Lòng lợn được làm sạch bằng ủng, trại chăn nuôi heo thực nghiệm Cargill bán heo chết ra thị trường... là là những vụ bê bối thực phẩm đáng chú ý trong tuần vừa qua.
Lòng lợn được làm sạch bằng... ủng
Tuần qua, dư luận khiếp sợ khi báo chí đưa tin về cách làm sạch nội tạng tại một khu giết mổ gia cầm ở huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Tại khu giết mổ, hàng trăm con lợn được mổ phanh ngay dưới sàn xi măng. Cạnh đó là chuồng nhốt lợn chờ “hóa kiếp”. Trên sàn nhà, ngoài máu, nước tiểu, lông thì phân lợn vương vãi khắp nơi, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Khi mổ lợn xong, nhân viên dùng ủng dẵm đạp lên thịt và dùng vòi nước để rửa, tạo nên một bãi nước đen kịt, hôi hám ứ đọng khắp sàn mổ.
Nội tạng được chất thành đống trên nền gạch, một vài người tay cầm vòi xịt, chân đi ủng còn bám đầy phân, nước thải, dùng hết sức giậm vào từng đống nội tạng.
Nội tạng sau khi được tách khỏi thân lợn, được chất thành đống trên nền gạch, một vài người tay cầm vòi xịt, chân đi ủng còn bám đầy phân, nước thải, dùng hết sức giậm vào từng đống nội tạng rồi vứt ra một góc chờ các tiểu thương đến thu gom để bán ra thị trường.
Kết quả điều tra mới đây của Cục ATVSTP cho thấy có tới 70-90% thức ăn đường phố Hà Nội có tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli, trong đó có nguy cơ cao nhất là những món: nộm thập cẩm, nem chua, giò, lòng, dạ dày...
Heo chết tuồn ra thị trường
Thông tin trại chăn nuôi heo thực nghiệm Cargill (thuộc Tập đoàn Cargill, Mỹ) hiện đóng tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai bán heo chết ra ngoài thị trường khiến không ít người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, heo chết được lén lút bán ra ngoài cho một đầu mối là bà Trần Thị Oanh. Bà Oanh ít khi ra mặt mà chủ yếu giao việc thu gom heo chết cho cháu tên Đạt và con gái tên Hồng.
Heo nặng khoảng 50kg bị chết.
Giá mỗi con heo chết bán ra dao động từ 300.000-500.000 đồng, việc mua bán này được thực hiện từ năm 2010 đến nay. Ngoài chuyện dùng xe máy vào trại chở heo chết, bà Oanh còn sử dụng xe tải để vận chuyển mỗi khi có lượng heo chết lớn.
Trước câu hỏi ăn heo chết của trại thực nghiệm có gây nguy hại cho sức khỏe của người dân hay không, bà Hoa khẳng định đây là trại thực nghiệm chứ không phải thí nghiệm. Theo đó, trại là nơi nuôi heo bình thường nhằm phục vụ công việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi do công ty sản xuất. “Vấn đề nguy hiểm ở chỗ là tiêu thụ heo chết, mà heo chết rõ ràng không được bán cho người tiêu dùng” - bà Hoa nhấn mạnh.
Mù tạt giả nghi hàng Trung Quốc
Hoàng Minh Tuấn - nhân viên kinh doanh tại một nhà hàng ăn uống ở Thủ Đức (TP.HCM) - cho biết sau khi mua một số tuýp wasabi (mù tạt) nhãn hiệu S & B về sử dụng thì phát hiện chất lượng sản phẩm không đồng đều, nghi ngờ là hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc hàng giả.
Không loại trừ các sản phẩm làm giả này có xuất xứ từ Trung Quốc, có chất lượng không đảm bảo. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ, người tiêu dùng vẫn có thể phân biệt được. Cụ thể, sản phẩm chính hãng nhập khẩu từ Nhật có tem chống giả phản quang bằng tiếng Nhật và tên thương hiệu được in chìm trên nắp bao bì, có tem tiếng Việt của nhà nhập khẩu, nắp hình vuông (hàng giả có nắp tròn), tuýp nhựa dẻo hơn...
Nếu nhìn từ bên ngoài, mù tạt của sản phẩm thật không mịn vì được làm từ cây cải, trong khi hàng giả mịn hơn. Mù tạt của hàng giả cũng nồng và cay hơn.
Đậu phụ độn thạch cao
Theo người làm đậu phụ, nếu làm đậu bằng nước muối, cứ 2,7kg đậu nành sẽ nấu ra được 7kg đậu phụ còn làm bằng thạch cao, thì cũng với số đậu đó sẽ cho ra sản lượng gấp đôi. Vì vậy, đậu phụ làm bằng nước muối thường có giá thành cao gấp đôi. Trong khi đó, dân buôn bán đậu phụ dạo lại cho biết, không có thạch cao thì làm sao ra đậu phụ được.
Không thạch cao làm sao ra đậu phụ?
Theo TS. Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa Kỹ thuật hoá học (ĐH Bách khoa TP.HCM), thạch cao (Cacbonat canxi) là chất được cho phép sử dụng trong thực phẩm, dược phẩm và nhiều lĩnh vực khác như nha khoa, mỹ thuật, kim hoàn... Cacbonat canxi được sử dụng trong sản xuất đậu phụ vì là chất giúp tạo kết tủa trong sữa đậu nành. Khi cho quá nhiều thạch cao vào, miếng đậu phụ sẽ có độ cứng, cầm nặng tay. Chỉ bằng cảm quan bên ngoài thì không thể phân biệt đậu phụ làm bằng thạch cao xây dựng hay thạch cao thực phẩm.
TS. Lam cho biết, thạch cao dùng trong xây dựng có lẫn nhiều tạp chất, tuỳ theo vùng khai thác có thể chứa các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, cadmi... Nếu sử dụng thạch cao còn lẫn nhiều tạp chất cho thực phẩm sẽ gây bệnh tuỳ theo loại kim loại nhiễm phải, chẳng hạn như nhiễm chì sẽ gây ngộ độc chì, đau bụng, buồn nôn, suy gan, thận, trẻ em bị thiểu năng trí tuệ.
Bánh trung thu có phụ gia độc hại
Càng cận Rằm tháng tám, thị trường bánh trung thu càng nhộn nhịp. Thế nhưng, bên cạnh vấn đề giá cả, mẫu mã, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn khiến người người tiêu dùng bất an.
Tại TP.HCM, mới đây nhất cơ quan chức năng thành phố đã phát hiện vụ việc hai đơn vị sản suất bánh trung thu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi đã sử dụng một số chất phụ gia thực phẩm (sodium dehydro acetate; citric acid mono hydrate) không có nhãn mác rõ ràng và không cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm cho người lao động trong quá trình kinh doanh.
Phụ gia độc hại trong bánh trung thu hủy hoại gan, thận
Theo TS. Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa Kỹ thuật hóa học, ĐH Bách khoa TP.HCM: “Với những loại chất này, người ăn bánh trung thu đặc biệt là trẻ em sẽ có nguy cơ bị hóa chất làm ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa, gan, thận”.