của máy bay chỉ trong một tuần. Hải quân Pháp đã khôi phục toàn bộ dữ liệu trong các hộp đen máy bay và tìm thấy thi thể của hơn 100 nạn nhân.
Kết luận điều tra cho thấy sai sót của phi công sau khi ngắt hệ thống "tự lái" đã dẫn đến thảm kịch. Mặc dù bí ẩn đã được làm sáng tỏ, nhiều người vẫn đặt ra nghi vấn tại sao những phi công dày dạn kinh nghiệm (3 người trên buồng lái máy bay) lại có thể mất kiểm soát máy bay trong tình huống thông thường đến vậy.
Chuyến bay vào Đại Tây Dương của hãng hàng không Ai Cập
Ngày 31/10/1999, nhằm ngày lễ Haloween là một ngày u ám khi chuyến bay 990 của Hãng EgyptAir rời New York (Mỹ) để tới Cairo (Ai Cập), nhưng chiếc Boeing 767 chở 217 người đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy Đại Tây Dương, phía nam Massachussetts.
Trước chuyến bay này, cơ phó của chuyến bay là Gamil el-Batouty bị khiển trách vì có hành vi quấy rối tình dục một nhân viên cấp cao EgyptAir. Khi đó, một quan chức hãng nói với el-Batouty rằng đó là chuyến bay cuối cùng của ông ta. El-Batouty đáp trả lại: “Đó cũng là chuyến bay cuối cùng của ông”.
Trên máy bay, khi cơ trưởng vào phòng vệ sinh, el-Batouty phụ trách điều khiển. Hộp đen máy bay ghi lại el-Batouty nói: “Tôi dựa vào Chúa” rồi đâm máy bay xuống biển. Cơ trưởng kịp trở lại buồng lái nhưng không thay đổi được tình hình. Ủy ban An toàn giao thông Mỹ (NTSB) xác định hành động của el-Batouty đã khiến máy bay đâm xuống biển, nhưng không xác minh được nguyên nhân tại sao ông ta làm như vậy.
Cục hàng không dân dụng Ai Cập đã tiến hành điều tra vụ việc, nhưng do thiếu nguồn lực và vụ tai nạn xảy ra trên vùng lãnh hải quốc tế nên Ai Cập đã kêu gọi sự trợ giúp từ Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm cứu nạn.
Qua kiểm tra sơ bộ ủy ban này đã phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn và đề nghị chuyển tiếp vụ việc cho FBI xử lý. Tuy nhiên, phía Ai Cập phản đối và đề nghị Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ tiếp tục điều tra. Bằng chứng về một tội ác tiếp tục được tìm thấy sau đó. Cùng lúc phía Ai Cập đã đủ khả năng kiểm soát mọi chuyện và tự mình tiến hành cuộc điều tra.
Ủy ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ và cục hàng không dân dụng Ai Cập đưa ra hai kết luận khác nhau. Phía Hoa Kỳ xác minh rằng viên phi công phụ đã tự sát sau khi cố lao máy bay xuống biển có chủ đích, vì một lí do cá nhân nào đó chưa được xác định. Trong khi Ai Cập đổ lỗi cho sự cố kĩ thuật. Tuy nhiên, không giải thích nào kể trên nhận được sự đồng tình từ các chuyên gia. Họ cho rằng vụ tai nạn là một âm mưu khủng bố nhằm ám sát 33 nhân viên thuộc Bộ tham mưu Ai Cập trên chuyến bay.
Những chuyến bay tử thần mang số 191
Đây chuỗi tai nạn của các chuyến bay số 191 ám ảnh khá nhiều người, nó khiến một số hãng hàng không duy tâm loại bỏ con số 191 trong các chuyến bay của mình.
Thập kỷ 60, thế giới đã chứng kiến 5 chuyến bay mang số 191 gặp tai nạn nghiêm trọng, trong đó có vụ tai nạn tồi tệ nhất lịch sử hàng không Hoa Kỳ đã lấy đi sinh mạng của 273 người. Gần đây nhất, vào năm 2012, chuyến bay số 191 của hãng hàng không JetBlue; sự kiện khủng bố ngày 11/9...
Mặc dù, sự cố của chuyến bay 191 chỉ như một sự trùng hợp, các nhà số học đã có một cuộc tranh luận để giải mã ý nghĩa của con số này và vẫn chưa có hồi kết.
Chuyến bay 427 của hãng hàng không USAir
Ngày 8/9/1994, 132 hành khách trên chuyến bay USAir Flight 427 đang trên hành trình từ Chicago đến Pittsburgh. Nhưng chỉ 10 phút trước khi hạ cánh, máy bay xảy ra sự cố bất thường và rơi xuống mặt đất với vận tốc khoảng 500km/h.
Toàn bộ 132 người trong phi hành đoàn và hành khách đã thiệt mạng. Đó là vụ tai nạn đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Vụ tai nạn này, các nhà điều tra đã mất đến 4 năm để xác định sự cố dẫn đến thảm họa. Các chuyên gia nghiên cứu mọi giả thiết có thể và xác định rằng sự cố trong hệ thống lái đã khiến các phi công mất kiểm soát.
Tuy nhiên, các nhà điều tra đã chỉ ra rằng USAir đã có thể ngăn chặn thảm họa của chuyến bay 427 nếu các vụ tai nạn trong quá khứ được điều tra một cách triệt để.
Những nhân thân của người bị nạn trong chuyến bay này sau đó đã được đền bù thiệt hại tới 50 triệu đô-la mà không cần đến sự can thiệp của tòa án.
Chuyến bay số 800 của hãng TWA
Năm 1996, chuyến bay TWA 800 phát nổ và rơi chỉ 12 phút sau khi cất cánh từ sân bay John F. Kennedy khiến 230 người thiệt mạng. Sau 4 năm điều tra, cục an toàn vận tải quốc gia kết luận hỏng hóc trong hệ thống điện gây tia lửa làm cháy nhiên liệu là nguyên dân dẫn đến thảm họa.
Tuy nhiên, giải thích đó mâu thuẫn với hàng trăm nhân chứng của FBI, bởi họ đã tận mắt trông thấy vệt sáng phía sau máy bay, khiến chiếc phi cơ bùng cháy như quả cầu lửa. Những báo cáo này khiến nhiều người cho rằng máy bay thực chất đã bị tên lửa bắn hạ.
Vậy ai đã bắn rơi một chiếc máy bay dân sự? Một trong những giả thiết thuyết phục nhất đó là quân đội Hoa Kỳ đã bắn nhầm trong cuộc diễn tập Hải quân thường kì diễn ra tại khu vực đảo Long Island. Ngoài ra, còn một số điều bất thường xung quanh vụ việc, trong đó có dư lượng thuốc nổ còn sót lại trên máy bay chứng tỏ rằng FBI đã làm giả bằng chứng, thay đổi thông tin trên rada trước khi công bố rộng rãi trước công chúng.
Mời độc giả theo dõi toàn bộ thông tin về vụ việc Máy bay Malaysia mất tích trên tin tức EVA. Chúng tôi liên tục cập nhật diễn biến của vụ việc: Máy bay Malaysia có thể đã phát nổ trên không Điện thoại của một hành khách mất tích vẫn reo Video: Nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích Xuất hiện ảnh mảnh vỡ nghi của máy bay mất tích Máy bay Malaysia quay đầu lại trước khi mất tích |