Nữ nghệ nhân làm đồ chơi trung thu truyền thống: Cả năm có một tháng "kiếm ăn" nhưng ý nghĩa phía sau mới quan trọng

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 16/09/2023 14:30 PM (GMT+7)

Tết Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm các thành viên trong gia đình bà Tuyến bận rộn nhất năm, mỗi người một việc để kịp giao hàng cho khách.

Video: Bà Nguyễn Thị Tuyến chia sẻ về mong muốn những đồ chơi trung thu được lưu giữ mãi về sau. 

“Cả làng bỏ nghề, một mình tôi vẫn giữ vì nó như máu thịt của mình”

Nhắc đến làng Ái Hậu (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội), những người dân Hà Nội gốc và Hà Tây cũ đều biết đến nơi đây như một cái nôi sản xuất đèn lồng của xứ Kinh Kỳ xưa. Cách đây hơn 10 năm về trước, mỗi dịp Tết Trung thu ở làng này, nhà nhà, người người đều bận rộn, xe vào tấp nập lấy đèn ông sao, đèn cá chép và các đồ chơi truyền thống để giao đi khắp nơi.

Trước cơn bão đồ chơi nhập lậu từ Trung Quốc, rồi đồ chơi công nghiệp gắn với tiếng nhạc và màu sắc bắt mắt, làng nghề truyền thống ngày càng mai một dần. Hiện chỉ còn lại duy nhất một người phụ nữ và cũng là nghệ nhân cuối của làng tên Nguyễn Thị Tuyến vẫn đang ngày đêm miệt mài với nghề, nhất là mỗi dịp Trung thu về.

Bà Tuyến đang hướng dẫn cho một cô giáo đến đặt vấn đề về việc đưa học sinh tới trực tiếp cơ sở để được hướng dẫn làm đồ chơi Trung thu truyền thống.

Bà Tuyến đang hướng dẫn cho một cô giáo đến đặt vấn đề về việc đưa học sinh tới trực tiếp cơ sở để được hướng dẫn làm đồ chơi Trung thu truyền thống. 

Bà Tuyến chia sẻ rằng, có rất nhiều du khách, thậm chí là cả các trường học về gia đình bà để muốn tận mắt xem các bước làm ra một chiếc đèn trung thu hay đồ chơi truyền thống. Khi sản phẩm hoàn thiện, nhiều người dành cho bà những mỹ từ như “nghệ nhân duy nhất”, “người cuối cùng thắp sáng đèn trung thu truyền thống”… nhưng bà không dám nhận.

Tôi còn làm nghề này vì yêu nghề, vì giữ nghề truyền thống của làng, của tổ tiên. Tính đến bây giờ là đã 3 đời làm đồ chơi trung thu truyền thống rồi. Công việc này như một phần máu thịt của tôi”, bà Tuyến tâm sự.

Bà Tuyến bắt đầu làm đồ chơi trung thu từ năm 8 tuổi, ban đầu chỉ dán giấy màu cho bố, sau lớn dần thì làm khung, rồi tự tay hoàn thiện những món đồ chơi từ đầu đến cuối. Bà vẫn nhớ ngày đầu dán những mảnh giấy màu lên đuôi con cá chép, vậy mà từ đó đến nay đã hơn 50 năm làm nghề.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2023/images/2023-09-14/thang-kiem-an-cua-nu-nghe-nhan-lam-do-choi-trung-thu-truyen-thong-tu-day-tre-truc-tiep-den-hang-dat--img_2895-1694676102-945-width780height520.jpg width660 /

Nữ nghệ nhân làm đồ chơi trung thu truyền thống: Cả năm có một tháng amp;#34;kiếm ănamp;#34; nhưng ý nghĩa phía sau mới quan trọng - 3

Để làm xong một ông đánh gậy trông trăng, người phụ nữ này phải rất tỉ mỉ và hoàn thiện đến 36 công đoạn. 

