Phần lớn bệnh nhân nhiễm bệnh MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm: sốt trên 38°C, ho và khó thở…
Các chuyên gia y tế khuyến cáo bệnh này rất dễ bị chẩn đoán nhầm. Trong giai đoạn trước mắt, để phòng rủi ro bị lây bệnh, người dân nên cân nhắc, hạn chế đi lại vùng có dịch.
Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), dịch bệnh MERS-CoV là hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (tên tiếng Anh là: Middle East Respiratory Syndrome - MERS) là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus. Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào tháng 9-2012 tại Saudi Arabia.
Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm (thuộc nhóm A) có khả năng lây lan nhanh và tỉ lệ tử vong khoảng 40%. Hiện bệnh này chưa có vắc-xin phòng bệnh hay phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng có thể được khống chế nếu phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân, theo dõi và giám sát, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát nhiểm khuẩn.
Cảnh báo người nuôi bệnh phòng bệnh MERS tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Tính đến thời điểm này, nước ta chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh MERS-CoV. Tuy nhiên, nguy cơ dịch xâm nhập vào Việt Nam là hoàn toàn có thể vì thông qua các đối tượng là khách du lịch, người làm việc, học tập… trở về từ khu vực Trung Đông.
Đặc biệt, tại Hàn Quốc số người mắc đang lây nhanh và nguy cơ lây nhiễm vào nước ta càng cao khi số người giao thương đi lại từ quốc gia này vào ta khá nhiều.
Trước tình hình này, Bộ Y tế báo động và kích hoạt kịch bản phòng chống dịch bệnh nguy hiểm cấp quốc gia.
Ở giai đoạn này, nước ta khởi động mới bước 1, nghĩa là phòng chống khi chưa có ca bệnh, kiểm soát ngay cửa khẩu.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh khẩn cấp đề nghị đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các bộ ngành thực hiện và chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc thực hiện ngay nhiều giải pháp hằm phát hiện sớm và chuẩn bị tốt việc phòng, chống bệnh dịch MERS-CoV.
Đặc biệt, các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, buồng bệnh cách ly, cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khủ khuẩn để cấp cứu, điều trị khi có ca bệnh.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM chuẩn bị điều kiện tiếp nhận, điều trị bệnh
Các chuyên gia khuyến cáo, trong giai đoạn trước mắt, để phòng rủi ro bị lây bệnh, người dân nên cân nhắc, hạn chế đi tới các quốc gia đang có dịch bệnh tại khu vực Trung Đông khi không cần thiết.
Trước khi đi du lịch cần tìm hiểu các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản
TS-BS Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết hiện nay bệnh viện đã chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết từ nhân vật lực để tiếp nhận, cách ly trường hợp có ca bệnh MERS-CoV. Việc điều trị sẽ theo phát đồ của Bộ Y tế và tại đây đủ khả năng xét nghiệm phát hiện loại dịch bệnh nói trên.
Che khẩu trang, tránh tiếp xúc với người có vấn đề về hô
Để biết cách phòng ngừa dịch bệnh MERS-CoV, người dân nên lưu ý những điểm sau đây:
- Hầu hết các độ tuổi đều có khả năng nhiễm MERS-CoV.
- Những người có bệnh bệnh mãn tính kèm theo thường có nguy cơ cao hơn.
- MERS-CoV có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc gần hoặc giọt nước bọt nhỏ. - Về dấu hiệu nhận biết phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp như sốt trên 38°C, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh X-quang tổn thương phổi ở các mức độ khác nhau và kèm theo có hội chứng suy thận cấp.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nhiễm MERS-CoV nhưng không có biểu hiện triệu chứng. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị và vắc xin dự phòng MERS-CoV. Các phương pháp điều trị hiện nay vẫn là điều trị theo triệu chứng, như đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp và điều trị tích
Trong thời điểm này, lời khuyên để người dân phòng bệnh:
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Thường xuyên khử khuẩn bề mặt tiếp xúc như: đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa...
-Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng.
- Bệnh này thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày. Những người trở về từ Khu vực Trung Đông, trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như sốt trên 38°C, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm MERS-CoV.