Tết ông Công, ông Táo: Chọn và thả cá chép như thế nào mới đúng phong tục dân gian

Ngày 25/01/2019 09:15 AM (GMT+7)

Trong ngày Tết ông Công ông Táo thì cá chép là con vật không thể thiếu. Tuy nhiên, chọn và thả cá tiễn Táo Quân về trời như thế nào mới đúng với phong tục dân gian thì không phải ai cũng biết.

Về số lượng?

Cúng ông công ông Táo cần 3 chú cá chép đỏ, vì thế nếu bạn cho rằng nên cúng nhiều cá chép hoặc cúng một cặp là chưa đúng.

Tết ông Công, ông Táo: Chọn và thả cá chép như thế nào mới đúng phong tục dân gian - 1

Cách chọn cá chép cúng ông Công, ông Táo - Ảnh: Minh họa

Theo truyền thuyết dân gian, ba vị Táo quân Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là những vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Có nhất định phải là cá chép sống?

Nếu đã cúng cá chép giấy thì thôi cá chép sống và ngược lại. Cá chép sống dùng để cúng ông Công, ông Táo thường được chọn mua là cá chép đỏ. Sau khi mua về nhà, nên thả vào một bát nước sạch, thả thêm 1 cọng rêu nhỏ vào bát nếu mua cá trước thời gian cúng lâu. Khi cúng bát (chậu) cá chép được để cạnh mâm cỗ cúng.

Chọn cá chép khỏe mạnh, đẹp thế nào?

Cá chép là một phương tiện chính để giúp Táo Quân có thể "vượt vũ môn hóa rồng" chính vì thế việc chọn mua cá chép cũng là một việc vô cùng quan trọng. Những con cá để dâng lên Táo Quân không nhất thiết phải là con cá to, miễn sao cá khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy là được. Để thử độ khỏe mạnh của cá, bạn có thể chạm nhẹ vào mặt nước chậu đựng cá, nếu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh thì đó là con cá khỏe mạnh.

Nếu kỹ hơn, bạn có thể lật nhẹ mang cá lên để kiểm tra, nếu mang cá đỏ tươi nghĩa là đó là cá khỏe mạnh. Nếu mang cá màu đỏ thâm thì đó là con cá yếu, chỉ để một thời gian ngắn có thể chết.

Tết ông Công, ông Táo: Chọn và thả cá chép như thế nào mới đúng phong tục dân gian - 2

Thả cá chép tiến ông Công ông Táo về trời - Ảnh: Dân trí

Địa điểm thả cá

Trước khi phóng sinh, nên suy xét kỹ lưỡng môi trường nơi đó, ví dụ như nơi đó có thích hợp để cá chép sinh tồn hay không? Chất lượng nước thế nào? Có ô nhiễm không, nước nông hay sâu? Nên chọn ao hồ rộng rãi, thoải mái và có cảnh quan đẹp để thả cá chép.

Thả cá chép thế nào cho vừa đúng ý nghĩa tâm linh, vừa đúng mục đích tái tạo nguồn lợi bảo vệ môi trường không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ. Nhiều người không phải thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa nước cá xuống ao, hồ. Đặc biệt, thả cá cần phải tránh xa những người vớt cá ở ven sông, hồ giống như tình trạng xuất hiện vài năm gần đây để cá có thể sóng sót khi trở về môi trường tự nhiên.

Cách thả cá

Thả cá chép đúng là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Có như vậy mới mong tìm được sự bình an trong tâm linh và bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Tâm thái khi đi khi đi thả cá rất quan trọng, cần vui vẻ, thoải mái đi phóng sinh. Trong lúc thả cá cũng không cần phải cầu khấn gì cả, chỉ cần đơn giản nghĩ là mình đang đơn thuần cứu vớt chúng là được.

Sau khi thả cá, nên lưu lại một chút xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt hoặc lưu luyến chưa muốn rời đi.

Cúng ông Công ông Táo Tết Kỷ Hợi theo 4 bước chuẩn và đơn giản nhất
Cúng ông Công ông Táo là một phong tục tín ngưỡng quan trọng của người Việt Nam. Đây là những hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia phong thủy Nguyễn...
Theo Quỳnh Chi  (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết - Yêu đi đừng sợ