Bà thừa nhận rằng, để làm được những sản phầm thủ công thì cần sự kiên trì, tỉ mỉ và khéo tay, tuyệt đối không được đốt cháy giai đoạn. Bởi mỗi loại đồ chơi đều gắn với những câu chuyện dân gian, gắn với sự giáo dục truyền thống của cha ông ta để lại.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2023/images/2023-09-14/thang-kiem-an-cua-nu-nghe-nhan-lam-do-choi-trung-thu-truyen-thong-tu-day-tre-truc-tiep-den-hang-dat--img_2898-1694676102-986-width780height520.jpg width660 /

Nữ nghệ nhân làm đồ chơi trung thu truyền thống: Cả năm có một tháng amp;#34;kiếm ănamp;#34; nhưng ý nghĩa phía sau mới quan trọng - 5

Ông tiến sĩ giấy luôn có hai ông đánh gậy đi cùng và được bày trong mâm cỗ trông trăng, điều này có ý nghĩa mong cho trẻ học hành giỏi giang, đỗ đạt thành tài. 

Chỉ tay vào ông tiến sĩ giấy vừa được hoàn thiện, bà Tuyến kể rằng, sở dĩ xưa kia trong mâm cỗ trung thu dành cho trẻ nhỏ luôn có ông tiến sĩ giấy là vì cha ông ta muốn giáo dục và mong muốn con cháu học hành giỏi giang, đỗ đạt thành tài. Đi kèm với ông tiến sĩ giấy luôn có 2 ông đánh gậy trông trăng đi cùng, bởi xưa đỗ tiến sĩ là ra làm quan và quan là phải có quân lính đi cùng.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2023/images/2023-09-14/thang-kiem-an-cua-nu-nghe-nhan-lam-do-choi-trung-thu-truyen-thong-tu-day-tre-truc-tiep-den-hang-dat--img_2879-1694676102-38-width780height520.jpg width660 /

Nữ nghệ nhân làm đồ chơi trung thu truyền thống: Cả năm có một tháng amp;#34;kiếm ănamp;#34; nhưng ý nghĩa phía sau mới quan trọng - 7

Nguyên vật liệu để làm đèn ngôi sao, đồ chơi truyền thống đã được chuẩn bị từ trước đó rất lâu. 

Về mặt ý nghĩa là vậy, nhưng để tạo ra được sản phẩm lại không hề đơn giản. Trước đó, bà Tuyến cùng chồng chuẩn bị nguyên vật liệu từ tháng 5 âm lịch. Đó là những cây nứa đạt tiêu chuẩn, rồi về chẻ nan, tạo khung rất mất thời gian, sau đó mới đến công đoạn cắt, dán giấy.

Do đồ chơi dành cho trẻ nhỏ, nên hồ dùng để dán giấy tôi cũng phải chọn loại bột năng để không ảnh hưởng đến sức khỏe các cháu. Còn các công đoạn thì nhiều vô kể, ví dụ như ông tiến sĩ giấy phải trải qua 15 công đoạn mới hoàn thiện, nhưng hai ông đánh gậy tuy nhỏ nhưng phải mất đến 36 công đoạn”, bà Tuyến nói.

Dịp gần đến tết Trung thu, bà Tuyến công việc ngập đầu với những mối hàng khách đặt hoặc hướng dẫn trẻ làm đồ chơi.

Dịp gần đến tết Trung thu, bà Tuyến công việc "ngập đầu" với những mối hàng khách đặt hoặc hướng dẫn trẻ làm đồ chơi. 

Cả năm chỉ kiếm được tiền trong một tháng

Không giống như những nghề truyền thống khác, gia đình bà Tuyến cả năm chỉ làm việc cật lực trong vòng chưa đầy một tháng, dịp giáp tết Trung thu. Thời điểm này, ngoài bà Tuyến thì chồng và các con bà cũng hỗ trợ để “làm hàng”. Mỗi người một công đoạn, từ làm nan, cắt giấy, dán đèn và chuẩn bị những bộ nguyên liệu để đón các vị khách nhỏ đến học thực tế.

Theo bà Tuyến, ngoài việc làm các loại đèn lồng, ông tiến sĩ giấy và các đồ chơi trung thu truyền thống, gia đình bà còn đón học sinh các trường tại Hà Nội đến tận nơi học làm thủ công, hoặc cũng có thể bà đến các trường để hướng dẫn các cháu thực hiện.

Những chi tiết để làm đèn ngôi sao được gia đình bà Tuyến chuẩn bị trước theo từng bộ, khi học sinh đến hoặc các nhà trường đặt sẽ luôn có sẵn để ghép, dán.

Những chi tiết để làm đèn ngôi sao được gia đình bà Tuyến chuẩn bị trước theo từng bộ, khi học sinh đến hoặc các nhà trường đặt sẽ luôn có sẵn để ghép, dán.

