Đối với người dân nơi đây, việc phụ nữ tắm tiên là hoàn toàn bình thường và không hề có chút xấu hổ nào. Tuy nhiên, phụ nữ ở đây lại không thực sự được trân trọng như thế bởi vẫn còn những hủ tục kỳ lạ.
Đất nước Nepal, nơi có đỉnh núi Everest (Chomolungma) cao nhất thế giới vô cùng xinh đẹp và hùng vĩ nhưng lại là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với tỷ lệ thất nghiệp khá cao. 80% người dân nơi đây làm nông nghiệp và chỉ có 14% dân số sống ở các thành phố.
Nepal là một đất nước có rất nhiều điều thú vị. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới không có đèn giao thông, không có xe buýt. Phần lớn người dân nơi đây sống theo chế độ đa thê. Ngoài ra, không thể không kể đến những tục lệ kỳ lạ liên quan đến phụ nữ.
Phụ nữ thoải mái tắm tiên
Du khách tới Nepal hẳn sẽ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên và ngại ngùng trước cảnh tượng nhiều phụ nữ thoải mái tắm tiên ngay cả ở nơi có nhiều người. Tuy nhiên, đây chỉ là một tập tục bình thường của phụ nữ nơi đây. Nhiều người bà, người mẹ đưa con gái tới các con sông, con suối rồi tắm ngay tại đó mà không hề mặc gì trên người, cũng không hề ngại ngần trước những ánh mắt tò mò, khó hiểu của người khác.
Phụ nữ Nepal thoải mái tắm tiên.
Việc tắm ngoài trời của người dân Nepal là một thói quen hình thành từ bé và đã trở thành một tập tục khó thay đổi. Chính vì thế, họ không bao giờ cảm thấy xấu hổ với người khác.
Người Nepal thậm chí còn có hẳn một lễ hội tắm thánh có tên Swasthani Brata Katha. Đây là lễ hội lớn nhất đất nước dành cho những người theo đạo Hindu. Phụ nữ sẽ ngồi quanh đống lửa để sưởi ấm, sau đó xuống ngâm mình và tắm trong dòng nước thánh sông Salinadi chảy qua thị trấn Sankhu thuộc vùng ngoại ô Kathmandu.
Phụ nữ Nepal tắm dưới dòng sông thánh cầu nguyện cho gia đình hạnh phúc.
Những người phụ nữ chưa lập gia đình sẽ cầu nguyện để gặp được người chồng tốt, còn phụ nữ lập gia đình rồi thì cầu nguyện gia đình hạnh phúc và người chồng được khỏe mạnh, sống lâu, con cái ngoan ngoãn.
Bị xua đuổi như hủi khi đến kỳ kinh nguyệt
Theo văn hóa Nepal, những cô gái khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ bị xua đuổi, phải dọn ra khỏi nhà ở trong những túp lều tạm và không được lại gần mọi người. Họ cho rằng kinh nguyệt của phụ nữ là thứ dơ bẩn và đen đủi.
Khi một phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, họ sẽ phải dọn ra khỏi nhà và sống trong một chiếc lều chật hẹp cho đến khi nào hết kỳ mới được trở về nhà. Tại đây, họ không thể nấu nướng, ăn uống không đầy đủ và cũng không được phép tắm chung với người dân trong làng. Điều kiện sống tồi tàn và bẩn thỉu lại không được vệ sinh sạch sẽ, rất nhiều phụ nữ đã tử vong vì nhiễm trùng máu.
Con gái Nepal khi đến ngày phải ở trong những túp lều tồi tàn, chật chội.
Cô gái trẻ Ishwari Joshi chia sẻ: "Tôi có kinh lần đầu khi 15 tuổi. Lúc đó, tôi phải dọn ra ngoài ở trong suốt 9 ngày. Đói và bẩn là những thứ để nói về những ngày kinh khủng đó. Có đôi lúc tôi không muốn mình là con gái nữa".
Vào năm 2015, Tòa án tối cao Nepal đã ra quyết định cấm hủ tục này. Tuy nhiên, đa số người dân Nepal sống ở vùng núi, nông thôn, dân trí thấp nên quá trình thay đổi diễn ra rất chậm chạp. Nhiều cô gái vẫn bị bố mẹ xa lánh và cấm cản trong "ngày đèn đỏ" bằng cách này hay cách khác.