Rau hữu cơ khác rau sạch thế nào?

Ngày 24/02/2023 16:00 PM (GMT+7)

Hiện nay, thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu rau hữu cơ và rau sạch (rau an toàn). Nhiều người tiêu dùng cho rằng, đây cùng một loại, nhưng thực tế có sự khác biệt rõ ràng.

Nắm bắt được nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng, đặc biệt là các loại rau sạch, không chứa lượng thuốc bảo vệ thực vật gây hại, một số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm hướng tới thị trường rau hữu cơ với phương châm sản xuất tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ cần vào mạng internet tìm kiếm thông tin rau sạch, rau hữu cơ sẽ cho ra hàng loạt địa chỉ bán mặt hàng này.

 Quầy bán rau sạch tại siêu thị co.opmart.

 Quầy bán rau sạch tại siêu thị co.opmart.

Khảo sát của PV, tại một số cửa hàng thực phẩm hữu cơ trên thị trường TP HCM, giá các loại rau sạch, rau hữu cơ ăn lá dao động ở mức 30.000 - 35.000 đồng/kg với đủ loại phong phú từ rau lang, rau muống, mồng tơi,... Các loại củ quả giá cao hơn, dao động trong khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg. Cao hơn nữa là các loại như rau ngót, cải thìa… có giá từ 50.000 - 60.000 đồng/kg; xà lách xoong có giá 95.000 – 100.000 đồng/kg; rau chùm ngây có giá 100.000 - 110.000 đồng/kg.

Có mặt tại cửa hàng thực phẩm “Chợ Quê” (Quận Phú Nhuận, TP HCM), PV được nhân viên bán hàng giới thiệu chi tiết tỉ mỉ giá cả và thông tin sản phẩm, quy trình trồng rau hữu cơ với lời hứa chắc nịch là sản phẩm tuyệt đối chất lượng với tiêu chí không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không thuốc kích thích. Để tăng niềm tin cho người sử dụng, chuỗi cửa hàng còn sẵn sàng có các chuyến tham quan vườn trồng rau dành cho khách có nhu cầu “mục sở thị” quy trình trồng rau.

Tuy nhiên, khi PV hỏi thăm khách hàng bằng cách nào để phân biệt rau hữu cơ và rau sạch? Thì nhiều người tỏ ra lúng túng và cho rằng thường mua do người quen giới thiệu hoặc đặt niềm tin và chủ cửa hàng.

Một số khách hàng cho rằng, hai loại rau này đều là một loại. “Cửa hàng rau này do một chị đang làm ở cơ quan giới thiệu, mọi người tin chị ấy nên cũng tin và sử dụng sản phẩm rau nói trên, chứ không biết rau nào sạch, rau nào hữu cơ. Mình chỉ thấy rau ngon, sạch sẽ, bắt mắt, hợp túi tiền là mua thôi”, chị Băng Tâm (quận Gò Vấp, TP HCM) chia sẻ.

Chị Thanh Lan (quận Tân Bình, TP HCM) cũng cho hay, chị ở nhà chăm con, nên chỉ có mỗi việc tìm thực phẩm thế nào, nấu món gì cho con nên chị Lan có khá nhiều thời gian lên mạng để nghiên cứu cái gì tốt, cái gì không tốt. “Tôi hiểu nôm na là, rau sạch khi trồng có sử dụng một lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật ở ngưỡng nhất định, còn rau hữu cơ hoàn toàn không sử dụng bất kỳ một hóa chất nào trong quá trình trồng... Tuy nhiên, việc có đúng là rau sạch, rau hữu cơ không thì chỉ có người sản xuất mới biết, bởi khách hàng không thể giám sát hoạt động trồng rau của họ 24/24h”, chị Lan vui vẻ cho biết.

Sự khác biệt giữa rau sạch và rau hữu cơ

Theo ông Lê Minh Trường, Quản lý chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch “Chợ Miền Quê”, hiện nay, khi nhắc về rau, người tiêu dùng được nghe khá nhiều tên gọi như: rau an toàn, rau sạch, rau hữu cơ,….Phần lớn, người tiêu dùng đều định nghĩa chung thành “rau sạch”. Tuy nhiên, tên gọi và chất lượng của các loại rau này không hề giống nhau mà được phân biệt bởi: cách trồng, các tiêu chuẩn, mẫu mã bên ngoài,…

Cụ thể, rau sạch được canh tác theo quy trình kỹ thuật tuân thủ một số tiêu chuẩn như: hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích… nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh.

Cải Dúng hữu cơ. (Ảnh: Trương Thắm)  

Cải Dúng hữu cơ. (Ảnh: Trương Thắm)

 Cải ngồng hữu cơ. (Ảnh: Trương Thắm)

 Cải ngồng hữu cơ. (Ảnh: Trương Thắm)

Còn rau hữu cơ là loại rau được canh tác tuân thủ các điều kiện gần như tự nhiên: Rau không được sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích nảy mầm, thuốc kích thích sinh trưởng. Không được sử dụng thuốc diệt cỏ, không sử dụng các sản phẩm biến đổi gen, không chất bảo quản. Người trồng rau hữu cơ phải được đào tạo về cách trồng, chăm sóc và bảo quản rau đúng kỹ thuật. Đất trồng và nguồn nước tưới cho rau không được nhiễm các kim loại nặng, tuyệt đối không bị tác động của nguồn nước thải công nghiệp hay nước sinh hoạt chưa qua xử lý. Rau hữu cơ muốn chống chọi được với các tác động của sâu bệnh hại phải dựa vào quy luật tự nhiên, giống phải mạnh có sức chống chịu tốt, ông Trường chia sẻ.

Để phân biệt rau hữu cơ và rau sạch, người tiêu dùng có thể dựa vào một số đặc điểm sau:

Hình dáng bên ngoài:

Rau hữu cơ thường có màu sắc nhạt hơn, thân cây cân đối, lá có vài nơi bị sâu ăn do hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu. Trong khi đó, thân và lá rau sạch có màu sắc tương đối đậm, bóng mượt và đẹp mắt hơn.

Mùi vị:

Rau hữu cơ thường có vị tự nhiên, đậm đà và ngon hơn rau sạch do lượng dinh dưỡng nhiều và được tích lũy trong thời gian dài. 

Loài cá có tên lạ trước chỉ nhà nghèo mới ăn, giờ thành đặc sản được săn lùng có giá lên đến 320.000/kg
Với hương vị lạ miệng thịt cá ngọt dai ăn rất ngon, cá bổi hay còn gọi là cá sặc đang trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích. Ngày xưa chỉ có “nhà nghèo” mới ăn loại cá này với giá rẻ như cho.

Tin tức 24h

Theo Thiên Bảo
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên...

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm sạch