Tùy vào số lượng học sinh đến học thủ công bà Tuyến sẽ lấy giá “học phí” khác nhau, trung bình khoảng 500.000-800.000 đồng/buổi. Ngoài ra, phía nhà trường sẽ phải trả thêm chi phí nguyên vật liệu gồm như khung đèn lồng, giấy dán…

Còn sản phẩm đã hoàn thành, giá của mỗi loại đồ chơi dao động từ 30.000 - 60.000 đồng tuỳ sản phẩm. Giá đèn ông sao là 40.000 đồng/chiếc, đèn con cá, đèn con tôm có giá từ 30.000 - 35.000 đồng/chiếc, 1 bộ ông tiến sĩ giấy gồm 1 tướng và 2 quân, giá bộ to là 60.000 đồng và bộ nhỏ là 50.000 đồng/bộ. Ngoài ra, gia đình bà Tuyến còn làm theo đơn đặt hàng các loại đồ chơi trung thu truyền thống tại Bảo tàng dân tộc học hoặc Ban quản lý phố đi bộ Hồ Gươm…

Tùy từng sản phẩm sẽ có giá khác nhau, rẻ nhất là 30.000 đồng/sản phẩm.

Tùy từng sản phẩm sẽ có giá khác nhau, rẻ nhất là 30.000 đồng/sản phẩm. 

Mọi người nhìn vào tưởng rằng mình làm được rất nhiều, nhưng thực tế một năm chỉ "kiếm ăn" có 1 tháng giáp tết Trung thu, còn các tháng khác lại làm việc khác. Do là mặt hàng đặc thù và khá tỉ mỉ, thời gian làm rất lâu nên tính ra cũng chỉ được 15.000 đồng/tiếng”, bà Tuyến tâm sự.

Với người phụ nữ này, việc làm đồ chơi trung thu chỉ là để thỏa lòng đam mê và yêu nghề, hơn thế nữa là có nơi để giáo dục truyền thống văn hóa cho các cháu nhỏ trong thời đại 4.0. Bởi nếu ai cũng bỏ nghề, trẻ nhỏ lớn lên chỉ biết những đồ chơi điện với nhiều màu sắc sặc sỡ, thì dần dần chúng sẽ không biết được ý nghĩa của chiếc đèn ông sao 5 cánh, hay ông tiến sĩ giấy trong mâm cỗ trông trăng…

Bà Tuyến lo lắng, sau thế hệ bà sẽ không còn ai tiếp nối nghề là đồ chơi trung thu truyền thống nữa.

Bà Tuyến lo lắng, sau thế hệ bà sẽ không còn ai tiếp nối nghề là đồ chơi trung thu truyền thống nữa.

“Tôi cảm thấy rất vui khi những năm gây đây, chính quyền các địa phương, các trường học đang dần quan tâm đến đồ chơi truyền thống. Bằng chứng là các trường học, đoàn thể khu dân cư đặt đèn lồng nhiều hơn. Ngoài ra, cũng có nhiều nơi diễn ra các hoạt động văn hóa trưng bày đèn lồng, đồ chơi truyền thống để khách đến thăm quan. Đây chính là cách giáo dục thiết thực nhất và cũng là mục đích tôi hướng tới khi làm nghề”, bà Tuyến chia sẻ.

Người phụ nữ này cũng có những trăn trở, khi tới đây mình già yếu, liệu có còn ai kế mình tiếp tục thắp sáng cho những đèn ông sao vào mỗi dịp tết Trung thu. Bà lo lắng, ở tương lai không xa, nguy cơ về một làng nghề Hậu Ái truyền thống trước đây sẽ chỉ còn trong ký ức, qua những câu chuyện kể.

Nữ nghệ nhân làm đồ chơi trung thu truyền thống: Cả năm có một tháng amp;#34;kiếm ănamp;#34; nhưng ý nghĩa phía sau mới quan trọng - 12

Người cuối cùng ở phố cổ giữ hồn cho bánh trung thu và tiết lộ mánh khóe kinh doanh ít người biết
Dù là khuôn bánh trung thu truyền thống nhưng người đàn ông gốc phố cổ hàng năm vẫn phải đi tìm hiểu thị trường, nắm bắt xu thế tiêu dùng để làm ra...

Trung thu không khoảng cách

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trung thu không khoảng cách